20 lời khuyên tốt nhất giúp bạn thành công khi đi phỏng vấn

Sau đây là những lời khuyên và kinh nghiệm hữu ích dành cho người đi xin việc trước khi phỏng vấn, trong lúc phỏng vấn và sau khi phỏng vấn.

1. Trang phục thoải mái, lịch sự

Đây là lời khuyên mà hầu hết các nhà tâm lý học đều cho rằng là dễ dàng thực hiện nhất. Bạn có thể lựa chọn những bộ quần áo mà bạn hay đi chơi với bạn bè hoặc chỉ đơn giản là khi đi ra đường, miễn là nó phải lịch sự và thoải mái. Tránh những màu áo quá lòe loẹt vì nó dễ khiến người đối diện cảm thấy khó chịu. Thay vào đó, những tông màu nhẹ sẽ phù hợp hơn khi đi phỏng vấn

 

2. Chuẩn bị tệp hồ sơ cẩn thận và không quên vị trí của chúng

Tệp hồ sơ là yếu tố gần như không thể thiếu trong những cuộc phỏng vấn về chuyên môn vì chúng giúp bạn tăng khả năng được ứng tuyển cao hơn. Trước khi phỏng vấn, hãy chuẩn bị những giấy tờ quan trọng như hồ sơ xin việc hay những dự án, ý tưởng của bạn thật cẩn thận, sau đó bỏ vào một cái tệp và luôn chắc chắn rằng khi phỏng vấn bạn không bị lúng túng khi lấy chúng ra.

3. Tập trả lời trước khi phỏng vấn, nhưng đừng cố gắng học thuộc

Đối với những người phỏng vấn, họ chỉ thích nghe những câu trả lời ngắn gọn, đủ ý nhưng không quá dài. Việc tập trả lời câu hỏi phỏng vấn trước sẽ giúp bạn tự tin hơn nếu gặp những câu hỏi đó, tuy nhiên hãy tập trung vào những gì bạn nghĩ lúc đó và chỉ đưa ra những ý chính thay vì cố nhớ lại câu trả lời.

 

4. Tìm hiểu trước về chức vụ và nơi làm việc mà bạn chuẩn bị đến phỏng vấn

Trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể sẽ gặp những câu hỏi về chuyên môn và cả về nơi làm việc của bạn sắp tới. Do đó, hãy tìm hiểu những thông tin đó và ghi điểm với người phỏng vấn

 

5. Chuẩn bị sổ tay để ghi chép những điều quan trọng

Ở một số lĩnh vực, người phỏng vấn sẽ yêu cầu khá nhiều kiến thức về chuyên môn. Do đó, nếu đây là lần đầu tiên bạn đi phỏng vấn và chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy mang theo sổ tay và một cây bút để ghi chép mọi thứ mà bạn cảm thấy thật sự cần thiết, kể cả câu hỏi trong lúc phỏng vấn.

 

6. Đi đúng giờ

Đi đúng giờ,phỏng vấn,tìm việc làm

Việc đúng giờ đã trở thành một nguyên tắc hoàn toàn không thể thiếu trong cả công việc lẫn cuộc sống. Tất nhiên, sẽ không có một ông sếp nào lại thích nhân viên của mình đi trễ giờ cả. Khi đi phỏng vấn cũng vậy, nếu có thể, bạn hãy đi sớm trước dự định khoảng 10-15′ để tránh những trường hợp không mong muốn như kẹt xe, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

7. Tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn

Sẽ không có người phỏng vấn nào thích những ứng viên chỉ toàn chăm chăm vào trả lời câu hỏi đâu. Hãy thể hiện thái độ thân thiện trước khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, có thể là một cái bắt tay hay một lời chào chẳng hạn. Ngoài ra, việc luôn vui vẻ và thoải mái trong suốt cuộc phỏng vấn cũng sẽ khiến người đối diện cảm thấy dễ chịu hơn.

 

8. Làm chủ bản thân

Một số ứng viên khi phỏng vấn đã thể hiện thái độ vui vẻ đến mức mà họ kể luôn cả những câu chuyện trong đời sống của họ, thâm chí câu chuyện có thể kéo dài đến cả 2-3 phút. Và tất nhiên là tỉ lệ đậu phỏng vấn của họ sẽ thấp hơn những ứng viên khác cho dù hồ sơ của họ có tốt đến đâu đi chăng nữa. Vì vậy, hãy cố gắng làm chủ cảm xúc của mình, luôn thoải mái và tôn trọng người đối diện với bạn.

 

9. Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Nếu cuộc phỏng vấn của bạn diễn ra tốt đẹp, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những ứng viên khác cũng giỏi không kém cạnh bạn? Do đó, phong thái phỏng vấn của bạn đôi lúc cũng sẽ quyết định rằng bạn có thể vượt qua được các ứng viên khác hay không. Hãy kết hợp ngôn ngữ hình thể trong lúc phỏng vấn và luôn nhìn thẳng người đối diện khi trả lời, điều đó sẽ cho thấy sự tự tin của chính bạn.

 

10. Nói to và rõ ràng

Người phỏng vấn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nếu họ không nghe rỏ được câu trả lời của bạn, nhất là cách phát âm. Nếu họ cảm thấy khó nghe vì giọng nói của bạn do khác nhau bởi vùng miền, hãy cố gắng nói chậm lại và rõ ràng hơn. Điều đó sẽ cải thiện ít nhiều trong cuộc phỏng vấn.

 

11. Không trả lời dài dòng và lan man

Khi trả lời một câu hỏi, hãy tập trung vào từ khóa và trả lời liên quan đến câu hỏi. Nếu không chắc chắn câu trả lời, hãy nói theo cách hiểu của bạn, tránh trả lời lan man, điều đó sẽ vô tình khiến người đối diện nhận ra khuyết điểm của bạn.

 

12. Trả lời một cách thông minh, khéo léo

Các công ty sẽ loại bỏ hồ sơ của bạn nếu họ phát hiện bạn nói sai sự thật trong lúc phỏng vấn. Tuy nhiên, việc quá trung thực trong từng câu trả lời cũng có thể khiến hồ sơ của bạn bị đánh giá thấp. Chính vì thế, lời khuyên tốt nhất là “Hãy nói dối cho đến khi bạn có thể làm điều đó”.

 

13. Bình tĩnh trước những câu hỏi “xoáy”

Nếu bạn đã trả lời được câu hỏi, nhưng họ lại muốn “làm khó” bạn dựa vào những gì bạn đã trả lời thì quả thật là “rối lại càng thêm rối” đúng không nhỉ? Cách tốt nhất là hãy thật bình tĩnh và linh hoạt trước những câu hỏi “xoáy” đó, việc hồ sơ của bạn có được lựa chọn hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng xoay sở với những câu hỏi hóc búa của người phỏng vấn. Đừng vội vã mà trả lời nhé!

 

14. Xin thời gian để suy nghĩ câu trả lời

Chắc chắn bạn sẽ gặp không ít những câu hỏi về chuyên môn mà bạn không thể nào nhớ ngay được. Việc làm đầu tiên là hãy xin người phỏng vấn cho bạn thời gian để suy nghĩ câu trả lời, càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn là người có đầu óc linh hoạt, hãy suy nghĩ theo chiều hướng liên quan đến câu hỏi và tận dụng chúng để trả lời theo cách gần đúng nhất. Đừng để họ nghi ngờ khả năng chuyên môn của bạn !

 

15. Hỏi lại khi không chắc chắn

Nếu không nghe rõ câu hỏi, bạn hãy lịch sự yêu cầu người phỏng vấn hỏi lại. Tránh trả lời sai vấn đề vì đây là điều tối kỵ mà các ứng viên thường hay mắc phải. Bên cạnh đó, nếu bạn không thể hiểu rõ những gì người phỏng vấn hỏi bạn, đừng ngần ngại yêu cầu họ giải thích chi tiết.

 

16. Nói “cảm ơn” trước khi đứng dậy

Dù ở bất cứ cuộc phỏng vấn nào, lời cảm ơn sau một cuộc phỏng vấn luôn là điều cần thiết đối với một ứng viên. Hãy cảm ơn họ vì họ đã dành ra buổi phỏng vấn cho bạn!

 

17. Giữ ấn tượng tốt sau khi đứng dậy

Giữ ấn tượng tốt sau khi đứng dậy,phỏng vấn,tìm việc làm

Nếu bạn đã tạo ấn tượng tốt khi bước vào cuộc phỏng vấn thì khi đứng dậy hãy tiếp tục giữ lấy chúng. Bạn có thể chào tạm biệt họ bằng một cái bắt tay hoặc một câu nói xã giao, chặng hạn như: “Rất mong được làm việc cùng với các bạn!”

18. Gửi bản sao công việc của bạn cho người phỏng vấn

Nếu bạn có những dự án hay những ý tưởng nào đó, hãy “copy” chúng và gửi cho họ. Biết đâu những ý tưởng của bạn cũng có thể ghi điểm thì sao?

 

19. Theo sát kết quả buổi phỏng vấn

Sau khi phỏng vấn, dù chưa biết thành công hay không, bạn hãy cố gắng giữ liên lạc với họ qua điện thoại hoặc e-mail. Nếu đậu phỏng vấn, hãy gửi một lá thư cảm ơn tới nơi làm việc của bạn.

20. Luôn chuẩn bị tinh thần cho những cuộc phỏng vấn khác

Một số người khi đi xin việc nhiều nơi thường chỉ tập trung vào một số buổi phỏng vấn nhất định. Điều đó sẽ vô tình khiến bạn rơi vào trạng thái “Được ăn cả, ngã về không”. Lời khuyên chân thành nhất là hãy thể hiện tốt nhất bằng khả năng của mình dù nơi làm việc đó bạn lại không mong muốn so với những nơi khác.

Theo Ohay. tv

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *