5 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN XIN ĐƯỢC VIỆC DÙ CHƯA ĐỦ KINH NGHIỆM

Chắc hẳn bạn đã từng tình huống này rồi nhỉ? Đó là khi bạn thấy một công việc mà bạn rất rất thích, nhưng bỗng nhiên nhận ra nó không đúng ngành mình học, hay thậm chí học đòi 1-2 năm kinh nghiệm mà bạn lại chưa đủ số kinh nghiệm đó, thì bạn không biết phải nộp đơn ra sao, ứng tuyển như thế nào để có cơ hội đúng không? Vậy thì hôm nay trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số tips nho nhỏ mình hay áp dụng để xin được việc thành công nhé

1. Tạo dựng và cố gắng tận dụng các mối quan hệ

Lời khuyên này thì chắc các bạn đã nghe đầy trên các bài viết trên mạng rồi đúng không? Tuy nghe nó sáo rỗng thật đấy, nhưng đây là một lời khuyên cực kì đúng các bạn ạ. Qua một thời gian mình hoạt động và làm việc cùng các anh chị tuyển dụng ở các công ty, mình mới thấy rằng chỉ 20% công việc được các công ty đăng tuyển online tìm ứng viên thôi, và thường thì đó là các công việc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm lắm đâu. Còn 80% còn lại, bao gồm những công việc tốt, vị trí ngon lành thì công ty thường ưu tiên cho ứng viên là người trong công ty trước, hoặc họ có thể nhờ bạn bè, nhân viên trong công ty giới thiệu. Cuối cùng là có nhiều công ty hay những người là ‘head hunters’ đó, là những người có nhiệm vụ đi tìm người giỏi mang về cho công ty.

Vậy nên kể cả bạn đang là sinh viên hay là người đã đi làm rồi thì hãy cố tạo thật nhiều mối quan hệ càng nhiều càng tốt nhé. Các mối quan hệ có từ đâu? Không nhất thiết lúc nào cũng phải là ông chủ, chị manager, bạn có thể cố gắng tạo mối quan hệ với ngay những người xung quanh mình như bạn bè học cùng trường, các anh chị làm cùng công ty. Không nhất thiết ngày nào cũng nói chuyện, nhưng cố gắng 1-2 tháng một lần, hãy ‘keep in touch’ với họ bằng cách nào đó. Bây giờ thời buổi công nghệ thông tin rồi, có thể dễ dàng kết nối với nhau mà. Ví dụ như thi thoảng comment một cái trên Facebook của người ta cũng là cách để bạn connect với họ rồi.

Ví dụ như mình, hồi mình mới tốt nghiệp thì được làm thực tập ở Phòng tư vấn hướng nghiệp. Sau khi mình nghỉ thực tập ở đó, nhờ có mối quan hệ với một chị staff trong phòng, nên mình được giới thiệu để làm truyền thông cho một hãng phim của anh bạn chị ấy, đó là cách mà mình có được công việc ở hãng phim đó. Khi có một mối quan hệ tốt rồi, bạn mặc nhiên được phỏng vấn mà khỏi cần phải qua các bước như CV hay Cover Letter.

P/S: Để tận dụng được mối quan hệ hiệu quả và được họ giới thiệu công việc phù hợp, bạn nhớ phải xây dựng branding bản thân thật tốt nhé. Để khi người khác nghĩ đến bạn, họ phải biết ngay là bạn giỏi về cái gì hen.

mối quan hệ

2. Tận dụng tất cả những kĩ năng và kinh nghiệm mà mình đang có

Một bạn học kế toán, muốn nhảy sang làm Nhân sự phân vân hỏi anh là “Anh ơi em chưa làm công việc gì liên quan đến nhân sự cả, không biết em nên viết CV như thế nào để có thể ứng tuyển vào vị trí này anh nhỉ?”. Mình nghĩ đây cũng là câu hỏi nhiều bạn thắc mắc, khi phải ứng tuyển cho các công việc trái ngành, trái nghề hoặc ứng tuyển vào một công việc mà mình chưa có đủ kinh nghiệm như nhà tuyển dụng yêu cầu.

Gợi ý của mình là, các bạn đừng mất thời gian phải đi tìm những kinh nghiệm đúng trong ngành đó nếu mình chưa có, hãy dành thời gian xem và phân tích lại những công việc hiện tại mà mình đang có đi. Trước tiên các bạn nên đọc xem công việc mình đang dự định ứng tuyển người ta đòi hỏi kĩ năng gì trước đã nhé. Khi kinh nghiệm của chúng ta không phù hợp thì hãy đọc kĩ lại phần kĩ năng của bản mô tả công việc.

Ví dụ nếu cần một người làm ‘accountant’ thì tôi cần một người giỏi Excel, làm việc tốt với các con số, chăm chỉ cẩn thận, có kiến thức về finance, vân vân. Vậy kể cả bạn chưa làm Accounting bao giờ, trong những kĩ năng trên – bạn đã làm gì đó khác sử dụng những kĩ năng đó chưa? Nếu có hãy ghi vào CV và phân tích sâu về nó nhé.

Xem thêm:7 Kỹ năng mềm cho sinh viên để thành công trong mọi công việc

3. Công ty nên làm gì để phát triển hơn?

Cái này hơi cao siêu một tí, và phù hợp cho các vị trí Sales, Marketing hay quản lý – những vị trí mà có thể thấy ngay sự thay đổi trong công việc thường ngày hơn.

Thay vì dành thời gian viết một bản Cover Letter mùi mẫn xem mình có kĩ năng gì phù hợp với vị trí mà công ty đang tìm kiếm hay tại sao công ty nên tuyển bạn, có một hình thức khác mà bạn có thể tham khảo là ‘Pain Letter’ – tức là viết về những gì công ty làm chưa tốt, sau đó đưa ra giải pháp của bạn, nếu bạn được tuyển bạn sẽ làm gì để công ty tốt hơn.

Ví dụ hồi trước mình ứng tuyển cho một Trung tâm tiếng Anh vị trí Digital Marketing, thay vì viết Cover Letter thì mình viết một bản trình bày về hiện trạng hiện tại của công ty trên Internet. Có một số vấn đề như là Website hiện không thân thiện nên không nhiều người xem, Facebook nhiều likes nhưng chẳng có engagement mấy, search Google một số từ khoá thì chưa có ra tên công ty. Sau đó tự mình đưa ra giải pháp sơ bộ trong đó luôn, đó là phải tăng cường bao nhiêu bài viết trên website để giúp cho website lên top, lịch Facebook phải chỉnh sửa lại, mỗi ngày post bao nhiêu bài, post giờ nào để đạt hiệu ứng tốt hơn. Và đó là cách để mình gây ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng từ bước nộp đơn.

Cái này nó không có thân thuộc với số đông lắm, nhưng bạn cứ thử xem nhé.

4. Hãy tạo cho mình một thương hiệu cá nhân online

Vì sao là online mà không phải offline? Vì online thì dễ hơn nhiều, chỉ cần bạn đầu tư tí xíu tiền và thời gian + đam mê ở một lĩnh vực gì đó, có chiến lược cụ thể là bạn sẽ có cho mình một Online Personal Branding rất là ổn đó.

Một số thứ các bạn có thể làm luôn. Đó là trước tiên hãy tạo cho mình một tài khoản LinkedIn và update thông tin trên đó. LinkedIn là một nguồn cực cực kì tốt để bạn kiếm việc và update với nhà tuyển dụng. Sau đó bạn nên tự tạo cho mình một website cá nhân, có thể tham khảo các trang như WordPress, Wix, Weebly để tự tạo cho mình một websites miễn phí. Bạn nào đầu tư hơn nữa thì bỏ tiền ra mua cho bạn một tên miền cá nhân, giống như blog của mình bây giờ ấy. Khi có website rồi thì đừng bỏ xó nhé, bên cạnh việc update thông tin cá nhân của bạn, hãy cố gắng chăm chỉ viết bài, share bài ở lĩnh vực mà bạn thích nhé.

Thế là khi đi ứng tuyển, bên cạnh CV và Cover Letter nhàm chán, bạn đã có thêm một LinkedIn hoặc một website để nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn rồi đấy.

Xem thêm: CÁC BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ TẠO PROFILE TRÊN MẠNG XÃ HỘI VIỆC LÀM “LINKEDIN

linkin

5. Thể hiện sự đam mê của bạn để xin được việc

Đam mê thể hiện trong cách bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng. Ngay từ email gửi thư đi, cho đến nội dung trong Cover Letter, và phần thể hiện ở buổi phỏng vấn, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất rất rất đam mê công việc này, bạn đã chờ đợi cơ hội này rất lâu rồi, bạn có thể làm mọi thứ để có được công việc này.

Ví dụ vừa rồi mình tuyển cho công ty mình 2 bạn Event Intern, thật ra yêu cầu của công ty chỉ cần 2 người thôi, nhưng có một bạn khi phỏng vấn mình thấy bạn ấy rất rất muốn làm việc ở công ty, sẵn sàng làm thêm giờ để support các anh chị, vậy nên tuy bạn ấy chưa có đủ yêu cầu với vị trí này, nhưng sau khi cân nhắc mình vẫn cho bạn ấy một cơ hội được intern ở đây đó.

Điều cuối cùng mình muốn nhắn nhủ các bạn là, có thể bạn đã áp dụng đủ các 5 cách mà mình viết ở trên, nhưng vẫn không nhận được phản hồi nào tích cực, thì cũng đừng nản bạn nhé. Vấn đề lúc đó có thể không phải do bạn nữa, mà là do các ứng viên khác và do nhà tuyển dụng đó. Có thể bạn rất đam mê, bạn có những kĩ năng rất liên quan, nhưng cùng ứng tuyển với bạn là những ứng viên hơn hẳn bạn về kinh nghiệm trong ngành, thì chắc chắn bạn không có nhiều cơ hội bằng họ rồi. Vậy nên khi ứng tuyển, ngoài việc tự tin thì hãy biết mình biết ta, để tránh mất thời gian cho bản thân nhé.

Nguồn: anhtuanle.com

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *