Vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân

Cùng tìm hiểu những phương pháp giúp các cặp vợ chồng trẻ đối diện với tâm lý rối rắm trước mỗi cuộc hôn nhân nhé

Có rất nhiều người cảm thấy tâm trạng bất ổn trước lễ cưới. Dù chỉ còn vài ngày nữa là đám cưới diễn ra nhưng họ lại chẳng muốn cưới nữa vì sợ. Họ sợ mình không được hạnh phúc, sợ cuộc sống gò bó sau hôn nhân, lo lắng với các thể loại thủ tục, lễ nghi, lo lắng chi phí cho đám cưới… Những điều này khiến tâm thế họ luôn bất ổn và hoang mang và không yên tâm. Cô dâu bao giờ cũng nhạy cảm và cảm giác lo lắng nhiều hơn khi về nhà chồng, vì thế rất dễ bị stress. Hôn nhân là sự kết hợp của cả hai người mà khởi đầu bằng đám cưới và sau đó là cuộc sống vợ chồng. Vấn đề chủ chốt là khi cưới ai đó, bạn phải sẵn sàng hòa nhập một gia đình, một ngôi nhà mới. Cũng chính vì điều này mà các cô dâu mới cần ưu tiên cho một số việc phải làm ngay. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy gọi điện mẹ và những người bạn thân để được an ủi, chia sẻ ngay lập tức, những người trải nghiệm sẽ hiểu rõ cảm giác mà bạn đang đối diện để đưa ra những lời khuyên hợp lý và có lợi cho bạn nhất.
 


Rất nhiều phụ nữ gặp tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân (Nguồn: Wedding Center)

 
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số mẹo để đối phó với sự căng thẳng trước đám cưới dưới đây.
 

Thư giãn

 
Căng thẳng là điều phổ biến trong các gia đình và những cặp vợ chồng trẻ trước ngày cưới. Nếu bạn gặp những căng thẳng này, đừng quá lo lắng và suy nghĩ nhiều nhé. Những điều như thế thường xảy ra trước ngày trọng đại và nếu không khéo, thậm chí mọi người sẽ đổ lỗi cho nhau. Thay vào đó hãy cố gắng thư giãn,làm những việc bạn thích, chẳng hạn nghỉ ngơi, nghe nhạc với những âm thanh mang sắc thái tự nhiên như chim hót líu lo và tiếng sóng biển. Bạn cũng có thể tưởng tượng bạn đang ở trong một nơi bạn đã từng đến thăm và đánh thức cảm giác thú vị tại nơi đó của bạn trước đây.
 

Trao đổi thông tin

 
Trong gia đoạn tiền hôn nhân, đôi khi người phụ nữ bị căng thẳng vì họ cảm thấy người chồng thiếu quan tâm lo lắng đến mình. Nếu cảm thấy điều tương tự bạn nên thẳng thắn trao đổi ngay với anh ấy. Cả hai bạn phải tham gia vào việc chuẩn bị cho đám cưới (đừng chỉ để một người quyết định tất cả). Thường xuyên thảo luận về kế hoạch đám cưới với anh ấy. Việc cùng lên kế hoạch hôn lễ sẽ giúp cả hai hiểu rõ hơn về đối phương, cũng như các bạn sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn.
 


Cả hai cần thường xuyên trao đổi với nhau (Nguồn: Baomoi)
 

Lịch hàng ngày

 
Viết ra một cuốn sổ những gì hai bạn sẽ thực hiện hằng ngày trước đám cưới. Với việc văn bản hóa lịch làm việc như thế, bạn có thể đánh giá hoạt động của cả hai. Điều này làm cho bạn an tâm rằng mình đã làm nhiều điều để chuẩn bị trước ngày cưới.
 

Thiền định và ngẫm nghĩ

 
Thiền định và ngẫm nghĩ là việc mà bạn nên làm. Hầu như tất cả mọi người đều cảm thấy nghi ngờ trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Hãy dành ít phút để suy nghĩ về những quyết định của bạn. Luôn nhìn vào mặt tích cực của hôn nhân và hãy nghĩ rằng bạn không đơn độc trong cuộc sống sắp tới. Bạn sẽ có một người bạn để sẻ chia trong tương lai, người ấy sẽ quan tâm và chăm sóc bạn thật tốt.
 


Thiền định là phương pháp giúp bạn tự trấn an tinh thần (Nguồn: Tranvietanh)
 

Thưởng thức

 
Hãy biến những trải nghiệm cho một đám cưới như những điều hạnh phúc tuyệt vời trong đời mình. Đừng biến ngày cưới thành một kỳ thi để quá lo lắng về nó. Ngoài những tin nhắn hay cuộc gọi chỉ để nói về hôn lễ, đừng quên gửi cho anh ấy những lời ngọt ngào, những câu hỏi thăm và chia sẻ. Hãy thể hiện cho anh ấy biết anh ấy quan trọng như thế nào với bạn. Chẳng cần dịp gì đặc biệt, bạn cứ tặng anh ấy một món quà nho nhỏ như lúc mới yêu chẳng hạn. Những vật nho nhỏ này sẽ giúp giải tỏa nhanh chóng những căng thẳng trong quá trình tổ chức lễ cưới. Hãy tận hưởng từng giây phút quan trọng sẽ xảy ra trong cuộc sống của bạn. 
 

Theo Tâm lý học ứng dụng

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *