3 Điều chỉ cần nhìn sẽ hiểu

3 Điều chỉ cần nhìn sẽ hiểu  – Dân gian có câu giàu không quá được 3 đời. Nhiều gia tộc cũng không thoát được điều đó. Nhưng có gia tộc thì ngày càng hưng thịnh. Sự khác biệt ở chỗ nào?

Theo triết lý của người Trung Hoa cổ đại, chỉ cần nhìn vào 3 điểm dưới đây của một nhà là biết gia đình đó có hưng thịnh hay không

Thứ 1: Con cháu ngủ đến mấy giờ? Nếu mặt trời lên cao rồi mà vẫn chưa dậy thì gia đình này lường biếng mà đi xuống.

Thứ 2: Nhìn con cháu có chăm làm việc không? Thói quen sẽ ảnh hưởng cuộc sống của từng người.

Thứ 3: Nhìn con cháu có đọc sách thánh hiền không? Bởi vì người không học, đọc sách thánh hiền sẽ không hiểu đạo lý, hiếu nghĩa ở đời.

Dân gian có câu giàu không quá được 3 đời. Nhiều gia tộc cũng không thoát được điều đó. Nhưng có gia tộc thì ngày càng hưng thịnh. Gia đình họ Tăng là một ví dụ điển hình. Đời này qua đời nọ đều sinh ra các bậc kỳ tài những nhân vật kiệt xuất của nước Trung Hoa. Bí quyết của họ nằm ở 4 câu di chúc của Tăng Quốc phiên có viết lại.

1. Thận trọng tâm tự yên

Đạo lý của việc tu là tu từ trong tâm mình. Trong nội tâm đã rõ thiện ác mà chẳng thể trừ tâm ác thì chưa thật phải là tu dưỡng. Chỉ mình mới rõ mình có lừa mình không. Người ngoài khó có thể thấu rõ.

Mạnh Tử từng nói: “Trên ta không thẹn với trời, dưới ta không thẹn với lương tâm”. Cái ta gọi là dưỡng tâm thì nhất định là tâm thanh tịnh giảm bớt ham muốn dục vọng. Nên chỉ có người tự trọng xét bản thân thì mới cảm thấy không áy náy với lòng mình.

Người nếu không việc gì phải thấy áy náy khi đối mặt với quỷ thần, trời đất thì tâm sẽ tự an, bình thản. Đây là cách tốt nhất và cũng là việc quan trọng nhất trong tu thân dưỡng tính. là đạo lý mà người đời cần cố mà ngộ được.

2. Cung kính thì thân thể tự khỏe 

Trong tâm thuần khiết, bên ngoài chỉnh tề đây là công phu của chữ kính. Bước ra khỏi cửa thấy ai cũng giống như thấy khách quý tôn trọng, kính lễ với người khác.

Thân ta tu dưỡng khiến tâm ta an. THể hiện ra kính cẩn mà thiên hạ sẽ được an bình. Đây là hiệu quả của việc kính. Thông minh và trí tuệ cũng từ chữ kính mà ra.

Nếu việc lớn hay nhỏ, nhiều người hay ít, đều dùng chữ kính từ trong ra ngoài để đối đãi thì thân sẽ tự khỏe, chẳng lo bệnh tật.

3. Từ bị tự sinh tự tại

Khi giáo dục con người, Khổng Tử dùng chữ Nhân (nhân ái, từ bi nhân từ) làm chữ quan trọng. Ông từng nói: Đem cái mong muốn  thành đạt của mình làm cho người khác như y với mình vậy. Lấy những điều thật lòng mình mong ước để hiểu mong ước của người khác vậy. Đó là sự từ bi, nhân ái.

Người có tâm từ bi, hành chữ nhân thì tự tâm chẳng còn tranh giành. Khi chẳng còn ganh đua thì tự thấy vui, tự tại và chẳng còn gì đáng vướng bận.

4. Lao động được quỷ thần tôn trọng

Người xưa cho rằng, người ngày đêm chỉ an nhàn rảnh rỗi không chịu làm gì trong khi mình có khả năng lao động thì đó là người bất hạnh, quỷ thần không đồng ý. Người như vậy chẳng sống được lâu dài.

Bậc thánh hiền xưa nay là người cần cù, chăm chỉ, đọc sách luyện tập gia tăng trí thức, mở mang kiến thức. Người thành công trên xã hội cũng do tận tụy, chăm chỉ mà tạo ra.

Di chúc của Tăng Quốc Phiên cứ thế lưu truyền trong gia đình họ tăng. Nhờ thế mà Tăng gia ngày càng trường thịn, không suy đời nào cũng có nhân tài.

Theo daikynguyenvn.com

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *