6 sự thật này sẽ cứu sống bạn vào một ngày nào đó

Hãy luôn nhớ 6 điều này để tự cứu sống mình khi đối mặt với tình huống nguy cấp

Có thể một lúc nào đó, cuộc sống sẽ đưa bạn vào những tình huống mà nếu không được chuẩn bị trước, khả năng bạn gặp nguy hiểm là rất cao.
 

Đừng vừa đi bộ vừa dùng điện thoại, vì bộ não của bạn không thể làm được điều đó

 
Theo các chuyên gia, việc đi bộ và sử dụng điện thoại đều cần đến những nỗ lực về nhận thức không hề nhỏ của bộ não. Thế nên, khác với việc vừa đi vừa nhai kẹo, bạn sẽ không thể tập trung hoàn toàn được nếu như thực hiện hai hành động này cùng một lúc. Khả năng lớn là bạn sẽ gặp hiện tượng “điểm mù mất tập trung”- tức là bạn có thể nhìn thấy một chiếc xe đang lao đến mà không thể xử lý kịp tình huống này.
 

Nước dẫn nhiệt nhanh hơn không khí nên đừng để bị ướt

 
Nếu bạn để quần áo ướt, thân nhiệt sẽ nhanh chóng mất đi. Do đó để không bị nhiễm lạnh trong mùa đông, bằng mọi giá bạn phải giữ cho quần áo khô ráo. Ngoài ra, nên lựa chọn quần áo len bởi chúng hấp thụ hơi ẩm rất tốt nên nước sẽ không chạm đến làn da của bạn.

Áo len hấp thụ hơi ẩm rất tốt (Nguồn: Tin tức online)

Áo len hấp thụ hơi ẩm rất tốt (Nguồn: Tin tức online)

Đừng bao giờ ăn tuyết để bổ sung nước

 
Cơ thể sẽ cần rất nhiều năng lượng để biến tuyết thành dạng lỏng. Chính vì thế cho dù trong các tình huống bất khả kháng bạn cũng nên tránh ăn tuyết bằng mọi giá. Việc ăn tuyết không thể cứu sống bạn mà còn khiến bạn mất đi chút thân nhiệt còn sót lại của mình. Chỉ dùng tuyết nếu bạn có đủ thực phẩm bổ sung lại năng lượng.
 

“Quy tắc số 3” về sức chịu đựng của con người

 
Sự thật là nhiều người nếu chẳng may lạc trong rừng núi hoang vu thường hoảng loạn, mất đi sự sáng suốt. Theo Ruchin Agarwal- một phượt thủ nhiều kinh nghiệm thì lý do là vì họ không nắm được giới hạn của bản thân. Anh cho biết đối với một người bình thường, giới hạn chịu đựng có thể áp dụng theo “quy tắc số 3”: chúng ta có thể sống mà không có không khí trong 3 phút, không nơi trú ẩn khi có thiên tai trong 3 giờ, không cần nước uống trong 3 ngày, và không cần thực phẩm trong 3 tuần. Hãy ghi nhớ quy tắc này để tự cứu sống bản thân.

Cần nắm rõ "quy tắc số 3" (Nguồn: Phim Lạc vào rừng sâu)

Cần nắm rõ “quy tắc số 3” (Nguồn: Phim Lạc vào rừng sâu)

Nếu không may bị đâm hãy giữ nguyên hiện trạng

 
Đó là lời khuyên của Thomas Mei- chuyên gia tại Đại học New York đưa ra. Theo nghiên cứu, trong trường hợp bị vật nhọn đâm, tốt nhất hãy giữ nguyên hiện trạng. Việc rút vật thể ra sẽ làm tăng mức độ mất máu mà thôi. Thay vào đó hãy tìm cách bịt thật chặt miệng vết thương để cầm máu, và nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất.
 

Gặp tai nạn và cần giúp đỡ, hãy dứt khoát chọn một đối tượng

 
Ta thường thấy các đám đông tụ tập khi có tai nạn xảy ra, nhưng hầu hết mọi người chỉ đứng nhìn mà thôi. Tuy vậy bạn không cần quá bi quan đâu, đó không phải vì xã hội dần trở nên vô cảm hơn mà bởi vì đây là một hiện tượng tâm lý xảy ra với đám đông mang tên “hiệu ứng bàng quan”. Đây là hiện tượng khi người ta ngần ngại giúp đỡ vì nghĩ sẽ có người khác làm việc đó. Vậy nếu bạn bị tai nạn và may mắn tỉnh táo, hãy ngay lập tức chọn một người và xin được giúp đỡ. Khi bị “ chỉ mặt gọi tên” họ sẽ ở trong tình thế bắt buộc và nhiều khả năng bạn sẽ được giúp đỡ.

Chọn một đối tượng để xin giúp đỡ (Nguồn: Kênh 14)

Chọn một đối tượng để xin giúp đỡ (Nguồn: Kênh 14)

Hy vọng những điều trên sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích khi bạn xử lý các tình huống bất ngờ không lường trước được để không chỉ có thể tự cứu mình mà còn có thể cứu sống bất kì ai khi cần thiết.
 

Theo Kênh 14

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *