Tác giả: Roman Krzaric
Chúng ta có thể trau dồi sự thấu hiểu theo thời gian – Roman Krzaric nói – và sử dụng nó như một công cụ để cải tạo xã hội.
Nếu bạn nghĩ rằng “sự thấu cảm” (empathy) tồn tại ở mọi nơi, bạn đã đúng. Nó nở trên môi của những nhà khoa học, những giám đốc, những chuyên gia giáo dục và những nhà hoạt động chính trị. Nhưng có một câu hỏi quan trọng mà ít người thắc mắc: Làm sao để tôi phát triển khả năng thấu hiểu của bản thân? Sự thấu hiểu, hay đồng cảm không chỉ là cách giúp bồi dưỡng nhân cách của chúng ta. Theo các nghiên cứu mới nhất, Sự thấu hiểu là một thói quen mà chúng ta có thể phát triển được để nâng cao cuộc sống. Nhưng sự thấu cảm là gì? Đó là khả năng bạn nhập vai vào người khác nhằm hiểu được cảm xúc và quan điểm của họ và sử dụng sự thấu hiểu đó để định hướng hành động của họ. Sự thấu cảm khác với lòng tốt hay sự thương hại. Và đừng nhầm lẫn nó với Nguyên tắc vàng: “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn.”. Như George Bernard Shaw đã nói: “ Đừng đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn – Có thể họ sẽ có những phản ứng khác đó”. Sự thấu cảm chính là khám phá những phản ứng đó. Người ta bắt đầu để ý đến “Sự thấu cảm” bắt nguồn cuộc cách mạng khoa học nghiên cứu làm thế nào để hiểu rõ bản chất con người. Những quan niệm cũ cho rằng chúng ta là những sinh vật chỉ biết suy nghĩ cho bản thân được gạt sang một bên bởi vì rõ ràng chúng ta là giống loài Homo empathicus, có liên hệ tới sự cảm thông, cộng tác xã hội và hỗ trợ lẫn nhau. Trong những thập kỷ quá, những nhà thần kinh học đã xác định được 10 phần “mạch thấu cảm” trong não chúng ta, mà nếu những mạch này bị hỏng, có thể cản trở khả năng chúng ta hiểu được cảm giác của người khác. Nhà nghiên cứu sinh vật học tiến hóa, Frans de Waal nói rằng chúng ta là những sinh vật xã hội đã tiến hóa một cách tự nhiên để chăm sóc cho nhau, giống như những người anh em linh trưởng khác của chúng ta. Và các nhà tâm lý học chỉ ra rằng chúng ta được ban cho sự thấu cảm từ những mối quan hệ gắn bó trong 2 năm đầu đời.
Nhưng sự thấu cảm không chỉ dừng lại trong thời thơ ấu. Chúng ta có thể nuôi dưỡng nó trong suốt cuộc đời – và có thể sử dụng nó để thay đổi xã hội. Những cuộc nghiên cứu xã hội học, tâm lý học, lịch sử – và những nghiên cứu cá nhân của riêng tôi về sự thấu hiểu trong suốt 10 năm qua – chỉ ra rằng chúng ta có thể biến sự thấu hiểu và thấu cảm thành một phần của cuộc sống hàng ngày, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người xung quanh chúng ta. Sau đây là 6 thói quen của người Thấu hiểu.
Thói quen 1: Luôn tò mò về người lạ
Những người có sự thấu cảm cao (Highly empathic people-HEPs) luôn tò mò về những người xa lạ. Họ sẵn sàng nói chuyện với người ngồi cạnh họ trên xe bus, điều mà chúng ta đã có sẵn từ khi còn bé nhưng theo thời gian đã bị xã hội làm mất dần. Họ đi tìm những điều hấp dẫn ở những người khác hơn là ở chính bản thân họ nhưng không chất vấn họ, như lời khuyên của nhà sử học Studs Terkel: “ Đừng trở thành một giám khảo, hãy là một người hỏi thú vị”. Sự tò mò phát triển khả năng thấu cảm khi chúng ta nói chuyện với những người có cuộc sống và quan điểm rất khác với chúng ta. Sự tò mò là một tính tốt: Guru (người thầy theo tiếng Ấn Độ) Martin Seligman xác định nó là chìa khóa sức mạnh có thể nâng cao mức độ hài lòng trong cuộc sống. Và nó cũng là liều thuốc hữu ích cho hội chứng cô đơn kinh niên mà 1/3 dân số Mỹ mắc phải. Nuôi dưỡng sự tò mò cần những sự nỗ lực hơn là làm một biểu đồ thời tiết. Điều quan trọng, nó giúp bạn cố gắng hiểu được thế giới bên trong mỗi con người. Chúng ta phải đối mặt với người lạ hàng ngày: người phụ nữ đưa thư với hình xăm của mình, hoặc anh chàng nhân viên mới luôn ngồi ăn trưa một mình. Hãy tự đặt cho mình thách thức để có một cuộc trò chuyện với một người lạ mỗi tuần. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn trau dồi sự tự tin và dũng cảm.
Thói quen 2: Thách thức những định kiến và khám phá những điểm chung
Chúng ta đều có những giả định về người khác và dán nhãn cho nó – ví dụ: Con chiên đạo Hồi, Mẹ phúc lợi – điều đó ngăn cản chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tính cách của họ. HEPs thách thức những định kiến và thành kiến bằng cách tìm kiếm những điều để họ chia sẻ với người khác chứ không tìm những điều gây chia rẽ. Một trang trong lịch sử nước Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc là minh chứng cho điều này. Claiborne Paul Ellis được sinh ra trong một gia đình nghèo da trắng ở Durham, Bắc Carolina, năm 1927. Phải làm việc trong cảnh nghèo khó ở một gara với niềm tin rằng Người Mỹ gốc Phi là nguyên nhân của mọi rắc rối của bản thân, ông đã theo bước chân cha mình và tham gia Ku Klux Klan, theo thời gian trở thành người đứng đầu Exalted Cyclops của tổ chức KKK. Năm 1971, ông được mời – như một công dân địa phương gương mẫu – tham gia cuộc họp cộng đồng 10 ngày để giải quyết nạn phân biệt chủng tộc trong trường học, và được chọn là người đứng đầu ban chỉ đạo cùng với Ann Atwater, một nhà hoạt động gốc Phi mà ông rất xem thường. Nhưng làm việc với Ann khiến ông suy nghĩ lại về những thành kiến của mình về người Mỹ gốc Phi. Ông thấy Ann cũng có hoàn cảnh nghèo khó như mình. “Tôi đã bắt đầu để ý tới những người da đen, bắt tay với họ và đối xử với họ như một con người.” Ông nhớ lại kinh nghiệm của mình tại Ủy ban. “Như là được tái sinh vậy”. Trong đêm cuối của cuộc họp, ông đứng trước hàng ngàn người và xé thẻ thành viên Klan của mình. Ellis sau này là người đứng đầu của một công đoàn với 70% là người Mỹ gốc Phi. Ông và Ann vẫn là bạn cho đến cuối đời. Đây là ví dụ không thể tốt hơn cho sức mạnh của sự đồng cảm để vượt qua sự thù hận và thay đổi tâm trí chúng ta.
Thói quen 3: Trải nghiệm cuộc sống của người khác
Bạn nghĩ rằng leo băng và tàu lượn và những môn thể thao cảm giác mạnh? Vậy thì bạn cần trải nghiệm Sự thấu cảm đi – thách thức nhất – và cực kỳ xứng đáng trong tất cả các môn thể thao cảm giác mạnh. HEPs trau dồi sự thấu cảm bằng cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống của người khác, như câu tục ngữ của người da đỏ: “Hãy đi bộ một dặm bằng đôi giày da của một người đàn ông trước khi chỉ trích ông ý. “ George Orwell là một người mẫu đầy cảm hứng. Sau vài năm làm sĩ quan cảnh sát thuộc địa tại Myanmar những năm 1920, Orwell quay trở lại Anh quyết tâm khám phá cuộc sống của những người bị xã hội ruồng bỏ như thế nào. “Tôi muốn nhấn mình xuống, để có thể được hòa vào những người bị áp bức.” Ông viết. Vì vậy ông mặc như một kẻ lang thang với đôi giày và áo khoác tồi tàn, sống trên phố giữa Đông London với những ăn xin và kẻ lang thang. Kết quả, như trong cuốn sách Down and Out in Paris, đó là sự thay đổi đáng kể những niềm tin, sự ưu ái và những mối quan hệ. Ông không chỉ nhận ra rằng những người vô gia cư không phải là “tên côn đồ say xỉn” – Orwell còn có thêm những tình bạn mới, thay đổi quan điểm của ông về sự bất bình đẳng, và tìm được nhiều tài liệu văn học tuyệt vời. Đó là hành trình tuyệt vời nhất trong cuộc đời ông. Ông nhận ra Sự thấu cảm giúp chúng ta tốt lên rất nhiều. Mỗi chúng ta đều có thể tự tạo ra trải nghiệm của mình. Nếu bạn để ý, hãy thử “God Swap”, tham gia dịch vụ này để có cái nhìn khác với niềm tin của bạn và được gặp mặt những nhà Nhân chủng học. Hoặc nếu bạn là người Vô Thần, thử vào nhà thờ xem! Dành kỳ nghỉ tiếp theo của bạn và tham gia tình nguyện ở một vùng quê. Như triết gia John Dewey đã nói: Sự giáo dục tốt nhất là kinh nghiệm”.
Thói quen 4: Lắng nghe và mở lòng
Có 2 đặc điểm cần thiết để trở thành một Người tâm sự thấu hiểu. Thứ nhất đó là nghệ thuật lắng nghe. “Cực kỳ cần thiết “, Marshall Rosenberg, nhà tâm lý học và là người sáng lập tổ chức Truyền thông Không bạo lực (Non – Violent Communication – NVC) chia sẻ, “đó là kỹ năng để chúng ta nhận rõ điều gì đang xảy ra, những cảm xúc, những nhu cầu, những trải nghiệm trong thời khắc nói chuyện”. HEPs lắng nghe người người khác, làm mọi thứ để nắm bắt được cảm xúc và nhu cầu của họ, từ một người bạn vừa được chẩn đoán mắc ung thư hay một người khó chịu khi phải làm việc muộn lần nữa. Nhưng chỉ lắng nghe thôi là chưa đủ. Đặc điểm thứ hai là sự chia sẻ. Gạt chiếc mặt nạ sang một bên và bày tỏ cảm xúc bản thân là cách hữu hiệu để tạo ra sợi dây liên kết thấu cảm mạnh mẽ. Sự thấu cảm như con đường 2 chiều, để trở nên tốt nhất thì phải được xây dựng trên sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi những niềm tin và kinh nghiệm. Các tổ chức như Hội Cha mẹ Israel – Palestinian đưa những gia đình mất người thân ở 2 đất nước gặp nhau và nói chuyện với nhau. Chia sẻ câu chuyện về những người yêu thương đã chết của họ khiến cho những gia đình nhận ra rằng họ có cùng nỗi đau và chung một dòng máu mặc dù ở 2 bên chiến tuyến. Tổ chức này đã giúp tạo một phong trào hòa bình mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Thói quen 5: Truyền cảm hứng cho các hành động và sự thay đổi xã hội vĩ mô
Chúng ta thường chỉ thể hiện sự thấu cảm ở mức độ cá nhân, nhưng HEPs hiểu rằng sự thấu cảm có thể trở thành một hiện tượng lớn giúp tạo ra những sự thay đổi trong xã hội. Chỉ cần nghĩ về các phong trào chống chế độ nô lệ trong các thế kỷ 18 và 19 trên cả 2 bờ Đại Tây Dương, như nhà báo Adam Hochschild đã nhắc nhở: “Những người theo chủ nghĩa bãi nô không đặt hy vọng của họ trong kinh thánh và trong sự thấu cảm”. Họ cố gắng hết sức để mọi người thấy được sự đau khổ trong các đồn điền, các con tàu nô lệ. Tương tự, các phong trào công nhân thế giới nêu cao sự thấu cảm giữa những công đoàn công nhân bởi những chia sẻ của họ. Sự thấu cảm lan khắp toàn cầu khi thảm họa Sóng thần tại châu Á năm 2004 xảy ra. Sự thấu cảm sẽ nở rộ đẹp đẽ nếu những hạt giống của sự thấu cảm được nuôi dưỡng ngay từ những đứa trẻ của chúng ta. Đó là lý do tại sao HEPs nỗ lực hỗ trợ các chương trình như “Cội nguồn của sự cảm thông Canada” (Canada’s Pioneering Roots of Empathy), chương trình giảng dạy sự thấu cảm hiệu quả nhất thế giới cho nửa triệu trẻ em. Chương trình dạy những đứa trẻ sơ sinh tập cách quan sát để phát triển trí tuệ xúc cảm, kết quả là làm giảm đáng kể tình trạng bạo lực học đường và nâng cao thành tích học tập. Bên cạnh giáo dục, một thách thức lớn đó là tìm ra cách mạng xã hội có thể khai thác sức mạnh của sự thấu cảm để tạo ra những hành động chính trị quần chúng. Twitter có thể khiến mọi người đổ xô ra đường tham gia các sự kiện Occupy Wall Street and Arab Spring, nhưng liệu nó có thể khiến chúng ta quan tâm sâu sắc đến sự đau khổ của những người lạ xa xôi, những người nông dân chịu cảnh hạn hán ở châu Phi hay thế hệ tương lai những người sẽ gánh chịu hẩu quả của lối sống Carbon – junkie của chúng ta? Điều này sẽ chỉ xảy ra nếu những mạng xã hội không chỉ lan truyền thông tin mà còn những kết nối thấu cảm.
Thói quen 6: Phát triển trí tưởng tượng đầy tham vọng
Đặc điểm cuối cùng của HEPs là sự thấu cảm của họ vượt ra ngoài suy nghĩ thông thường của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ rằng Sự thấu cảm nên dành cho những người sống bên lề xã hội hoặc những người đang đau khổ. Điều này là cần thiết, nhưng chưa đủ. Chúng ta cũng cần phải thấu cảm với những người không dám chia sẻ, thậm chí là những ai có những tư tưởng thù địch. Nếu bạn là nhà vận động cho vấn đề nóng lên toàn cầu, ví dụ, có thể sẽ có ích nếu bạn thử nhìn nhận theo góc độ của những công ty dầu mỏ – hiểu những suy nghĩ và động cơ của họ – nếu bạn muốn đề xuất những chiến lược hiệu quả thay đổi họ theo hướng phát triển năng lượng tái tạo. Một chút “thấu cảm” có thể giúp bạn đi được một chặng đường dài. Thấu cảm với các đối thủ là con đường dấn tới sự khoan dung. Đó là suy nghĩ của Gandhi trong các cuộc xung đột giữa người Hồi Giáo và Ấn độ Giáo đã giúp dẫn tới sự độc lập của Ấn Độ vào năm 1947, khi ông tuyên bố: Tôi là một người Hồi Giáo, một người Ấn Độ Giáo, một người Thiên Chúa Giáo và là một người Do Thái. “ Các tổ chức cũng nên theo đuổi sự thấu cảm. Bill Drayton, “cha đẻ của các doanh nghiệp xã hội” tin rằng trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng, làm chủ Sự thấu cảm là kỹ năng sống còn của doanh nghiệp vì nó củng cố tinh thần đồng đội và sự lãnh đạo. Tổ chức của ông – Ashoka Foundation đã khởi động chương trình Start Empathy tới các lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia và nhà giáo dục trên toàn thế giới. Thế kỷ 20 là thời đại của Suy tâm, khi sự tự lực và văn hóa Sự cảm thông khuyến khích chúng ta tin rằng cách tốt nhất để hiểu rằng chúng ta là ai, chúng ta sống ra sao, đó là tự nhìn lại chính mình. Nhưng nó khiến chúng ta cứ nhìn hoài vào cái rốn của mình. Thế kỉ 21 nên trở thành Thời đại của sự thấu cảm, khi chúng ta không chỉ khám phá bản thân qua sự phản chiếu của chính mình, mà còn từ sự quan tâm đến cuộc sống của người khác. Chúng ta cần sự thấu cảm để tạo nên những cuộc cách mạng. Không phải là cuộc cách mạng theo motip cũ xây dựng những đạo luật mới, các tổ chức hoặc các chính sách, mà là cuộc cách mạng triệt để trong các mối quan hệ của con người. Feature Image: David Curti Nguồn: http://upliftconnect.com/six-habits-highly-empathic-people Dịch: Snow noopNguồn dịch: http://www.zeronews.us/2015/08/sau-…