63 bước giúp bạn vượt qua những khoảnh khắc dở hơi tồi tệ nhất trong cuộc sống

Bước 1: Tự tát vào mặt mình, càng mạnh càng tốt. Bởi vì nếu bạn cho rằng cái tát ấy quá đau thì vấn đề bạn đang gặp phải chẳng là cái đinh gì so với việc mình vừa tự tát vào mặt mình. Giống như kiểu cố tình chú ý đến cái tát đau điếng kia và tự xoa mặt mình sau khi tát xong vậy.

Chỉ khi bạn thực sự ngập ngụa trong những nỗi đau và thất bại của bản thân thì bạn mới có thể nghĩ ra được rằng “Hah, tự tát vào mặt mình ư? Muỗi! Nhìn đây, anh có thể tự “tặng” mình thêm vài ba cái tát nữa nhá!”

Vậy nên hoặc là tự vả vào mặt mình hoặc hoặc là im lặng và bước tiếp

Bước 2: Đừng có so sánh nỗi khổ của bạn với người khác. Việc anh trai bạn bị xui xẻo hơn bạn gấp 2 lần năm ngoái và việc chị gái bạn bị xe đâm nhưng chẳng than phiền một lời không là gì cả. Bởi vì bạn chẳng bao giờ thực sự biết những sự việc trên xảy ra như thế nào nên không việc gì phải đem nỗi khổ của mình ra so sánh với họ. Mỗi người chúng ta đều có một cách cảm nhận riêng về mọi việc vậy nên cách chúng ta chịu đựng đau khổ cũng hơi khác một chút. Hãy dừng ngay lại việc đo đếm xem bạn có bao nhiêu quyền để cảm thấy đau khổ, tốt nhất là để bản thân bạn tự thấy đau khổ thì hơn.

Bước 3: Xác định cảm xúc của chính bạn. Rốt cục thì nó là gì? Giận giữ? Buồn bã? Gato? Đau khổ? Tuyệt vọng?

Bước 4: Đừng cố đè nén cảm xúc tiêu cực của bạn vì nó có thể giết chết bạn, thật đấy! (1,2) Biểu lộ cảm xúc thật giống như kiểu một đứa bạn thân hỏi bạn rằng “Dạo này mày thế nào?” và câu trả lời của bạn là “Như sh*t” thay vì “Tao vẫn ok” và vừa chạy vừa khóc thầm “Chả đứa nào quan tâm đến mình cả”.

Bước 5: Khóc nếu cảm thấy cần thiết. Không việc gì phải xấu hổ cả. Khóc làm người ta khỏe ra và ai cũng có lúc cần phải khóc. (3)

Bước 6: Tôi nghiêm túc đấy. Cứ khóc đi, tôi sẽ ko cười đâu. Hứa đấy!

Bước 7: Thấy chưa? Khóc xong thấy nhẹ nhõm hơn ko? Để tôi lấy cho bạn chút khăn giấy nhé? Hay là bạn có muốn một cái ôm ko?

Bước 8: Ôm tôi một cái nào. Chắc sẽ có một vài vấn đề hậu cần liên quan nhưng mà kệ đi. Mình cứ ôm đã.

Bước 9: Đổ lỗi cho một đứa giời ơi đất hỡi nào đó về sự đau khổ của bạn. Giờ bạn đã khóc xong xuôi rồi, chuyển sang giai đoạn quan trọng nhất: tìm ra thằng dở hơi nào làm bạn phải khóc? Phải tìm ra nó càng sớm càng tốt rồi chúng ta sẽ cùng dạy cho nó một bài học.

Bước 10: Giờ thì tìm được nó rồi, việc đầu tiên cần làm là tha lỗi cho nó. Dù có khó khăn mức nào cũng phải tha cho nó. (4)

Bước 11: Xác định lại xem đáng lẽ trước đây bạn phải làm như thế nào mới đúng. Dù đó không phải lỗi của bạn thì cũng cố mà nghĩ ra cách để lần sau khỏi bị lại nữa. Nếu có thể quay ngược thời gian bạn sẽ thay đổi điều gì?

Bước 12: Ngay lập tức tha lỗi cho bản thân bạn luôn. Chúng ta đều có thể trở thành những người tốt mà. (5)

Bước 13: Cố mà hiểu rằng cuộc sống có cái giá của nó. Những điều tốt đẹp trong cuộc sống đều cần một chút mạo hiểm hoặc hy sinh, không có ngoại lệ! Không ai trong chúng ta có thể vượt qua những khó khăn mà không có vết sẹo nào.

Bước 14: Tiếp tục nhớ rằng nỗi đau nào, dù có sâu sắc đến đâu, rồi cũng sẽ qua. Chẳng có gì tồn tại mãi mãi vì mọi thứ rồi sẽ trở nên tốt đẹp hơn mà.

Bước 15: Nhớ tiếp rằng dưới mỗi “hố phân” đều có vàng được chôn giấu. Đừng có cố trèo lên miệng hố nữa, tiếp tục tìm kiếm vàng đi!

Bước 16: Kể với đứa bạn thân rằng bạn đang thực sự cảm thấy thế nào. Đừng có mong chờ bất cứ điều gì ở chúng nó.. Nếu chúng nó ko ôm bạn thì tôi sẽ làm.

Bước 17: Tiếp tục nói với chúng nó rằng “Tao sẽ ổn thôi” dù bây giờ chính bạn cũng biết là mình CHƯA thể ổn được. Đương nhiên là bạn sẽ ổn, kể cả khi bạn đang hấp hối thì bạn cũng sẽ “ổn” mà thôi.

Bước 18: Nếu bạn không có ai để chia sẻ cảm xúc của mình thì hãy nói chuyện với một nhà trị liệu hoặc một ‘nhóm hỗ trợ’ nào đó. Ngày nay hầu như mọi vấn đề đều có một ‘nhóm hỗ trợ’ và ngay cả khi có người để chia sẻ thì bạn vẫn có thể tìm đến một ‘nhóm hỗ trợ’ kiểu này.

Bước 19: Nếu bạn cảm thấy hồi hộp về cái vụ nhà trị liệu hay ‘nhóm hỗ trợ’ ở phía trên thì in bức ảnh con chó trong bộ đồ bánh Taco dưới đây ra và show cho mọi người xem khi bạn đến chỗ nhà trị liệu hay ‘nhóm hỗ trợ’ đó.

Đây chính là con chó trong bộ đồ bánh Taco!

Bước 20: Thôi được rồi, bạn không cần phải làm thế. Nhung mà tôi vẫn thấy buồn cười khi nghĩ đến cái vụ này.

Bước 21: Tự hứa với bản thân rằng bạn sẽ làm một điều tốt đẹp cho người kém may mắn hơn bạn. Không gì khiến chúng ta hạnh phúc hơn việc làm cho người khác hạnh phúc. (6) Ví dụ như quyên góp tiền cho một tổ chức từ thiện, tặng ai đó một món quà hay tặng một lần cắt tóc miễn phí cho một người vô gia cư nào đó thử xem.

Bước 22: Thực sự đứng dậy và đi làm điều đó đi.

Bước 23: Đừng có kể với ai về chuyện đó nhá. Cũng đừng có chụp ảnh tự sướng với người vô gia cư được cắt tóc miễn phí kia rồi post lên Facebook. Phải giữ điều này như một bí mật đặc biệt của riêng bạn chứ!

Bước 24: Không việc gì phải sợ vài lúc cô đơn cả. Cố mà trở thành bạn thân của chính mình đi.

Bước 25: Tự rút ra ba bài học cuộc đời cho cái chuyện vớ vẩn này. Một, đây là một chuyện cực kỳ khó khăn. Hai, chuyện này chẳng vui vẻ gì cả. Ba, thực ra mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu nhảy một phát lên mạng rồi đổ lỗi cho đứa nào đó và bình luận kiểu giận giữ trên Facebook hay Youtube. Nhưng mà bước này là bước quan trọng nhất nên bạn phải nghiêm túc thực hiện nó.

Những điều kinh khủng có thể dạy bạn điều gì? Làm sao để bạn có thể từ đó mà làm bản thân bạn tốt đẹp lên? Tự mình trả lời hai câu hỏi trên nhá. Nhớ viết ra nếu cần thiết.

Bước 26: Tiếp tục tự hứa với bản thân rằng bạn sẽ tận dụng bài học lần này và sẽ làm tốt hơn vào những lần sau.

Bước 27: Tự nhủ với mình rằng “Kể ra thì cái chuyện tồi tệ kinh tởm này xảy ra với mình cũng tốt và mình sẽ biết ơn nó vào một ngày đẹp giời nào đó.”

Bước 28: Rồi sau đó nhận ra rằng bạn đang tự dối lòng mà thôi. Đôi khi mọi chuyện thật bực mình.

Bước 29: Kìm chế, kìm chế. Đừng giết ai kể cả bản thân bạn nhá. Bước này quan trọng đấy!

Bước 30: Chấp nhận rằng hầu hết mọi thứ trong cuộc sống đều có hai mặt tốt xấu của nó. Cái thay đổi là quan điểm của bạn mà thôi

Bước 31: Uống nhiều (rượu) vào. Nhưng mà bỏ qua bước này nếu bạn: a) là một gã nát rượu, b) đang có vấn đề sức khỏe nào đó mà không thể nốc được rượu, c) đã say bí tỉ từ trước đó hoặc d) 12 tuổi.

Bước 32: Dành thời gian suy nghĩ về tất cả những điều tuyệt vời trong cuộc đời bạn. Nếu bạn không thể nghĩ ra chuyện khỉ gì thì cố vắt óc ra mà nghĩ.

Bước 33: Nghĩ xem bạn đã may mắn đến nhường nào khi có những điều tuyệt diệu đó. Ý tôi là nếu bạn sinh ra ở thế kỷ 14 thì có thế giờ này bạn đã thành “thái giám” rồi. Bạn nên cảm thấy may vì giờ này bạn vẫn bình an vô sự đấy! (Thực ra tôi cũng chẳng biết là người ta có trò “tùng xẻo” đấy ở thế kỷ 14 hay không nữa. Kệ đi, dù sao thì bạn cũng đã nghĩ như vậy rồi.) (8)

Bước 34: Tiếp tục nghĩ ra ba chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra trong cuộc đời. Làm gì mà không có chuyện nào tệ hơn chuyện của bạn chứ?

Bước 35: Nếu vẫn không nghĩ ra được gì thì tốt nhất là bạn nên dành cả buổi chiều vào thăm mấy em bé bị ung thư ở bệnh viện đi.

Bước 36: Hoặc là lên Google tìm thông tin về mấy em bé bị ung thư rồi tự dối lòng là bạn đã đến thăm chúng cũng được.

Bước 37: Bắt đầu cảm thấy tội lỗi khi vừa nhận ra bạn không phải một đứa bị mắc bệnh ung thư chết tiệt kia.

Bước 38: Ngay lập tức tha lỗi cho bản thân mình.

Bước 39: Lại tiếp tục nốc thêm một ly rượu nữa. Bệnh ung thư thật chẳng ra gì cả!

Bước 40: Giờ thì xem đoạn video con mèo trong bộ đồ cá mập đuổi theo con vịt trên một cái máy hút bụi Roomba dưới đây nào!

Bước 41: Xem xong thì bạn nghĩ rằng mạng Internet thật toẹt vời ông mặt zời!

Bước 42: Nhưng mà đừng có lên Facebook post ba cái thứ nhạt nhẽo tìm kiếm sự đồng cảm từ người khác đấy. Việc đó chỉ làm mọi chuyện phản tác dụng và biến bạn thành một đứa nông cạn mà thôi!

Bước 43: Cũng đừng có đi troll người khác rồi biến nỗi căm hờn oán thán của bạn thành cái cớ để gây sự với người khác, kể cả trên mạng.

Bước 44: Đừng để người khác nghĩ về bạn không tốt chứ. Mạng Internet đôi khi thật kinh khủng. Chuyện vài đứa bạn của bạn không biết “diễn kịch” tại lễ tang bố bạn không làm bạn nghĩ cả loài người đều hời hợt và vô cảm đấy chứ. Đừng nghĩ thế nhá! Thế giới là một nơi phức tạp mà!

Bước 45: Nói ngay với mẹ bạn rằng “Con yêu mẹ”. Email, gọi điện, gửi tin nhắn,…bằng cách nào cũng được. Đó là mẹ của bạn mà! Nếu không có mẹ thì nói luôn với chị gái bạn, nếu không có chị gái thì nói ngay với đứa bạn thân nhất. Mà đến cả bạn thân nhất cũng không có nữa thì chạy sang mà nói với ông hàng xóm nhà bạn.

Bước 46: Tự hiểu rằng ông hàng xóm nhà bạn cũng muốn được yêu thương chứ. Chúng ta đều muốn được yêu thương mà.

Bước 47: Luyện tính kiên nhẫn. Nỗi đau nào cũng cần thời gian để nguôi ngoai. Chẳng phải tự nhiên mà bài này lại có tới “63 Bước” đâu. (Thực ra thì chẳng có lý do gì cả đâu. Tôi đang cố kéo cho nó dài ra thôi.) (9)

Bước 48: Lần này thì làm một cái gì đó tốt đẹp cho BẢN THÂN BẠN. Ăn một cái kem, chơi điện tử, “thẩm du” chẳng hạn. Hoặc là làm tất cả những điều vừa rồi cùng một lúc.

Bước 49: Nếu bạn vẫn cảm thấy tồi tệ thì tốt nhất là đi ngủ đi!

Bước 50: Nếu bạn không ngủ được thì dừng ngay việc uống rượu lại đi.

Bước 51: Đặt chuông báo thức cho buổi sáng hôm sau. Tỉnh dậy và làm điều gì có ích cho đời ngay sau đó. Dù bạn cảm thấy tồi tệ khi làm việc đó hay dù bạn không hề muốn làm điều đó hay dù đó có là mọt điều cực kỳ nhỏ nhặt, cứ làm đi!

Bước 52: Ngồi thiền. Nhớ lên Google tìm hiểu về lợi ích kỳ quặc của nó đấy! (10)

Bước 53: Gào to hết cỡ một bài hát mà bạn yêu thích. Một ngày mới vừa sang mà! Tốt nhất là nên làm điều này khi bạn đang tắm hoặc trong xe ô tô của bạn để không ai PHẢI nghe thấy giọng bạn.

Bước 54 : Nếu bạn chưa kịp hát thì đây là lúc dừng việc khóc lóc lại đấy. nếu bạn vẫn ko thể nín được thì bạn có thể quay trở lại và lặp lại toàn bộ quy trình từ bước 7, cho đến khi bạn LÀM ĐƯỢC!

Bước 55: Nhớ ba bài học cuộc đời hôm trước không? Mấy cái mà bạn dùng để thuyết phục bản thân (trong khoảng hai phút gì đó) rằng thực ra cái điều tồi tệ kia xảy đến cũng tốt ấy? Quyết định xem hôm nay bạn sẽ thực hiện cái nào trong ba cái đó rồi đi làm luôn đi.

Bước 56: Làm lại từ bước 47-55 tại bất kỳ nơi nào trong vòng ba tuần tới đến ba năm tới. Không sao đâu, tôi sẽ đợi bạn mà!

Bước 57: Nhớ là phải KIÊN NHẪN đấy!

Bước 58: Đi ra khỏi nhà và giao lưu với mọi người đi. Ngay cả khi bạn không muốn thế thì cũng cố mà làm.

Bước 59: Khi gặp một nhóm người có hoàn cảnh giống bạn, kể ngay cho họ rằng “Có một chuyện đau lòng kinh khủng vừa xảy ra với tôi”, sau đó thì đem chuyện đó ra làm trò đùa rồi cùng cười ha hả với họ.

Bước 60: Tự làm trò cười về chuyện bạn đã khóc lóc khổ sở như thế nào, chuyện bạn mất ngủ cả đêm hay chuyện bạn vừa ăn kem vừa chơi game vừa thẩm du lần trước.

Bước 61: Hiểu rằng bạn không đơn độc. Mọi người CÓ quan tâm đến bạn dù đôi khi họ không biết cách thể hiện sự quan tâm đó.

Bước 62: Tiếp tục ngộ ra rằng càng về sau thì nỗi đau nào cũng sẽ vơi dần, không còn như lúc đầu nữa.

Bước 63: Cuối cùng thì ngộ ra rằng mấy vấn đề của bạn chẳng có gì đặc biệt, rằng bạn cũng chả phải một người đặc biệt. Và tin vui là bạn sẽ chẳng bao giờ phải chịu nỗi khổ sở đó một mình cả.

Dịch: HilaryLinh

Ghi chú:

  1. Petrie, K. J., Booth, R. J., & Pennebaker, J. W. (1998). The immunological effects of thought suppression. Journal of Personality and Social Psychology, 75(5), 1264.↵
  2. Nezlek, J. B., & Kuppens, P. (2008). Regulating positive and negative emotions in daily life. Journal of Personality, 76(3), 561–580.↵
  3. Pennebaker, J. W., Zech, E., Rimé, B., & others. (2001). Disclosing and sharing emotion: Psychological, social, and health consequences. Handbook of Bereavement Research: Consequences, Coping, and Care, 517–543.↵
  4. Forgiveness is often tricky business and takes months or years if someone has seriously hurt you. Best way to start forgiving is to recognize how the other person suffers as well. Often people hurt us because of the ways they’ve been hurt themselves.↵
  5. Neff, K. D., & McGehee, P. (2009). Self-compassion and Psychological Resilience Among Adolescents and Young Adults. Self and Identity, 9(3), 225–240.↵
  6. Aknin, L. B., et al. (2013). Prosocial spending and well-being: Cross-cultural evidence for a psychological universal . Journal of Personality and Social Psychology, 104(4), 635.↵
  7. For people who are seriously considering hurting themselves:
    In the US, call 1-800-273-8255 to reach the National Suicide Prevention Lifeline
    Find a suicide lifeline outside of the U.S.
    Find a support group.↵
  8. I actually have no idea if they cut off people’s penises in 14th century Africa. You get the idea though.↵
  9. Actually, there’s absolutely no reason this thing has 63 steps. I’m making it up as I go along.↵
  10. Read about the ridiculous benefits of meditation here and here.↵

Dịch từ Blog của Mark Manson

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *