MUỐN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC
…Hãy bắt đầu từ một việc nhỏ và chú trọng vào việc tạo lòng tin. Ví dụ, muốn mượn thằng bạn 1 triệu, hãy mượn 1 trăm ngàn, rồi trả cho đúng hạn. Sau đó, mượn tiếp 1 triệu, thành công sẽ cao hơn. Khi đồng ý một yêu cầu nhỏ, người ta có xu hướng đồng ý với yêu cầu lớn hơn.
MUỐN THUYẾT TRÌNH KHÔNG GÂY BUỒN NGỦ
…Hãy đặt câu hỏi. Tôi nhớ hồi đi học, những lần mà thầy cô khiến tôi thấy thốn nhất chính là đang giảng bài thì đột nhiên dừng lại hỏi: “BI, nãy giờ tôi đang nói gì?”. Tỉnh ngủ luôn!
Khi nói trước đám đông, chúng ta cũng có thể dùng cách này để thu hút sự chú ý của người nghe. Hãy làm như sau, cứ nói vài phút, chúng ta lại dừng lại đặt một câu hỏi, rồi im lặng lại vài giây như thể ta đang đợi một câu trả lời, rồi tiếp tục bài nói chuyện của mình. Đảm bảo sẽ chẳng ai có thể buồn ngủ khi nghe bạn nói được.
MUỐN BIẾN NGƯỜI LẠ THÀNH NGƯỜI QUEN
… Hãy nói: “Anh thấy em quen lắm”. Ngay lần đầu tiên gặp ai đó ở một nơi công cộng, cách nhanh nhất để gây sự chú ý với họ chính là câu thần chú này. Hãy tiến lại một cô gái đang đứng và nói: “Ồ, anh thấy em quen lắm, không nhớ là gặp ở đâu nhưng chắc chắn là đã gặp em rồi “(kèm theo động tác gãi đầu gãi tai, mặt tỏ vẻ cố nhớ ra điều gì đó). Với mẹo nhỏ này, chắc chắn từ một người xa lạ, cô ấy sẽ tiếp chuyện với bạn như với một người đã quen.
Chúng ta đều giống nhau là ta có thể hời hợt với một người xa lạ nhưng lại rất nhiệt tình và cảm thấy phải giữ gìn hình ảnh với một người quen.
MUỐN GIAO VIỆC
…Hãy đặt nhẹ tay lên vai người mình muốn giao việc. Sự “va chạm” cố ý này giúp cơ thể sản sinh ra một thứ gọi là ma túy nội sinh (Endorephine). Nó giúp người tiếp nhận cảm thấy hạnh phúc hơn và dễ dàng đồng ý với bạn hơn.
MUỐN KHEN THƯỞNG
… Hãy khen công khai. Nên nhớ câu: “Chê kín đáo, khen công khai”. Cho nên để một tổ chức phát triển, bạn cần có những buổi khen thưởng những thành viên làm tốt một cách công khai trước toàn thể mọi người. Người được khen chắc chắn sẽ trở nên cực kỳ hạnh phúc và có thêm rất nhiều động lực khi công sức họ được ghi nhận và tán tưởng.
MUỐN GÓP Ý
…Hãy dùng từ “VÀ”. Hãy tưởng tượng bạn được nhận xét: “Em làm tốt lắm, TUY NHIÊN, còn nhiều chỗ cần sửa lại” hoặc: “Con học giỏi lắm, nhưng mà môn văn thì kém quá”. Chính chữ “tuy nhiên”, “nhưng mà”,… làm cho người nhận được cảm giác không thoải mái. Vì vậy, hãy thay nó bằng “VÀ”. Thử xem nhé:“Em làm tốt lắm, và để tốt hơn nữa, em chỉ cần chỉnh sửa chỗ này”. Hay: “Em làm tốt lắm, có thể nói là 9 điểm, VÀ để được 10 điểm em chỉ cần điều chỉnh một tí chỗ này nữa thôi”. Một chữ thôi nhưng nó sẽ khiến người nghe cảm giác dễ chịu hơn nhiều rồi.
MUỐN PHÊ BÌNH
… Đầu tiên hãy nói: “Anh hồi đó còn tệ hơn em”. Rõ ràng là ai cũng thích được khen ngợi và đương nhiên, ghét bị chê bai, phê bình. Nhưng có lúc ta phải thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm cho bạn bè, học trò, đệ tử, bạn gái,… nhưng không phải lúc nào họ cũng vui vẻ đón nhận, thậm chí sẽ cảm thấy bị tổn thương và giận lây mình luôn. Vì vậy, mỗi khi cần góp ý phê bình ai, cứ thêm vô câu thần chú: “Anh hồi đó còn tệ hơn em”, “chị hồi đó còn gớm hơn em nè”… Rồi sau đó, bạn thoải mái nói gì nói. Chắc chắn khó có ai giận dỗi gì bạn sau câu nói này!
MUỐN TỰ TIN KHI NÓI CHUYỆN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG
…Hãy di chuyển theo phương ngang. Đừng bao giờ đứng yên một chỗ quá 1 phút khi nói chuyện trước công chúng. Hãy đi qua đi lại nhẹ nhàng chậm rãi theo phương ngang sẽ giúp bạn tự tin hơn và lời nói của bạn sẽ trở nên lưu loát hơn.
MUỐN TẠO ẤN TƯỢNG ĐẾN NGƯỜI NGHE
… Hãy kể chuyện. Hãy tưởng tượng đứa bạn thân đang chán toàn tập? Thay vì chỉ là những lời động viên chung chung, hãy kể cho nó nghe câu chuyện về những người thành công và thất bại họ từng gặp phải. Ví dụ: Quá trình vươn lên của ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (4 lần thi trượt Đại học, 22 tuổi chỉ có 2 bàn tay trắng) hay Đặng Lê Nguyên Vũ – ổng chủ Cafe Trung Nguyên (khởi nghiệp từ một quán cafe 2,8 mét vuông). Bạn sẽ thấy ngay được kết quả.
Thực tế cho thấy thứ gây tác động sâu sắc nhất đến người nghe là những câu chuyện. Một người nói chuyện thu hút, bao giờ cũng là một người giỏi kể chuyện.
Nguồn: Huỳnh Minh Thuận