Tình yêu chắc chắn giảm nhẹ nỗi cô đơn, nhưng tình yêu cũng làm tăng thêm sự cô đơn nếu chúng ta bị đặt vào tình thế không được như mong muốn.
Có lẽ bạn đọc sẽ đặt ra câu hỏi tại sao tôi không đề cập đến “tình yêu” trong khi thảo luận về sự cô đơn. Chẳng phải tình yêu là giải pháp tuyệt vời cho nỗi cô đơn đấy sao?
Chẳng phải tình yêu là sợi dây gắn kết mạnh mẽ và sâu thẳm nhất? Chẳng phải tình yêu là nền tảng cơ bản cho mọi mối quan hệ hay sao?
Tất cả các câu hỏi trên đều có cùng một câu trả lời: “có và không”. Tình yêu chắc chắn đưa mọi người đến gần nhau hơn bởi khi ai đó từng là người xa lạ bỗng trở thành người yêu, trong đôi mắt chúng ta, anh ấy hoặc cô ấy bỗng trở thành một người vô cùng kỳ diệu và quan trọng đừng tỏ ra xa cách bởi “sự thân thiết” chính là cầu nối cho những tâm hồn cô đơn
Nhưng trạng thái yêu cao độ cũng có mặt trái, mặt mà tất cả chúng ta đều rất quen thuộc: “Tình yêu không ổn định”. Bạn có thể yêu một ai đó không thích hợp với bạn. Bạn cũng có thể yêu ai đó không còn độc thân. Bạn có thể yêu ai đó không yêu bạn. Bạn cũng hoàn toàn có thể yêu ai đó say đắm trong một thời gian ngắn và rồi lặng nhìn mối quan hệ đi vào ngõ cụt mà chính bạn cũng không hiểu vì sao.
Và đó là vì tình yêu là trạng thái tâm lý rất khó hiểu. Cha mẹ đang mong đợi đứa con chào đời và có thể yêu đứa trẻ ngay cả khi nó chưa được sinh ra. Chúng ta cũng có thể yêu ai đó sau khi họ chết. Người ta yêu là ai (và vì khi nào, ở đâu, tại sao chúng ta yêu) hiện tại vẫn còn ngoài tầm kiểm soát của suy nghĩ con người. Chính vì vậy, khái niệm “tình yêu là phương thuốc tin cậy để chữa sự cô đơn” chỉ là giả tưởng bởi vì một điều đơn giản: “tình yêu là một bí ẩn”
.
Các thành viên gia đình sẽ thêm yêu thương và gắn bó nếu họ luôn vun đắp “sự thân thiết”
Tuy nhiên “sự thân thiết” thì không:
Chúng ta có thể lựa chọn các phương thức khác nhau để tao ra “sự thân thiết” bởi chúng ta biết điều gì khiến người và người gần gũi với nhau và điều gì không. Tôi tin rằng không ai có định nghĩa giống nhau về tình yêu. Tình yêu chắc chắn giảm nhẹ sự cô đơn, nếu được nảy sinh trong những hoàn cảnh thích hợp; nhưng tình yêu cũng làm tăng thêm sự cô đơn nếu chúng ta bị đặt vào tình thế không được như mong muốn. Không giống như “tình yêu”, “sự thân thiết” luôn luôn giúp chúng ta bớt cảm giác cô đơn. “Sự thân thiết” hữu ích cho những tâm hồn cô đơn theo cách mà “tình yêu” không đem lại được…
Cũng có đôi lúc, “sự thân thiết” lại là giải pháp tệ hơn “tình yêu”: khi nó được áp dụng ở công sở. Chúng ta thường cho rằng yêu ai đó ở công sở là không ổn nhưng nó sẽ còn trở nên thiếu chuyên nghiệp hơn nếu bạn chơi thân thiết với một đồng nghiệp. Nhưng hầu hết chúng ta dành rất nhiều thời gian ở công sở và chắc chắc nhiều người muốn tạo lập một mối quan hệ công sở có ý nghĩa. “Sự thân thiết” trong các mối quan hệ công sở sẽ gây ra những tình huống phức tạp ngay cả với người nguyên tắc nhất.
Bên cạnh đó, có một thực tế là, bạn không cảm thấy sự cô đơn khi bạn không có người yêu. Và nếu bạn đang yêu thì “sự thân thiết” làm cho tình yêu đó thêm bền vững và tin cậy. .
sự thân thiết là cảm giác thoải mái bên nhau khi hiểu được tâm hồn, tình cảm của nhau
Tôi tìm thấy bằng chứng cho việc này trong những nghiên cứu sâu về hôn nhân và li dị: Số đông những người kết hôn, hoặc ít nhất là ở những nước Phương Tây phát triển, cho rằng họ kết hôn vì tình yêu. Trong văn hóa của chúng ta, hôn nhân được nhìn nhận như một cách thể hiện tình yêu sâu đậm nhất và hầu hết những người xác định hôn nhân đều tin rằng tình yêu sẽ giúp họ ở bên nhau mãi mãi.
Hãy ghép thực tế này với việc khi nào hôn nhân bắt đầu và khi nào hôn nhân kết thúc. Cuộc điều tra về Hòa Giải Li Hôn thực hiện bởi Lynn Gigy và Joan Kelly đã phát hiện ra rằng khoảng 80% những người đã li hôn nói rằng hôn nhân của họ bị tan vỡ là do họ trở nên xa cách nhau. Điều này đúng cả cho trong trường hợp “ngoại tình” nguyên nhân hàng đầu gây ra li hôn. (khoảng 25% những người tham gia phỏng vấn nói rằng ngoại tình là nguyên nhân khiến hôn nhân rạn nứt.)
Tình cảm giữa thú cưng và con người chính là “sự thân thiết” và tình cảm này giúp cả thú cưng và con người bớt cô đơn.
Vì vậy chúng ta có thể kết luận gì ở đây? Chúng ta kết hôn vì tình yêu và chúng ta li hôn do “sự xa cách”. Mặc dù các mối quan hệ được đong đầy nhất bởi tình yêu cũng dễ bị chia lìa nếu không có “sự thân thiết”. “Thân thiết” là nền tảng cho mọi mối quan hệ lâu bền và thỏa mãn bởi tình yêu cần có “sự thân thiết” trong khi “sự thân thiết” không thực sự cần đến tình yêu. Bạn có thể thân thiết với ai đó bạn không yêu. Và nếu bạn yêu mà không đủ thân thiết để có thể hiểu được thế giới nội tâm của người mình yêu, rõ ràng rằng mối quan hệ sẽ trượt dài theo sự xa cách.
Người ta vẫn nói rằng những mối quan hệ dựa trên tình yêu, đặc biệt là hôn nhân là những cơ hội tuyệt vời để tạo “sự thân thiết”. Đỉnh cao lợi ích của hôn nhân là nó tạo ra sự cam kết gắn bó trong các mối quan hệ. Chỉ xảy ra một vài lần (hoặc chỉ một lần?) khi bạn bộc lộ tâm tình rằng bạn muốn chọn ai đó làm người tình và họ cũng chọn bạn. Đây chính là cơ hội tuyệt vời cho hai người được tự do kiến tạo ra sự thân thiết.
Nhưng đừng đợi chờ một mối quan hệ có tình yêu chỉ để tìm kiếm tình yêu trước khi bạn hành động để vượt qua sự cô độc. “Sự thân thiết” có thể giúp bạn tạo ra cảm giác đầy đủ và sự kết nối với những người xung quanh mà không cần chờ đợi tình yêu.
Nhóm thực hiện
Tác giả Kira Asatryan
Biên dịch: Phạm Thị Tuyết Thanh
Theo: www.elle.vn