Bước chân vào con đường trở thành một diễn giả, không ít bạn bè cũng chưa hiểu về công việc mà tôi thích! Nhưng đó là con đường tôi muốn mình bước đi tiếp theo, dù nó có nhiều chông gai và thử thách. Đến thời điểm này nhìn lại con đường mình đã và đang đi tôi nghĩ: Tôi vẫn chọn song hành cùng nghề giảng là nghề nói… Dù có thể tôi sẽ có nhiều cơ hội khác hoặc đã từng từ chối nhiều cơ hội khác.
Ông cha ta vẫn thường nói: “Lời nói gió bay” khi nói thì lượng nhớ của người nghe có tỷ lệ không cao bằng hành động ta làm để chứng mình. Nói để thuyết phục được người khác là cả một quá trình và hai chữ tin tưởng luôn được đặt lên hàng đầu. Đẳng cấp của một diễn giả chính là chỗ đứng vàng trong lòng người nghe. Tôi cảm ơn những sinh viên và những người yêu mến tôi từ những ngày tôi bắt đầu làm nghề này đã dành tặng tôi phương châm nói – cũng là phương châm làm nghề và sống: Sinh ra là để nói.
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn: Sinh ra để nói
Vai trò – vị thế của một diễn giả
Diễn giả là người thực hiện những buổi nói chuyện, tạo một sự ảnh hưởng đến người nghe, để làm nên tên tuổi của một diễn giả rất cần ở người nói một sự uy tín không chỉ khi đứng trên bục nói chuyện mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, trở thành một tấm gương cho người xung quanh. Thực sự ngay cả câu sloogan cho cuộc đời đi nói: “Sinh ra là để nói…” cũng không phải tôi tự đặt cho chính mình. Đó là câu nói của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ dành tặng cho tôi khi tôi quay lại nói cho sinh viên nghe sau một thời gian đi học sau đại học…
Để tạo nên vị thế của một diễn giả điều đầu tiên là xây dựng được hình ảnh cho bản thân mình, có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người nghe, nếu như chúng ta nói rằng lời nói của diễn giả lời nói gió bay thì đã mất đi chỗ đứng trong lòng người nghe. Như vậy để thấy được mỗi câu nói diễn ra quan trọng đến nhường nào, lời nói được thốt ra đã trở thành “gói vàng”. Thông thường, một diễn giả sẽ đứng nói trước đám đông, chính vì vậy mà việc thu phục lòng người không phải là chuyện dễ dàng. Một diễn giả khi bắt đầu cất tiếng nói thì ấn tượng đầu tiên là sự thân thiện, sự chu đáo trong từng lời ăn tiếng nói.
Việc bạn nói không thể nghĩ đơn giản là vô thưởng – vô phạt. Mà đó là những tác động rất quan trọng đến người nghe đặc biệt trên bình diện tinh thần. Vị thế của bạn sẽ chó thấy bạn có vai trò quan trọng thế nào với người nghe. Diễn giả, bạn phải tự ý thức và luôn ý thức mình có sức ảnh hưởng rất quan trọng đến người nghe thậm chí là cả cuộc đời người nghe… Có những lời nói của bạn làm thay đổi cuộc đời hay số phận của một con người. Thậm chí ít nhất lời nói của bạn có thể định hướng cho người khác thay đổi hành vi để chọn một cuộc sống mới, một sự lựa chọn mới… Diễn giả có thể làm cho người khác hành động thật là vậy! Vị trí của bạn không thể quá thấp hay quá kém trong lòng người khác…
Chỗ đứng vàng trong lòng người nghe
Sự thành công của một diễn giả chính là chỗ đứng vàng trong lòng người nghe, vì sao lại là chỗ đứng vàng? Có những người đến một buổi hội thảo, sau khi trở về người nghe không quay trở lại, nhưng có những vị khách sau khi được nghe họ trở về, tìm thêm những chủ đề mới, tìm kiếm thông tin để hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm.
Mỗi người nghe luôn có sự khác nhau về văn hóa, thế giới quan, không những vậy bằng trải nghiệm cuộc sống họ luôn có những hoài nghi về thông tin mình được tiếp nhận. Vị thế của một diễn giả là làm sao tạo được sức ảnh hưởng, uy tín đối với người nghe, chỉ khi người nghe thực sự tin tưởng họ mới lắng nghe và “bị” thuyết phục, sẵn sang đón nhận thông tin mới. Nếu chỉ đơn thuần là việc nói thì mọi chuyện quá nỗi là thông thường, với mỗi cuộc nói chuyện diễn giả luôn cần tạo cho người nghe, định hướng hành động, như khi nói về vấn đề là trách nhiệm của mỗi người trẻ thì diễn giả không chỉ cần truyền cho họ cảm hứng ngay lúc đó mà sau đó họ biết mình cần phải làm gì và hành động như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất cho mình và cho xã hội hay khi đối tượng trong buổi nói chuyện thì là các em học sinh lớp hai thì phải thực sự hiểu tâm sinh ly tuổi mới lớn.
Chỗ đứng vàng trong lòng người nghe còn là việc trải qua rất nhiều biến động, trải qua một khoảng thời gian khi nhìn lại, nhớ lại họ- những người từng được nghe chia sẻ từ diễn giả cảm thấy những điều mình được nghe, được tiếp nhận thực sự có giá trị, chính những giá trị họ được tiếp nhận góp phần xây dựng cuộc sống của họ tốt hơn. Có người nói rằng những diễn giả giống nhữ người giữ lửa và truyền lửa, với những diễn giả có tâm trong nghề, mỗi cuộc nói chuyện luôn là một bài học, một điều họ gửi gắm vào đó thì đó thực sự là người giữ lửa, họ truyền ngọn lửa về ước mơ, về hoài bão, khát vọng thành công, giá trị của yêu thương, hạnh phúc đến người khác… Đó chẳng phải là giữ lửa và truyền lửa hay sao!
Làm diễn giả là luôn ý thức về bản thân mình
Diễn giả, họ là những người làm dâu trăm họ, có người mẹ dâu hiền lành, tốt bụng, có người mẹ tính khí khác thường. Nhưng diễn giả không có quyền lựa chọn đối tượng người nghe. Chỉ khi diễn giả khẳng định được sự thuyết phục, bản lĩnh của mình với người mẹ dâu khó tính thì lúc đó chỗ đứng của diễn giả trong lòng người nghe đã thực sự được nâng cao.
Mỗi chúng ta lựa chọn con đường mình mình đi và sẽ quan trọng nhất đường đó thực sự tự tin, luôn vươn đến nấc thang cao hơn. Có những công việc âm thầm lặng lẽ nhưng có những công việc chúng ta phải luôn bước ra những khung hình ánh sáng. Nhưng sau tất cả quan trọng là ta biết mình là ai và mình đang ở đâu! Còn riêng với một diễn giả thì chỗ đứng, sự hướng đến của họ chính là chỗ đứng vàng trong lòng người nghe.
Chỗ đứng đó không bao giờ bị mất đi và trước thời gian nó ngày một vững chắc hơn! Tôi chọn công việc diễn giả như hơi thở. Và tôi chọn điểm đến là chổ đứng trong lòng người nghe như mục tiêu của chính mình trong cuộc sống này.
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn