CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG

Worklifebalance_ad585Khát vọng thành công trở thành một khát khao chát bỏng đến mức thiết tha của nhiều bạn trẻ. Cũng vì vậy, không ít bạn trẻ đặt ra cho mình một mục tiêu rất cao vợi. Ở đây, có thể khát vọng ấy sẽ trở thành động lực để thôi thúc giúp con người vươn đến những thành quả lao động như mong đợi. Thế nhưng cũng không ít bạn trẻ lại tự đẩy mình vào thế căng thẳng vì những mục tiêu quá “khổ” của mình và tình thế mất cân bằng xuất hiện… Hậu quả của việc mất cân bằng này xem chừng không đơn giản…

Minh Hiệp – chỉ mới 30 tuổi mà tóc của anh đã bạc hơn nửa đầu khi cả gia đình và giòng họ thì không ai có hiện tượng tương tự. Vun đắp được số vốn hơn năm trăm triệu nên Hiệp mở một công ty tin học… Sau sáu tháng làm ăn, việc hụt vốn diễn ra như quy luật… Vốn không nản chí nên Hiệp cố gắng làm lại từ đầu. Sau hai năm “cày xới” được hai tỷ đồng, Hiệp lại tiếp tục mở mô hình trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật mà Hiệp làm giám đốc… Một lần nữa không đủ khả năng quản lý nhân sự và thiếu sót trong việc làm chủ và bảo mật thông tin nên Hiệp đành trở lại điểm xuất phát. Cũng không hẳn thoái chí nhưng rõ ràng nhều người xung quanh đều bảo rằng anh trông già đi quá rõ, dễ cáu gắt với mọi người xung quanh và không còn mềm mỏng mỗi khi gặp những ý kiến trái chiều… Dường như sự mất cân bằng đã trở thành người bạn đồng hành cùng Hiệp.

can bang CS&CVKhông chỉ là trường hợp mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống đến mức căng thẳng như trên mà trong cuộc sống còn rất nhiều bạn trẻ đang mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống theo những hướng khác nhau hay hình thức khác nhau. Có những trường hợp mất cân bằng cuộc sống khi nghề nghiệp trở thành nỗi ám ảnh đến mức không thể ngủ được, cơn mê sảng xuất hiện mỗi đêm như phản xạ ngẫu nhiên, giấc ngủ không thể kéo dài vì giữa đêm thức giấc giật mình vì công việc còn đấy ắp chưa thể làm xong. Trường hợp của Tuấn lại là một trường hợp tương tự như vậy. Mất hẳn cô người yêu quen nhau hơn năm trời vì với Tuấn công việc là trên hết, mất cả ba ngày trời để giải thích và năn nỉ khi văn phòng của cậu thuê chỉ cách nhà mẹ ruột hơn 30 cây số nhưng cả ba tháng vẫn chưa ghé  về thăm… Với Tuấn thì việc đi uống cà phê buổi tối hay tập gym trở thành điều xa xỉ… Tệ hại hơn là cậu chẳng biết thú vui nào cho chính mình ngoại trừ nghiện việc một cách trầm trọng… Tình huống này không phải quá xa lạ ngày nay khi một số bạn trẻ tự gây áp lực cho mình mà quên cân bằng cho chính mình bằng những giải pháp hợp lý và hiệu quả.

Điểm qua những trường hợp mất cân bằng giữa gia đình và công việc thì nguyên nhân chính vẫn là do người trong cuộc tự gây sức ép cho chính mình bằng những “gánh nặng” tâm lý quá đáng. Hay đó cũng có thể là những “ước ao”, những “khát khao” trong nghề nghiệp cháy xém cả bản thân mình và cuộc sống mình… Từ đó, việc mất cân bằng sẽ diễn ra. Lịch sinh hoạt thì bất thường, những cảm xúc tiêu cực quá thường xuyên, ít tìm niềm vui nào khác trong cuộ sống bằng niềm vui thành công hay đạt kết quả trong một công việc , một dự án… Mọi thứ có nguy cơ trầm trọng hơn trong tương lai.

Thực tế cho thấy, việc chúng ta có mục tiêu, có ước mơ và khao khát đạt được nó là điều hết sức bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải hướng đến hạnh phúc một cách đích thực. Nếu bạn dồn ép mình quá sức, nếu bạn luôn đẩy mình vào thế căng thẳng hay bạn thiếu sự cân bằng tâm lý trong hành trình đạt đến mục tiêu thì thử hỏi sự thành công của bạn nếu có có đạt được gì? Hơn thế nữa, đừng đặt cho mình một mục tiêu chưa toàn diện hay thiếu cân đối như: chỉ số tiền bạc là căn bản, vị trí xã hội hay vị thế trong tổ chức là hướng đi… vì như thế bạn sẽ có nguy cơ mất cân bằng.

Để cân bằng giữa công việc và cuộc sống cần quan tâm đến những biện pháp sau:

–         Luôn giới hạn mục tiêu hoặc hoạch định mục tiêu

–         Luôn biết quản lý thời gian và công việc trong nghề nghiệp của bản thân

–         Nỗ lực trong nghề nghiệp và tập thói quen hạn định một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành công việc một cách nghiêm túc

–         Quan sát và suy ngẫm và chuẩn bị thêm những kỹ năng để cải tiến chất lượng công việc trong nghề nghiệp

–         Thổ lộ tâm tình và chia sẻ một cách tự tin về nghề nghiệp của mình với những người thân

–         Lạc quan trong cuộc sống và có lối tư duy tích cực

–         Biết sử dụng cơ chế tự thưởng và tự chăm sóc bản thân khi đạt được những thành tích trong nghề nghiệp

–         Biết sống cho chính mình trong những giới hạn đã tự đặt ra

–         Kiên quyết sưởi ấm tinh thần và trái tim bằng những hành động cụ thể

–         Hòa mình vào dòng chảy xã hội để tìm lấy sự bình thường…

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống đòi hỏi chính bạn phải biết quan tâm và lắng nghe trái tim của mình chứ không thể là nô lệ hoàn toàn của lý trí. Việc cân bằng sẽ diễn ra khi bạn biết hoà nhập vào những hoạt động của xã hội đặc biệt là những hoạt động xã hội – hoạt động cộng đồng. Đó là phương án căn cơ để bạn có thể sống “chậm” một chút, sống thoải mái và thư thái tâm hồn…

work-life-balance-for-freelance-designers

Cân bằng cuộc sống là một chuỗi những điều chỉnh cho chính bạn. Quan trọng nhất là sự điều chỉnh ấy làm cho bạn thấy hạnh phúc hơn và thích ứng hơn. Cân bằng cuộc sống nếu thực sự làm cho bạn cảm nhận hạnh phúc hơn thì tại sao không bạn nhỉ?

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *