Được biết sắp tới trong dự án “Ai cũng có thể”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn sẽ cho ra mắt cộng đồng mạng cũng như người xem bộ clip thoát hiểm của mình. Để chuẩn bị cho thật tốt, PGS đã cùng với MC Đào Duy miệt mài luyện tập các thế võ tự vệ khi gặp tình huống xấu xảy ra nhằm giúp cho người xem biết cách ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Một trong những điều đặc biệt và thú vị trong bộ clip thoát hiểm lại là mối lương duyên Thầy – Trò lại được hoán đổi cho nhau một cách rất duyên nhưng không thiếu phần đạo nghĩa và sự tôn trọng. Vốn là thí sinh của cuộc thi Nét đẹp sinh viên Văn Hiến – mà Đào Duy là nam vương, là thí sinh của cuộc thi ở Cung Văn hóa Lao động – Duy từng được giải 3 và giải thí sinh được yêu thích nhất và là Cựu học viên của trung tâm Ý Tưởng Việt, MC Đào Duy luôn được thầy của mình, vị giám khảo khó tính chăm sóc và làm khó nhiệt tình.
Nhưng giờ đây, trong buổi tập luyện này của mình, MC Đào Duy lại trở thành huấn luyện viên cho chính người Thầy của mình với những thành tích thể thao đáng nể như là: Huy chương bạc JUDO “GIẢI VÔ ĐỊCH JUDO TPHCM 2010”, huy chương bạc bộ môn bóng chuyền “HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG TPHCM 2012”. Cậu MC răng khểnh đẹp trai lại “hành” thầy của mình bằng tư cách thầy giáo mới với những động tác bài bản, khó khăn và chuyên nghiệp dù chỉ là tập để thu hình chân thật, đóng phim cho xác thực.
Dường như mối lương duyên này đã làm cho quá trình và thời gian luyện tập càng trở nên ngắn hơn, thú vị hơn. Có thể nói, mối quan hệ giữa PGS.TS Huỳnh Văn Sơn và MC Đào Duy là những người bạn của nhau, sẵn sàng học hỏi ở nhau những điều tốt, điều nên phải học nhưng không thiếu sự tôn trọng lẫn nhau. Ở trong lĩnh vực MC thì PGS.TS Huỳnh Văn Sơn là một thầy giáo lão luyện nhưng đối với lĩnh vực khác, một lĩnh vực mới mẻ như là JUDO thì MC đào Duy mới chính là người thầy thật sự mà PGS Sơn cần học hỏi nhiều hơn. Đây cũng là một trong những thông điệp mà PGS muốn nhắn gửi đến mọi người trong cuộc sống: “Hãy sẵn sàng học hỏi người khác những điều tốt đẹp cho dù người ấy chỉ là người đi cùng ta một đoạn đường”.
Tráo duyên – Hai từ giản đơn mà thật ấn tượng. PGS Sơn dí dỏm: Không phải trao duyên. Mà càng không phải duyên theo nghĩa tình cảm cá nhân mà đó chính là duyên nợ giữa con người với con người. Đó là cái duyên của sự giao tiếp, sự học hỏi và sự tôn trọng lẫn nhau. Đúng vị trí của mình, bài học tưởng chừng đơn giản nhưng có nhiều người quên lãng. Biết mình là ai, biết người khác là ai để tôn trọng và thể hiện đúng đắn, phù hợp, bài học mãi không bao giờ cũ.
Nhân Ngọc