NHỮNG KẺ CẮP THỜI GIAN

Quản lí thời gian phù hợp

Thời gian sẽ trôi đi mà không chờ đợi bất kì ai

Kết quả phỏng vấn về một thói quen thật “dễ thương” của hơn 150 bạn trẻ cho thấy gần như đại đa số lựa chọn ở mức thường xuyên hoặc rất thường xuyên không dậy ngay khi chuông điện thoại báo thức buổi sáng đã reng thật to. Hành động diễn tiến hết sức đậm chất tâm lý: cài lại giờ hoặc xin với lòng thêm vài phút nữa. Cũng không ít bạn thẳng tay từ chối chuông để được ngủ tiếp một cách thoải mái hơn… Kết quả như thế nào chắc chắn sẽ rất khác nhau ở từng hoàn cảnh và trường hợp cụ thể nhưng có một điểm chung rất quan trọng có thể kết luận: bạn chưa quản lý thời gian của bạn một cách hiệu quả…

Quản lý thời gian hiệu quả – không phải giản đơn nếu chưa thể chỉnh sửa những thói quen rất “đặc trưng” của bạn trong công việc và cuộc sống. Mỗi cá nhân hoàn toàn khác nhau nhưng chính những thói quen gần gống nhau sẽ làm cho bạn mất rất nhiều thời gian của chính mình. Bài toán quản lý thời gian tưởng rằng rất phức tạp nhưng thực chất mà nói những điều cần làm thì rất đơn giản. Cái khó nhất là phải sửa thói quen của chính bạn khi những thói quen ấy lại là kẻ cắp thời gian. Nhiều bạn trẻ và kể cả một số người có tuổi vẫn bị lãng phí thời gian của chính mình. Môi trường doanh nghiệp cho thấy thói quen “tám” trong công sở vẫn là căn bệnh nan y, không cần công việc có cần sử dụng vi tính hay không nhưng cứ phải “ôm máy tính” trước mặt để ấm lòng… Không chỉ là thế mà những thói quen khác cũng là bạn đường của kẻ cắp thời gian: mở mail nhiều lần trong ngày, chat trong lúc làm việc, dông dài và tỏ ra quá lịch sự trong giao tiếp, luôn trì hoãn những việc cần làm… Nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy có đến hơn 65 % nhân viên trẻ có thói quen trên.

Đôi lúc trong cuộc sống và công việc, thời gian là một con số thiếu tính định lượng nếu như con người không tỉnh táo. Một thực nghiệm rất đơn giản không phải ai cũng có thể nhanh chóng thực hiện. Bạn đã sống hết bao nhiêu năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, khắc của chính cuộc đời bạn? Bạn còn lại bao nhiêu trong cuộc đời của chính mình? Liệu bạn có tiếc về những gì đã qua cũng như có kế hoạch sử dụng nó như thế nào trong thời gian sắp tới. Câu trả lời có lẽ sẽ phụ thuộc vào mỗi người nhưng chính cá nhân mỗi người phải đánh đuổi những kẻ cắp thời gian như thế nào mới là điều quan trọng… Thực tế cũng cho thấy có quá nhiều người lãng phí những gì chúng ta đang có. Nếu tiền bạc bị lãng phí, bạn có thể tìm lại được, nếu cơ hội lãng phí, bạn vẫn có thể tìm được những thứ tương xứng nhưng thời gian là thứ lãng phí mà bạn không thể tìm lại được hay đòi lại được. Điều rất giản đơn là kẻ cắp thời gian rất vô hình nhưng lại rất hữu hình. Đó chính là những thói quen rất xấu của chính mình thì làm sao có thể đòi lại được?

Hãy hình dung rằng đối với một nhân viên chuyên nghiệp thời gian quý giá như thế nào. Một nguyên tắc rất quan trọng khi quản lý thời gian là hãy sử dụng một cách hợp lý tối đa thời gian của chính bạn. Nếu bạn quy ước những khoảng thời gian của bản thân bạn cho từng công việc cụ thể thì bạn hãy cố gắng thực hiện những công việc đó một cách xuất sắc và chính xác hóa trong khoảng thời gian ước lượng để ngay cả khi bạn sắp xếp cho bạn khoảng thời thư giản hay vui chơi, bạn cũng cảm thấy “đã” về những gì mình đang có… Sẽ thật là bất công nếu như chúng ta quên rằng có nhiều người quản lý thời gian của mình một cách rất hiệu quả ngay cả lúc cơ thể của học vẫn không thể trọn vẹn và bình thường. Một người bị ung thư vẫn ray rứt về những gì mình chưa chưa thể làm được. Đó là việc rút tiền cho con mình để chuyển tên, đó là những dựa án còn đang dang dở, đó là một món ăn ngon vừa học được chuẩn bị nấu cho chồng, đó là lần cuối về thăm mẹ mình trong ngày sinh nhật… Đến lúc ấy, mới cảm thấy thời gian là quan trọng và quản lý thời gian lại có giá trị như thế nào trong những chuỗi ngày dài – ngắn của cuộc sống cá nhân..

Để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp hay một người biết sống, hãy luôn biết quản lý thời gian của chính mình. Từ những thói quen hay những kỹ thuật rất đơn giản như biết chọn lựa những công việc quan trọng để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên vào mỗi tuần, mỗi sáng, biết nhóm những công việc cùng tính chất hoặc gần địa điểm thực hiện để thực hiện việc di chuyển trục. Bên cạnh đó, không thể không biết lập cho mình một khung thời gian biểu, chú ý đến nhịp điệu sinh học khi chọn việc, biết đặt những công cụ nhắc nhở và tuân thủ bằng cách thưởng – phạt, luôn sắp xếp bàn làm việc gọn ghẽ, giao tiếp quan điện thoại ngắn gọn và luôn ước lượng rõ ràng về thời gian – mục tiêu… Những hành động này không chỉ đơn giản là kỹ thuật mà nó còn là những thói quen cực tốt để mỗi cá nhân biết kiểm soát chính mình cũng như thông qua đó có thể quản lý thời gian một cách hiệi quả.

Cuộc sống luôn có những thách thức. Quản lý thời gian là một trong những yếu tố rất quan trọng để hướng con người đi đến sự hoàn thiện cũng như chuyên nghiệp trong công việc và cuộc sống. Quản lý thời gian của bạn không có nghĩa hành xác mà lại là quá trình giúp bạn đi đến hạnh phúc của bạn vì bạn đang chủ động để làm việc, học tập và vui chơi – giải trí. Luôn dành cho mình một khoảng thời gian cần thiết để kiểm tra công việc, để xử lý những công việc linh tinh… là những yêu cầu không thể thiếu. Lúc ấy, bạn cảm thấy rằng mình đang làm chủ thời gian, làm chủ cuộc đời của mình chứ không phải chúng ta đang bị thời gian biến mình thành nô lệ.

Sưu tầm

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *