Hãy luôn mỉm cười và suy nghĩ tích cực để cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa
Đã bao nhiêu lần bạn tự nhủ, sẽ chẳng còn cách nào để cứu vãn tình thế bây giờ – và tình thế đó sẽ dẫn đến một sự bế tắc? Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy khó khăn khi biết vấn đề trước mắt mình là thứ mà bạn không thể giải quyết được. Không lối thoát. Không lựa chọn. Không giải pháp nào hết.
Bạn đã thực sự thử hết thảy mọi phương án khả thi, và vẫn nhận ra phía trước mình là một ngọn núi sừng sững, to lớn và không thể chinh phục chưa? Khi đối mặt với những thử thách, bạn cảm giác như mình đang đương đầu với một ngọn núi bằng thép vậy. Áp lực giải quyết vấn đề khó khăn càng trở nên vượt ngoài tầm với của bạn.
Nhưng hãy vui lên đi! Vẫn có vài hy vọng dành cho bạn đó! Với một vài kĩ thuật giải quyết vấn đề, bạn sẽ nhìn khó khăn của mình theo một chiều hướng khác. Và đó có thể là thứ ánh sáng cuối đường hầm giúp giải quyết mọi vấn đề.
Trước hết, để làm sáng tỏ kĩ thuật giải quyết vấn đề này, bạn phải tin rằng, sự thật là có nhiều hơn một giải pháp cho mỗi thử thách. Và, bạn phải hiểu rằng, có nhiều giải pháp cho những vấn đề tưởng chừng “bó tay”.
Giờ thì với một tâm trí lạc quan, chúng ta sẽ cùng thử “sáng tạo” một chút trong việc giải quyết những vấn đề.
Lạc quan là 1 trong những yếu tố làm nên thành công
Thứ nhất: lí do khiến chúng ta không thể tìm ra giải pháp tối ưu, có thể là do chúng ta chưa thực sự nhìn sâu xa vào cốt lõi của vấn đề. Cố gắng hiểu vấn đề bản thân đang gặp phải và có một cái nhìn đa chiều về nguyên nhân của nó, bạn sẽ tìm ra giải pháp hiệu quả. Nếu bạn hiểu vấn đế phát sinh như thế nào, và nó thực sự là gì, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc khi đi tìm giải pháp cho vấn đề đó. Đừng cố gắng đơn giản hóa vấn đề. Cố gắng hiểu mọi vấn đề và tìm ra mối tương quan giữa chúng. Ghi lại những điểm mà bạn được và mất trong tình thế hiện tại. Giờ thì bạn đã có một cái nhìn giản đơn hơn về vấn đề là gì.
Thứ hai: ghi ra tất cả những áp lực và nhận định mà bạn có về vấn đề đó. Đôi khi, chính những thừa nhận của bạn đã cản trở quá trình giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Bạn cần biết nhận định nào là hợp lý, và nhận định nào bạn cần chú tâm hơn.
Thứ ba: cố gắng giải quyết từng phần của vấn đề. Giải quyết từ tổng thế rồi mới tiến hành đi vào chi tiết. Đây gọi là sự tiếp cận từ trên xuống.Viết ra câu hỏi bạn thắc mắc, rồi nghĩ ra một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi đó. Câu trả lời nên là cái nhìn chung cho cách thức giải quyết vấn đề. Từ đó, bạn có thể phát triển sâu hơn cách giải quyết một vấn đề, và tăng dần dần độ phức tạp lên.
Thứ tư: mặc dù nó giúp bạn có một suy nghĩ cẩn thận khi bạn giải quyết một vấn đề, nhưng bạn nhớ làphải luôn thật sáng tạo, suy nghĩ thực tế. Khi ai đó nghĩ ra một giải pháp “xa xôi”, hãy suy nghĩ làm thế nào để cho giải pháp đó phát huy tác dụng. Hãy thật sáng tạo. Và hãy nhìn vào nhược điểm (nếu có) của vấn đề đó.
Thứ năm: nên nhớ rằng có nhiều hơn một cách thức được phát triển cùng lúc cho một vấn đề. Cố gắng lưu lại tất cả những phương án và sự phát triển từ phương án đó mà bạn nghĩ ra. Nên nhớ rằng, giải pháp không chỉ có một!
Thứ sáu: người ta có câu: “Hai cái đầu hơn hẳn một cái đầu”. Điều này quả là đúng đắn. Luôn luôn cầu thị những ý tưởng mới. Tốt nhất là bạn nên lắng nghe ý kiến của mọi người. Điều này đặc biệt có ích khi những người đã có kinh nghiệm giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải. Đừng nên là một người sốt sắng, một anh hùng một mình để giải quyết vấn đề. Nếu bạn có thể thu lượm được những kiến thức của tập thể về một chủ đề, nó sẽ tốt hơn nhiều đấy.
Thứ bảy: phải thật kiên nhẫn. Miễn là bạn không bỏ cuộc, chắc chắn luôn có một lối đi cho sự bế tắc của bạn hiện thời. Bạn nên biết rằng, không ai có thể nghĩ ra giải pháp hoàn thiện nhất ngay từ lần đầu tiên.
Một ví dụ nhỏ:Sự luyện tập về suy nghĩ sáng tạo có thể giúp bạn trong công cuộc chinh phục để trở thành một chuyên gia giải quyết vấn đề.
Lấy một mẩu giấy và viết ngay ra từ mà bạn đang nghĩ tới ngay lúc này.Bây giờ nhìn vào từ đó, và viết ra hai từ chợt hiện lên trong đầu bạn. Hãy tiếp tục luyện tập đến khi bạn có thể tạo ra một nhóm 3 từ liên quan đến nhau. Bài tập này giúp bạn củng cố kĩ năng suy nghĩ tương tự và quá trình suy nghĩ sáng tạo.
Vậy thì, lần tới khi bạn gặp một vấn đề, nếu bạn nghĩ bạn bó tay với nó, hãy nghĩ lại đi. Giải pháp cho nó có thể xuất hiện bất kì lúc nào. Chỉ cần một chút suy nghĩ sáng tạo, vài kế hoạch nho nhỏ, và một quá trình lao động cần cù mà thôi.
Hoài Sơn
-Sưu tầm-