Cuộc sống là một hành trình của những sự lựa chọn, mỗi sự lựa chọn lại dẫn tới nhiều cái đích khác nhau, người chọn đúng thứ để cuộc sống thêm đơn giản hơn, đúng hướng hơn sẽ là người thành công.
Trong cuộc sống có những nguyên tắc nhất định bao quát toàn vũ trụ và những sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi làm nền tảng cho sự phát triển của nhân loại và điều khiển cuộc sống của con người.
Sự thật là bạn không thể kiểm soát được những thành quả trong cuộc sống của mình. Bạn chỉ có thể làm điều gì đó để tác động hoặc đóng góp vào thành công của mình mà thôi. Hành động của chúng ta sẽ giúp tăng khả năng đạt được thành công, dù không có gì đảm bảo điều đó là chắc chắn.
Công nhận, thấu hiểu và tuân theo nguyên tắc của cuộc sống
Việc nhận ra những quy luật tự nhiên của cuộc sống sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng và tăng khả năng đạt được mục tiêu cao nhất có thể. Ngay cả cơ thể chúng ta cũng là một hệ thống vận hành theo những nguyên tắc nhất định.
Nếu bạn không tập thể dục, ăn uống không lành mạnh và thường xuyên phải thăm khám bác sĩ, nguy cơ bạn tử vong khi còn trẻ sẽ lớn hơn. Thêm vào đó, nếu bạn hút thuốc lá, bạn sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh và tử vong sớm.
Chính vì vậy, việc hiểu được những nguyên tắc của cuộc đời sẽ giúp bạn đưa ra hành động đúng đắn và kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn.
Nguyên tắc 1: Không phải lúc nào bỏ thời gian cũng thu lại kết quả
Nguyên tắc này đề cập đến 2 khái niệm cơ bản, đó là thời gian và công việc. Một sinh viên đại học 20 tuổi có thể trì hoãn bài tập hoặc dự án cho đến ngày deadline cuối cùng. Họ sẽ thức cả đêm để hoàn thành, thậm chí làm việc riêng trên lớp để hoàn thành bài tập. Các sinh viên còn trẻ, họ cho rằng chỉ cần bỏ một chút thời gian thì vẫn có thể thu được kết quả tốt. Nhưng liệu điều này có đúng?
Hãy xét đến trường hợp của người nông dân, họ không thể gieo trồng hạt giống hôm nay và ngày mai có thể thu hoạch được ngay. Người nông dân cần thời gian và cả nỗ lực. Và đây chính là lý do mà các sinh viên đại học hay trì hoãn nên xem xét lại.
Khía cạnh thứ 2 của nguyên tắc này là việc phân bổ năng lượng thế nào cho hợp lý. Các sinh viên đại học có thể thức cả đêm để hoàn thành bài tập và đạt được kết quả cao. Nhưng đây chỉ là một trường hợp ngoại lệ, chứ không phải nguyên tắc.
Đối với người nông dân, họ gieo hạt giống, chờ đợi hạt nảy mầm, tưới nước và chăm sóc cho cây, chờ đợi suốt một thời gian dài để có thể thu hoạch. Nhưng công thức này vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn thành công cho người nông dân. Nếu họ chọn sai loại cây giống hoặc sai thời điểm canh tác, họ vẫn có thể thất bại.
Nguyên tắc 2: Công sức và thành quả có thể song hành, nhưng không phải lúc nào cũng bình đẳng
Cuộc sống không phải là một cuộc trao đổi công bằng và sẽ có lúc bạn đau đớn nhận ra công sức của mình không nhận được thành quả như mong muốn. Đôi khi nỗ lực bỏ ra nhiều nhưng lại thu được thành quả ít hơn và ngược lại.
Điều quan trọng nhất của nguyên tắc này đó là bạn cần hiểu vai trò của nguồn lực đầu vào, giống như vấn đề lãi suất trong đầu tư tài chính, theo thời gian nó sẽ mang lại cho bạn lãi suất kép. Những gì bạn đầu tư vào sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của bạn trong tương lai, nhưng không phải cứ nhiều tiền sẽ thu lại nhiều lợi nhuận.
Bạn phải biết đầu tư vào những thứ tiềm năng và có khả năng sinh lời cao. Do vậy, nguồn lực cũng phải tập trung, có mục đích và nhất quán mới có thể mang lại thành công.
Nguyên tắc 3: Làm gì cũng cần kiên trì
Sự nhất quán và kiên trì là chìa khóa dẫn đến thành công. Tuy nhiên, quá nhiều người trong chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi và bỏ cuộc sớm. Để có thể đạt được mọi thứ mà mình mong muốn, bạn phải học cách theo đuổi sự kiên trì.
Không có con đường tắt nào có thể dẫn đến thành công chỉ trong một đêm. Bạn cần phải nhất quán để theo đuổi đam mê đến cùng. Hãy nhất quán trong cuộc sống, nhất quán trong việc tiết kiệm, nhất quán trong cách chi tiêu, nhất quán trong thói quen ăn uống lành mạnh, nhất quán trong việc tập thể dục, nhất quán trong học hành… Đó là nguyên tắc cơ bản giúp bạn đạt được thành công.
Nhật Minh
Theo Trí Thức Trẻ