ĂN TẾT DÀI HƠI

ve-may-bay-tet-re-taipei-bay-ve-ha-noiÔng bà có câu: tháng giêng là tháng ăn chơi…Qua hết ba mồng tết thì còn những ngày nghỉ cố… Rồi hết tuần đầu năm mới lại lý luận đến rằm hãy tính. Rồi hết rằm lại tính đến tháng hai mới bắt đầu chạy hết ga mà.. Không ít sinh viên, học sinh có những suy nghĩ rằng: cứ từ từ…. Cho thêm tí nữa để chơi vui… Điều này sẽ làm cho cuộc ăn tết dài hơi xuất hiện.

Bắt đầu bằng trường hợp của Bảo Long để thấy những diễn tiến tâm lý đáng yêu của học sinh – sinh viên ăn tết. Vốn là học sinh xa nhà từ Đa lạt lên TP HCM ôn luyện. Suốt cả nửa tháng về quê chuẩn bị tết, tối nào Long cũng trực chiến ở quán cà phê… Với suy nghĩ là hưởng không khí  tết để có động lực học tập… Cũng phân nửa buổi là các buổi tiệc họp mặt bạn bè. Họp nhóm học sinh cấp hai, nhóm học sinh cấp ba, nhóm những người đang luyện thi, nhóm thiện nguyện, nhóm bạn trẻ có khả năng ca hát… Suốt 10 ngày sau tết, sự thể cũng liên tục diễn ra theo quán tính… Tết thầy, thăm bạn… Và rồi cà phê sáng, nhậu buổi tối… Ngần ấy sự lựa chọn đã ngốn của cậu cả tháng trời… Rằm đến, lẽ ra phải lên Thành phố để bắt đầu tái ôn luyện… Cậu còn cho phép mình nghỉ thêm tuần nữa vì có lẽ các bạn cũng chưa vào Sài gòn đâu… Trung tâm chưa hoạt động luyện thi chính thức mà nếu có chỉ là ôn luyện bài cũ mà thôi… Mẹ Long hét toáng: Không học thì nghỉ luôn… Cậu mới vội vã tình người sau một đêm chén tạc chén thù mừng ngày rằm tháng giêng ấn tượng.

Thói quen của sinh viên và kể cả những bạn trẻ sau tết thường đủng đỉng theo một kiểu rất đáng yêu. Không ít bạn hay chơi quá đà và quên ôn luyện (với suy nghĩ là xả hơi mà), cũng không ít bạn suy nghĩ rằng cứ đợi chờ, cứ vui cái đã rồi sau đó lấy lại phong độ tức thời thôi… Một vài sinh viên còn thích tận hưởng cảm giác ăn tết nên đã vào học vẫn còn thói quen kéo những trò chơi những thú vui tết vào trường học: nữ sinh thì hột dưa hột bí, nam sinh thì domino, bài cào, bài tiến lên… Một số sinh viên vẫn còn rong ruổi trong những chuyến du lịch dài hạn trẽ vài ngày học. Đó là chưa kể sinh viên – học sinh có thói quen bói toán ngày xuân, vượt cả chặng đường dài… để hát bài hát “Da nâu” huyền bí: em có một ước ao, em có một khát khao… Điều này dễ dàng tạo nên một hiệu ứng “tê liệt tạm thời” về phong độ làm việc, nhịp sống. Học sinh, sinh viên mất hẳn phong độ học tập, quên kỹ năng thực hiện cái bài tập thường ngày … Không ít bạn trong số đó không đủ nguồn năng lượng để làm việc, để chinh phục mục tiêu… Cũng không thể không đề cập đến nhựng bạn trẻ lún sâu vào chiếc hố của thói quen tiêu cực và thoát khỏi vũng lầy “vui vẻ” xem chừng là điều không thể…

Không nên quá khắt khe với chính mình nhưng việc bạn trẻ cần trang bị một thái độ sống tích cực, những kỹ năng sống để phòng vệ với vấn đề này trở nên cần thiết. Ăn tết dài hơi sẽ không phải là nỗi lo của bất kỳ người thân, gia đình, trường học và cả chính bản thân mình nếu việc tuân thủ những kế hoạch đã xác lập là điều cần thiết. Hơn thế nữa, ở một góc nhìn khác, việc nuông chiều cảm xúc cá nhân hay việc vô tư để sự vòi vĩnh của bản thân liên tục lên tiếng là điều không nên.

Ăn tết dài hơi sẽ được giải quyết nếu cá nhân biết vận dụng kỹ năng quản lý bản thân, kiểm soát nhu cầu cá nhân và định hình các thói quen tích cực. Điều quan trọng là cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định:

Nên chơi có giới hạn và ngay trong xuân phải dành một khoản thời gian theo kiểu văn ôn võ luyện để tránh bị ì

Nghiêm khắc với chính mình về thời gian biểu, kế hoạch… để giữ được phong độ

Tập trung tối đa trong kế hoạch xác định để giữ cho mình một phong cách làm việc hay học tập hiệu quả.

     Mỗi một ngày trong đời của tôi là một ngày tôi đã sống. Sống hết mình để không hối tiếc ngày hôm nay vì tôi hiểu rằng tôi đã bỏ ra một ngày trong đời để sống… Vui xuân mà không quên nhiệm vụ có lẽ là phương châm vẫn còn tồn tại. Đừng dễ dãi với chính mình để biến thời gian của mình thành chủ nợ khi mình cứ ăn tết dài hơi vô tư lự…

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *