Bài Phỏng vấn

Trả lời phỏng vấn

1. PGS.  Tiến sỹ có nhận định thế nào về tội ác trong giới trẻ ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay? Chúng ta cần báo động việc trẻ hóa tội phạm này hay chưa thưa Ông?

Có thể nhìn nhận vấn đề bạo lực gia tăng ở nhiều góc nhìn khác nhau và sự gia tăng này cần được thống kê hay thực hiện những cuộc nghiên cứu bài bản. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng bằng sự cảm quan thì sự gia tăng ở đây thể hiện khi tội phạm ngày càng trẻ hóa, thủ đoạn phạm tội có phần ghê rợn hơn, tinh vi ơn, ác độc hơn, phạm vi phạm tội rộng hơn và thậm chí cách thức phạm tội minh chứng cho sự vô cảm của hành vi…

Vấn đề phạm tội này đã đến lúc cần nhìn nhận nghiêm túc theo nhiều kích và không thể thiếu sự quan tâm đích thực trên bình diện nghiên cứu và truyền thông hệ thống

2. Điểm mấu chốt của vấn đề tội phạm trẻ là gì? vì sao bạn trẻ lại dễ dàng phạm tội, bên cạnh sự bồng bột, hung hăng hiếu thắng, có phải có nguồn gốc từ gia đình không thưa PGS. tiến sỹ?

Có thể nói điểm mấu chốt của vấn đề tội phạm trẻ đó chính là sự trẻ hóa, sự cuồng tính và đặc biệt là hành vi phạm tội rất nông nổi song song với sự toan tính có kế hoạch tinh tường… Khi lý giải nguyên nhân cũng cần nhìn một cách  bao quát. Không thể phủ nhận là xã hội hiện đại với những thay đổi về giá trị sống, bạo lực gia tăng khi chính những bạn trẻ không được định hình về lòng nhân ái một cách “thích ứng” trong cuộc sống trong quá trình học tập. Nhưng chính những nguyên nhân từ phía gia đình trở thành nguyên nhân khá chính yếu khi thời gian dành cho nhau không nhiều, sự tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cái không diễn ra, bạo lực tồn tại ngay trong chính gia đình của mỗi bạn trẻ… Những dấu ấn ấy trở thành những tác động khá tiêu cực…

3. PGS. Tiến sỹ đã từng tư vấn cho những bạn trẻ mắc sai lầm hoặc gây án bao giờ chưa? Con đường gây án của họ là gì?

Chỉ vì sự cãi vã nhau trong gia đình nên người em đã trở thành kẻ thủ ác khi đâm trọng thương  người anh của mình. Người em thì yêu thích nhạc sàn và muốn biến phòng riêng của mình thành chiến địa… Trong khi người anh ở phòng kế bên cần sự yên tĩnh để giải quyết đồ án của mình… Rất may án mạng chưa xảy ra nhưng vết thương thì khá nặng. Điều căn bản là bản thân người em đã vụt chạy và gọi điện nhờ sự hỗ trợ tâm lý. Song song với việc hướng dẫn người thân quay về đưa người anh vào bệnh viện thì việc động viên thân chủ quay về đầu thú là hành động đã thành công. Tuy vậy, điều căn cơ đó là bản thân bạn trẻ ấy nhận ra mình hành động chỉ vì một chút nóng giận, chỉ vì một chút nông nổi, thiếu kiểm soát bản thân, thiếu những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… Thái độ chịu trách nhiệm khi quay về đã phần nảo giải quyết được vấn đề khi người trong cuộc đã rất thẳng thắn và cầu thị…

4, Có kỷ niệm hay ấn tượng nào khi tư vấn tâm lý cho những người bị bạo lực trong gia đình, bạo lực trong tình yêu tìm đến nhờ tiến sỹ tư vấn không?

Vấn đề này là một trong những vấn đề khá đau lòng. Trong tình yêu, chàng trai có thể dễ dàng bạt tay cô gái, bỏ rơi ngoài đường để lủi thủi đi về… Trong gia đình chuyện đánh nhau không phải chỉ xảy ra mà xảy ra ở mức độ khá thường xuyên. Thậm chí một phụ nữ ở một tỉnh xa tròn 25 tuổi bị chồng mình cũng số tuổi ấy bạo hành tình dục liên tục gần năm năm trời mà không biết than vãn cùng ai… Sau khi trằn trọc và nhiều lần nghe cũng như thấy mình trên đài phát thanh nên đã tìm đến tư vấn… Nguồi chồng bị cuồng dầm khi đòi hỏi bất kể lúc nào mà vợ không đáp ứng thì đấm, đá, tát, cắn, thọi… Ngay cả ngày đi đám giỗ cha đẻ cô vợ khi ngang rừng cao su cũng đòi ngay lập tức… Sự tức tưởi, hổ thẹn, ô nhục của người vợ trở thành những vệt cảm xúc khủng khiếp…

5. Phải chăng văn hóa kém chính là cơ sở đế lý giải cho hành vi bạo lực cứ tồn tại

Có thể nói văn hóa là một rong những căn cơ có thể sử dụng để lý giải là thế. Khi người ta không được trang bị một nền tảng về văn hóa ứng xử, người ta có thể chông chênh khi thực hiện hành vi. Bản thân người không được rèn luyện về vă hóa, nhận thức khó có thể sâu sắc, thái độ không tích cực và vì vậy thì hành vi sẽ thiếu chân đế.

Điều này càng phù hợp hơn khi chúng ta nhìn về những hành vi bạo lực rất ngây ngô. Lời qua tiếng lại cũng bạo lực, một va chạm cũng dẫn đến những cuộc xô xát, một mâu thuẫn nhỏ cũng dẫn đến một trận hỗn chiến…

6. Liệu phải chăng người ta tin rằng bạo lực có thể giải quyết vấn đề, phải mang vũ khí tự vệ… mới dẫn đến thực trạng như trên thưa PGS.TS?

Có thể nói sự nhiễu nhương ở một vài lát cắt trong thực tiễn đã dẫn đến những suy nghĩ trên. Không thể phủ nhận rằng có một số cá nhân mất niềm tin vào sự giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, một vài cá nhân không thực sự tin tưởng vào giá trị nhân văn và các cung cách hành vi ứng xử văn hóa, chưa thực sự đặt niềm tin cao độ vào sự công minh của pháp luật do phần nào có suy nghĩ tiêu cực…

Để giải quyết điều này, sự xác lập lại niềm tin là vô cùng quan trọng. Hãy giải quyết một cách hệ thống và bài bản bên cạnh việc phát huy những hành động cấp bách đang thực hiện: đi ra đường phải mang giấy tờ tùy thân, không được phép mang hàng nóng, …

7. Theo PGS.Tiến sỹ, cần phải làm gì dể hạn chế tình trạng tội phạm trẻ gia tăng, đôi khi bạn trẻ chỉ vì nhìn đểu cũng có thể giết người?

Căn cơ của vấn đề tôi vẫn cho rằng cần bắt đầu từ gia đình. Hãy thực sự nhìn nhận rằng gia đình phải hết sức nghiêm túc nhìn lại chức năng giáo dục chứ không phải chỉ giáo dưỡng (theo nghĩa đen của nó). Dành thời gian thích đáng cho con, định hình nhân cách từ sớm, giáo dục hành vi mang tính chuẩn mực, định hướng cung cách ứng xử…

Song song đó, cần trang bị cho con cái những giá trị sống, những kỹ năng sống có liên quan như: quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề…

Trên bình diện xã hội việc hình thành hành vi văn minh, định hướng cung cách ứng xử hiện đại mang đậm giá trị nhân văn là quyết sách rất có chiến lược nhằm ngăn chặn và giải quyết phần nào vấn đề đã nêu.

Huỳnh Văn Sơn

PGS.TS Tâm lý học

Trưởng bộ môn Tâm lý học

TRường Đại học Sư phạm TP HCM

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *