CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ ẾCH VÀ BÀI HỌC TUỔI TRẺ

1. “Có một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh.

Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và khiến chú ta quen với điều đó.

Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ, nhưngchú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi.

Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.”

2. “Quý IV 2015 225.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp trên cả nước”

Có lẽ bạn đang hỏi tôi rằng 2 câu chuyện trên có LIÊN QUAN gì đến nhau?

Ơ nhưng mà có đấy, bạn trẻ à!

Rất rất nhiều bạn trẻ trong con số 225.000 sinh viên đang lầy lội trong trong biển người thất nghiệp chính là con ếch trong câu chuyện trên, vì: Họ DỄ DÀNG chặc lưỡi khi phải phát hiện cái áo mình đang mặc có một nơi khác bán giá rẻ hơn giá họ đã mua.

Họ DỄ DÀNG bỏ ra hàng tiếng đồng hồ chửi bới, nhiếc móc những người đi ẩu, vượt đèn đỏ, vô cảm với người bị tai nạn trên đường, 

Họ biết nhiều lắm, họ biết là tập thể dục tốt cho sức khỏe, họ biết rằng học phải đi đôi với hành, biết rằng học Tiếng Anh rất quan trọng cho tương lai,…

NHƯNG

Họ lại ngại ngần trước những khóa học kĩ năng khiến họ phải móc tiền túi ra để trả, ừ thì họ sẽ tự trang bị được cho bản thân

Họ BỎ PHÍ những cơ hội tham gia những hoạt động, những dự án thực tế, khó tính chê chỗ này chưa chuyên nghiệp, chỗ kia tốn thời gian, mà không biết lí do thật sự là do họ LƯỜI THAY ĐỔI, SỢ THAY ĐỔI

Nếu việc hôm nay họ không cố gắng học bài, hôm nay họ ngủ nướng thêm chút nữa, và lướt Facebook ầm ầm cả ngày từ tối đến sáng, ôm gối ngủ vào giờ học và thức khuya để cày phim và ngôn tình, thì ngày mai,… CHẢ CÓ GÌ XẢY RA CẢ? Sẽ chẳng có ai, đến mà đập cửa nói họ rằng họ sẽ đang sống TỆ HẠI thế nào và UỔNG PHÍ tuổi trẻ của mình ra sao, KHÔNG AI CẢ! 

Giá trị của tờ tiền bị mất dễ nhìn hơn giá trị của những cơ hội đã bị bỏ lỡ, đúng thế, nhưng không có nghĩa là nó GIÁ TRỊ HƠN, vì những cơ hội, những thời gian đầu tư để phát triển bị bỏ lỡ cứ tích lũy lại dần dần, như nồi nước sôi tăng nhiệt độ dần, bạn cứ chủ quan nghĩ rằng mình sẽ ổn, và đúng nghĩa họ, những con người LƯỜI, những chú ếch NGÂY THƠ đã bị “LUỘC CHÍN” khi thời điểm đến, đó là lúc trường đại học “đá” bạn ra ngoài xã hội, bạn phải tập bơi và bạn chìm nghỉm, vì ngoài cái phao là cái bằng, bạn chả có gì sất! Nguy hiểm chưa?

ĐỪNG CHỌN AN NHÀN VÀO NHỮNG NĂM THÁNG CÒN CÓ THỂ CỐ GẮNG ĐƯỢC!

4 năm đại học, coi vậy NGẮN LẮM! Và đây TUYỆT ĐỐI không phải tháng ngày để bạn ăn chơi “trả nợ bù” cho 1 năm luyện thi đại học, mà là để bạn chuẩn bị cho một kì thi, đúng hơn là cuộc chơi ÁC LIỆT, QUYẾT LIỆT và TÀN KHỐC hơn kì thi đại học, để trả lời câu hỏi “RA TRƯỜNG, BẠN LÀM GÌ? Liệu bạn sẽ được làm công ty mình yêu thích, công việc mình đam mê, tiền lương khiến bạn thỏa mãn hay vật vờ làm trái ngành, bị chèn ép, bị hắt hủi, bị coi rẻ vì sinh viên ra trường màCHẲNG BIẾT CÁI GÌ!

Đừng để đến khi nồi nước sôi lên mới HỐT HOẢNG! Phải nắm bắt cho mình những thay đổi của thế giới xung quanh và trang bị cho mình những “vũ khí” để cưỡi lên và lái mình theo những con sóng. Đó chính là kiến thức chuyên môn, là những kĩ năng mềm (làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, tranh biện,…) và cả ngoại ngữ nữa, Tiếng Anh, sau 12 năm cấp 3 của bạn đã ra gì chưa? Có TỰ TIN nói và dùng Tiếng Anh hay không? Nếu bạn mơ đến một ngày sải chân trong những công ty, tập đoàn đa quốc gia, Tiếng Anh là một điều không thể thiếu!

Thay đổi không đến qua một đêm, nhưng nếu bạn không bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ biết được mình có thể ĐI XA ĐẾN ĐÂU!

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *