Lời thơ ca ngợi những khoảnh khắc cuộc sống chứa đựng trong những con chữ.
Rất lâu về trước, có một cuốn sách thiếu nhi thật tuyệt vời từ vẻ ngoài đến nội dung, làm tôi say mê đến quên cả tuổi tác mà tôi tình cờ gặp được, đến nỗi nó làm tôi thật xúc động mỗi khi thấy nó. Chú sư tử và bạn chim, được tạo ra bởi nhà thiết kế đồ họa và họa sĩ người Pháp – Canada Marianne Dubuc, là cuốn màu nhiệm mà tôi nhắc tới – câu chuyện nhẹ nhàng và đầy thi vị của một chú sư tử tìm được một chú chim đang bị thương trong vườn của chú vào một ngày trời thu và đem chú về chăm sóc và cả hai đã chắp cánh cho nhau thoát khỏi cảm giác phá hoại tâm hồn của sự cô đơn và xây dựng một tình bạn đẹp, loại tình bạn đằm thắm và nồng hậu bên trong.
Tranh vẽ đầy ấm áp và phóng khoáng của Dubuc không chỉ màu nhiệm ở mặt chỉ trẻ nhỏ và những ai cô đơn mới có thể thấu cảm, mà còn tạo cho câu chuyện một chất liệu thi ca đầy quyến rũ. Bà đã chơi đùa với tỉ lệ và những khoảng trống vô vị theo một cách rất riêng – những cảnh chìm dần vào sự mờ mịt khi thời gian trôi qua, chú sư tử thu mình lại khi chú chim bay đi, và ba trang trống đánh dấu câu chuyện với những đoạn nghỉ chứa đựng suy tư của sự chờ và đợi. Điều nổi bật lên đó là một giai điệu bài hát nổi lên trong cách kể chuyện đầy cảm xúc.
Một mùa đông dài lại đến với Sư tử và chim, chúng chia sẽ thế giới của sự ấm áp và tình bạn vui tươi.
Nhưng một sự nhận thức vừa ngọt ngào vừa cay đắng lảng vảng sau cái bóng của sự gắn bó giữa chúng – Sư tử biết rằng ngay khi đôi cánh bị thương của chim lành lại, chú sẽ bay lên bầu trời mùa xuân cùng với đàn của chú, để lại sư tử với cuộc sống cô đơn như trước.
Những bức tranh màu nhiệm của Dubuc đã đưa câu chuyện đến với cung bậc không thể nói bằng lời, đúng với những khoảnh khắc trong cuộc sống khiến cho ngôn ngữ trần gian trở nên không cần thiết. Khi mùa xuân đến, chúng ta thấy chú chim vẫy cánh từ biệt sư tử.
“Ừ,” Sư tử nói. “Mình biết rồi.”
Không một lời nói nhưng chúng ta cũng biết ngay– chúng ta biết có một thế giới của những cảm xúc không ngôn ngữ, không lời nói bao phủ lấy chúng và soi sáng chúng như một ngôi sao sáng trong khoảnh khắc định mệnh đó.
Nhiều mùa trôi qua và sư tử quay về chăm sóc mảnh vườn một cách đầy im lặng và nhạt nhẽo.
Mùa hè trôi thật chậm, thật êm.
Đầy những suy tư, chú tự hỏi giờ chim đã bay đến nơi nao. Cho đến một ngày trời thu…
… chú nghe một âm thanh quen thuộc.
Là chú chim, trở về cùng với một mùa đông ấm áp của tình bạn.
Chú sư tử và bạn chim tuyệt vời một cách khó diễn tả, loại báu vật mà tấm bảng thông báo và những lời cố gắng diễn giảng trở nên vô dụng – một quyển sách mà, giống như miêu tả về cuốn Hoàng tử bé, sẽ soi sáng tâm hồn của bạn, dù bạn là một đứa trẻ hay là một người lớn. “với một ánh lửa lập lòe bên cạnh” và tiến vào trong bạn “một nơi nào đó không phải tâm trí” để cháy mãi ở đó, một ánh sáng không bao giờ lụi tàn.
Cuốn sách đến từ nhà xuất bản Brooklyn-dựa theo hình vẽ tự do- Chú sư tử say mê (Enchated Lion), đã đem đến cho chúng ta niềm vui vô hạn giống như tác phẩm Lời khuyên dành cho những công chúa nhỏ (Advice to Little Girls) của Mark Twain, Dòng sông (The river) của Sanna, Ballad của Blexbolex, Cái hố (The hole) của Øyvind Torseter, Chú chim nhỏ (Little bird) của Albertine.
Bổ sung những hình ảnh về tuổi thơ và sự cô đơn từ Chú sư tử say mê với tuyệt phẩm cũ đã được hồi sinh Little Boy Brown được vẽ bởi André François vĩ đại.
Images courtesy of Enchanted Lion Books
Dịch: Phạm Thành
Nguồn: https://www.brainpickings.org/2014/05/07/the-lion-and-the-bird-marianne-dubuc/