DẠY YÊU THƯƠNG LÀ DẠY TRÁCH NHIỆM SỐNG

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Câu chuyện

Bảo Long và Minh Long cứ dùng dằng là nên báo với thím Ba hay không khi thằng Tí ngã do nhảy Hip hop đường phố. Hai anh em bải chảy có chút xíu máu cũng chẳng sao đâu… Kết quả của cuộc tranh luận là: nếu nói nó té xem chừng bị đổ thừa ấy… Hoặc vả là sẽ bị người ta mắng vốn là mẹ đánh đòn thì chết chửa… Thôi kệ nó đi… Chắc đau tí thôi mà… máu cũng đã cầm rồi… Đâu ước lượng là ba ngày sau cu Tí sốt mê man và kết quả là phần đầu bị vấn đề khá nặng… Đó là một trong những biểu hiện gần với sự vô cảm mà chúng ta thấy hàng ngày của trẻ em thành thị và cả vùng ven của không khí nông thôn Việt Nam… Thiếu cảm xúc với người khác, khó có thểxúc động hay đồng cản, khó có thể nghĩ đến người khác, ích kỷ, lạnh lùng, độc đoán, chủ quan… là những từ có vẻ phán quyết cho hiện tượng này… Nhưng dường như bản chất cũng không hẳn là không có…

Phải chăng là cá lẽ

Phải chăng câu chuyện trên chỉ là cá biệt? hàng ngày, hàng giờ, không chỉ các bậc cha mẹ mà nhiều người thân vẫn buồn bã, khổ sở khi mái ấm không ấm tình người… Con cái chỉ biết đến bản thân mình. Vui thì ăn chung, buồn thì đóng cửa phòng im ỉm… Việc nhờ con xoa dầu, bóp chân tay hay bắt gió trở thành hành động xa xỉ hiếm khi chạm đến… Sự vô cảm còn lan đần trong sự ứng xử với người xung quanh. Nhà kế bên đánh nhau, mắng nhau… mặc kệ… Những người dân gặp nạn trên phố, cũng đừng đụng vào vì lây họa khổ thân… Không thể phủ nhận rằng trẻ em thành thị ngày nay chưa thực sự thân tình và trải lòng với hàng xóm và những người xung quanh. Thiếu sự quan tâm, thiếu sự thấu cảm và thiếu hẳn những phút giây nhân ái với những người xung quanh là một thực tế đang tồn tại ở không ít trẻ em ngày nay tại thành phố…

Những biểu hiện như “đóng khung” trong nhà, thiếu sự hiểu biết về người cùng khu phố, thiếu hẳn những lời chào hỏi và quên luôn cả những tình huống cần giúp đỡ sẻ chia là một thực tế không thể phủ nhận. Không chỉ ở tuổi tiểu học mà ngay cả đến học sinh Trung học thì hiện tượng này hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy! Tình hình không chỉ dừng ở đó khi mà những hành động trầm trọng khác sẽ xảy ra liên tục: chẳng quan tâm gì đến cảm xúc của mẹ, chẳng chú ý gì đến nỗi buồn của cha… Và với bạn bè thì cứ phiên phiến chứ nói chi với người chẳng một lần quen biết trước đó… Mọi sự dường như trở nên cá nhân hóa ở hành vì và ứng xử… Sự yêu thương, đùm đọc, thương ái đầy cảm xúc trờ thành hình ảnh của dĩ vãng ngày xưa…

Nhìn từ gia đình

Làm sao không vô cảm khi chính đứa trẻ được “bọc khung” quá kỹ và thiếu hẳn những cơ hội để được giáo dục sự tương thân, tương ái. Cũng không thể không đề cập đến thực tế xã hội có quá nhiều thách thức và áp lực khi hàng ngày, hàng giờ trẻ con được mẹ cha dạy dỗ rằng phải biết bảo vệ chính mình, làm sao có thể thân thiện và nhân ái khi không còn thời gian để thở vì việc học quá nặng nề, thiếu hẳn những sinh họat cùng xóm, cùng khu phố… Còn đâu những buổi xem tivi ké, còn đâu những ngày hè vui chơi ngoài sân hay con hẻm cụt, đâu rồi những món ăn ngon ngọt được sẻ chia khắp xóm, đâu rồi những nồi bánh tét thơm lừng vào ngày xuân về tết đến của cả khu phố chung sức làm nên… Không thể thân thiện và nhân ái khi mọi cơ hội gần gũi đã bị tướt đoạt một cách rất cụ thể…

Trẻ em vô cảm còn thể hiện ở rất nhiều biểu hiện khác như thiếu hẳn sự hỗ trợ và giúp đỡ, thiếu hẳn sự thông cảm đích thực… Cuộc sống “lạnh lùng” và được sắp đặt sẵn theo một hình thức lập trình, thực tế xã hội có quá nhiều điều làm cho mỗi người trăn trở thì dường như khuynh hướng nhân ái với người hàng xóm có lẽ trở thành điểm đến khá xa lạ với trẻ em thành thị ngày nay… Khi lòng nhân ái với những người sống cùng xem ra quá xa lạ với mỗi người thì chắc chắn chúng ta sẽ khó có thể tạo ra một cộng đồng văn minh đích thực. Giải quyết vấn đề này cần lắm sự chung sức của khu phố, của từng gia đình cũng như của những tổ chức liên quan trong xã hội để tạo thành một phong trào chung nhằm xây dựng cuộc sống văn minh ở khu dân cư ngày nay cũng như tạo cơ hội cho nhân cách trẻ phát triển một cách hài hòa.

Nếu mỗi gia đình thực sự chú ý nhiều hơn đến cuộc sống và đặc biệt là cảm xúc của gia đình. Nếu mỗi gia đình biết tạo cho trẻ nhận thức về trách nhiệm của chính mình cũng như hiểu được mối quan hệ của mình với các thành viên khác? Nếu từng gia đình biết làm cho con trẻ khóc vì thương mẹ, đau vì nỗi đau của cha và đặc biệt là biết nói những lời thương cảm, biết thực hiện những hành vi thực thụ của yêu thương thì mọi vấn đề xem chững sẽ chẳng trầm trọng hơn thế nữa. Điều này không hẳn là sự quy trách nhiệm, càng không phải là yêu cầu bổ sung mà đó là những hành động cần kíp để giải quyết vấn đề trên bình diện nhiệm vụ đích thực và chính đáng của mỗi gia đùinh. Điều này sẽ được thực hiện nếu mỗi người cha, người mẹ không chìu chuộng con mình một cách quá đáng, không thỏa mãn tất cả sự kỳ kèo hay sự đòi hỏi của con, biết điều chỉnh hành vi của con, biết khơi gợi cảm xúc, lòng tự trọng của con từ những hành vi đơn giản…

Kết

Không hẳn là tạo áp lực cho gia đình hay cho con cái. Vì nhìn từ góc nhìn trường học, xã hội cũng có thể đưa ra những lý giải không kèm cạnh. Nhưng cũng có thể xem đây là áp lực của việc dạy con nên người hay trẻ học làm người đúng nghĩa. Cuộc sống là những chuỗi những áp lực cần vượt qua. Tuy vậy, đấy phải là những áp lực có thể tải trọng và vừa sức. Hãy tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách bình thường khi biết chấp nhận áp lực của việc chung sống, biết quan tâm, biết thể hiện cảm xúc một cách thích hợp. Đó không chỉ là mong mỏi của những đứa trẻ mà của cả xã hội khi chúng ta cần những con người bình thường biết sống – biết làm việc và biết hướng đến những giá trị đích thực của cuộc sống: biết yêu thương, biết chung sống; biết cân bằng giữa lý và tình.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

PCT Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *