Độc đáo, biến hóa với ‘Độc thoại’ của PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

Với uy tín và kinh nghiệm là một chuyên gia tâm lý hàng đầu PGS.TS Huỳnh Văn Sơn đã xây dựng cho anh một “thương hiệu” nhất định, minh chứng bằng việc chiếm sóng ở nhiều đài truyền hình, phát thanh cả nước. Bên cạnh, anh đã trở thành giám khảo của nhiều cuộc thi khác nhau như: người đẹp, duyên dáng, thanh lịch, tài năng, trí tuệ. Song với nội lực của bản thân, khi thực hiện các MV ca nhạc, hay khi anh tham gia các phim ngắn… mới thấy được sự chuyên nghiệp của một diễn viên không chuyên, độc đáo và thú vị nhất là ý tưởng độc thoại của anh lần này.

1. Trong sản phẩm “Stress – Áp lực – Chung sống hay vượt qua”, anh đã thể hiện rất nhiều vai, cảm xúc của anh ra sao?

Có thể nói là một diễn viên, ai cũng có nhiều vai diễn. Tôi chưa từng nghĩ mình làm nhiều vai mà tôi đang muốn trải nghiệm thêm cho cuộc sống của mình, và những cảm nghiệm của mình về người khác. Tôi muốn là “người con cứ hẹn lần, hẹn lựa rằng con sắp về thăm mẹ”, “một người sếp lúc nào cũng bận, một người cha thiếu sự đồng cảm với con”, “một người có lương tri biết đối diện với chính mình để tự vấn lương tâm”. Tôi diễn bằng cảm xúc thật của chính mình, nên nhiều hmột số cá nhân cứ luôn bị hiểu nhầm một cách đáng tiếc nên vòng quay cuộc đời cứ nghiệt ngã.

2. “Chất liệu” để anh diễn vai ấy là gì? Cuộc sống tư vấn có giúp gì cho anh trong vai diễn này?

Tôi thể hiện bằng kinh nghiệm và những gì tôi quan sát được. Thú thật, ai trong chúng ta không từng sai trong cuộc sống. Trong tất cả những gì tôi viết và tôi nói trong đó, có những vấn đề của chính tôi. Và ở vai nào thì xin được bí mật.

Cuộc sống và nghề nghiệp cho tôi những bài học rất đáng quý. Bài học về quản lý thời gian, hoạch định mục tiêu cuộc đời, xây dựng động cơ phấn đấu đúng đắn. Tôi cũng mạnh dạn “nắm” và “buông” để xây dựng dự án: “Ai cũng có thể” theo định hướng những gì tôi đã trải nghiệm khi làm tư vấn.

3. Có thể nói nếu trừ đi vai đứa con trong tiểu phẩm thì gần như anh diễn độc thoại trong sản phẩm? Vì sao lại như thế?

Tôi nghĩ con người có thể trải cảm xúc ở nhiều bình diện khác nhau, nhiều tình huống và hoàn cảnh khác nhau. Việc tôi hạn chế tối đa người thể hiện để tôi muốn trải nghiệm cảm giác cũng như giúp mỗi người trải nghiệm cảm giác: người ta có thể bận rộn khi chỉ có một mình, sống một mình, làm một mình… Đó là cảm giác bận rộn, là suy nghĩ bận rộn và là sự bận rộn của chính mình, và do mình tạo nên.

Thêm nữa, tôi muốn mình độc thoại để chính bản thân mình sẽ dễ xuất hiện nhu cầu tự vấn. Đó là diễn tiến đời thường của con người trong muôn mặt của cuộc sống tâm lý cá nhân.

4. Điểm khó khăn trong việc diễn độc thoại qua nhiều vai là gì? Và anh vượt qua như thế nào?

Tôi nghĩ khó khăn về cảm xúc và tưởng tượng là chủ yếu. Các vai diễn trong kịch bản do tôi xâu chuỗi những hoàn cảnh khác nhau ở những gia đình khác nhau. Tôi lên kịch bản rất gọn và nhanh, với mong mỏi: phản ánh thật về cảm xúc. Điểm khó khăn lớn nhất có lẽ là cảnh quay: cảnh chở con đi xe không kiểm soát gần như bị tại nạn, hay cảnh mượn học sinh bất kỳ để làm con của mình.

Vượt qua khó khăn thì không có gì lớn. Trong câu chuyện này, tôi không nghĩ mình diễn mà tôi sử dụng cách phản ánh thật. Với tôi thì tôi đã làm hết sức mình, với trách nhiệm lớn nhất mà cuộc đời đã giao phó cho mình: “sẻ chia”.

5. Phần tự đối thoại với chính mình: “Người hạnh phúc và người khổ đau” của anh làm nhiều khán giả rất xúc động. Anh đã tập nhiều lần cho cảnh này không? Ý tưởng này xuất phát từ đâu?

Vì thể hiện khá nhiều sản phẩm trong một ngày nên đây là sản phẩm cuối cùng. Tôi chỉ có 5 phút để hoàn thành hai vai. Thông thường, tôi có quy ước là tôi không muốn quay hai lần. Và vì thế, tôi cố gắng kiểm soát cảm xúc, tôi làm chủ lời thoại và biểu cảm theo đúng trạng thái. Có thể nói, lúc diễn vai hạnh phúc và đau khổ, tôi cảm nhận được sự nhập tâm và quên bẵng nhiều thứ của mình. Nói vui theo các bạn trong e-kip thì tôi giống như lên “đồng”.

Ý tưởng này xuất phát từ việc con người chúng ta có thể tỉnh hay mê khi chúng ta bị giằng xé nội tâm. Và lúc hai bản thể gặp nhau hay đối diện với nhau là lúc chúng ta dễ dàng đẩy mình vào thế “tự vấn”. Trạng thái này xuất hiện nghĩa là ta cần nhìn lại con người mình một cách nghiêm túc.

6. Thách thức với chính mình có phải là điểm quan trọng hay điểm nổi bật trong dự án “Ai cũng có thể” của anh?

Tôi cho rằng thách thức với chính mình là nhu cầu của mỗi người và quan trọng là thách thức đúng, thách thức phù hợp. Hơn nữa, tôi nghĩ ở một góc độ nào đó, chúng ta biết vượt lên chính mình.

Điểm nổi bật của dự án: “Ai cũng có thể”, tôi muốn khẳng định: “Ai cũng có thể vượt qua những sự ám thị, tự ti, yếu đuối của bản thân nếu biết nỗ lực, có chiến lược và cố gắng, cố gắng cũng như tranh thủ sự giúp sức phù hợp”. Với tôi, nếu bạn nói bạn không thể thì bạn sẽ không thể làm được. Còn nếu bạn nói bạn có thể, thì bạn sẽ làm được. Lẽ đương nhiên, ranh giới, mức độ và những thực tế cũng chi phối đến kết quả nhưng tôi muốn nói: “đừng cho rằng mình là người không có khả năng hay không thể khi chưa cố gắng hết mình, hết sức”.

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *