ĐỘT PHÁ ĐỂ THÀNH CÔNG

Thành đạt, xuất chúng vàvượt trội trên mọi người luôn là những ước mơ cháy bỏng trong lòng người trẻ.Có lẽ, nó cũng là một khát khao đang rực cháy trong lòng mỗi con người, mỗi cá nhân.

đôt phá để thành công trong năm mới

đôt phá để thành công trong năm mới

Xin chúc mừng nếu như thật sự trong lòng bạn đang rực cháy ước mơ ấy. Vì như thế có nghĩa là bạn đã bước đầu đặt chân trên con đường đến với sự vượt trội. Bạn có thể nói những ý nghĩ như thế thì có gì đâu mà lạ, ai cũng thế thôi. Cuộc sống có không ít người lười suy nghĩ và ước mơ. Có thể tâm trítập trung nhiềuđể trả lời cho câu hỏi: hôm naymặc gì? Cà phê ở đâu? Shopping ở chỗ nào?… Hoặc là tự bóp chết những ý nghĩ thành đạt ngay từ “trong trứng nước”. Bởi một điều giản đơn là cá nhân ấy không dám nghĩ về những vấn đề này. Thực tế cho thấy sẽ không có gì khó nếu ta muốn, ta làm và có phương pháp để làm.

 Nhưng như câu nói ở trên, thìđể tạo được sự đột phá thì cần phải: dám nghĩ – dám làm – và có phương pháp làm. Vậy thì ước mơ sẽ mãi là mơ ước nếu cứ đóng khung nó trong những suy nghĩ của mình.Vậy cần phải làm sao để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Đây là vấn đề cần phải quan tâm và trả lời một cách rõ ràng vì một lẽ tất yếu nó quyết định cuộc đời ta. Thành hay bại là ở chỗ này.

Vấn đề đầu tiên, trên con đường tạo ra sự đột phá đó là cơ hội. Vâng cơ hội là yếu tố hết sức quan trọng. Bạn có thể nói bạn có thể thành công mà không cần cơ hội.Nếu bạn là một người rất giỏi và bạn tự tạo ra cơ hội cho mình. Tuy nhiên bạn cứ nghĩ lại đi, không phải là bạn đã nắm lấy một cơ hội nào đó để thổi bùng nó lên thành cơ hội vĩ đại và biến đổi đời mình hay sao? Nếu như thế thì xét đến cùng, yếu tố cơ hội là có và nó còn có ảnh hưởng rất lớn nữa là đằng khác. Theo một nghiên cứu, trung bình một tháng một người sẽ có ba cơ hội để biến đổi cuộc đời. Và như thế, mọi người điều có cơ hội như nhau. Nhưng nó lại hết sức mơ hồ và người ta hơn nhau ở chỗ là có nhận ra, nắm bắt và biến những cơ hội ấy trở một quả bom hạt nhân để thổi bùng đời mình hay không? Hãy thôi than vãn. Hãy tư duy tích cực về mọi thứ, thậm chí là những điều tồi tệ nhất vì đôi lúc chính chúng lại là cơ hội làm biến đổi đời bạn đấy. Ví dụ như người phụ nữ đã phát minh ra những cái ly đựng café và trở thành triệu phú sau khi bị cafe làm bỏng hết một cánh tay.

            Cơ hội rất quan trọng nhưng chưa đủ, ta cần những yếu tố khác nữa thì mới có thể tạo ra sự đột phá cho đời mình. Và yếu tố cần đề cập tiếp giúp nhận ra và vận dụng được cơ hội để biến đổi đời mình chính là nguồn lực. Khi nói đến yếu tố này, tôi biết bạn thường nghĩ ngay đến tài chính. Cũng dễ hiểu thôi vì tài chính đóng vai trò rất quan trọng phải không bạn?Thậm chí nhiều người đã không dám tạo ra sự đột phá chỉ vì họ không có tài chính. Họ suy nghĩ như thế này:“Tôi muốn thành công lắm, tôi muốn làm giàu lắm nhưng tôi không có vốn thì làm sao mà làm được.” Đúng, tiền quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thực tế cuộc sống cho ta thấy có những người đã xây dựng sự nghiệp khổng lồ từ con số 0 về tài chính như Larry Ellison người sáng lập công ty phần mềm Oracle, Li Ka-shing tỷ phú người Trung Quốc… Vậy thì tại sao những người này lại làm được như thế? Câu trả lời là họ có nhận thức.

Nhận thức để nhận diện và nắm bắt các thời cơ. Bạn có thể trang bị nhận thức cho mình bằng việc tích cực trau dồi kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như những kiến thức học từ trường học cuộc đời. Có hai thái độ phổ biến trong việc học tập. Thái độ thứ nhất là chăm chỉ, cần cù “tụng” kiến thức như con “mọt sách”. Sách nói đúng là đúng, sai là sai. Không có một sự khác biệt nào trong tư duy. Thực trạng copy trong việc làm bài tập, tiểu luận, khóa luận…đang diễn ra tràn lan trong không ít sinh viên. Đối lập với thái độ này là quan điểm cho rằng học không được lợi ích gì. Có nhiều sinh viên cho rằng những kiến thức trong chương trình học không ứng dụng được trong thực tế cuộc sống. Và các bạn ấy còn dẫn chứng những nhân vật điển hình đã thành công mà không cần học vấn như Bill Gate. Và đương nhiên một hệ quả tất yếu là các bạn ấy không cần học, buông thả và bị dòng lũ kiến thức cuốn trôi. Đúng là gần 80% lượng kiến thức trong giản đường đại học sẽ không được các bạn “xài” đến trong quá trình làm việc sau này. Tuy nhiênviệc lĩnh hội những kiến thức ấy sẽ trau dồi các kĩ năng tư duy.Đây là yếu tố rất cần thiết cho bất kỳ công việc nào sau này. Người ta thường nói tốt nghiệp đại học không phải là hoàn thành mà là bước khởi đầu là vì vậy.Qua đó ta dễ dàng thấy cả hai quan điểm trên trái ngược nhau nhưng điều rất sai lầm. Sai lầm ở chỗ là nó làm thui chột khả năng tư duy của con người. Nhận thức của ta sẽ dễ “to như trái nho”. Như thế thì làm sao mà bạn nhận định, thẩm định và vận dụng được các thời cơ để tạo ra sự đột phá cho đời mình.

chìa khóa thành công

chìa khóa thành công

Hãy thử xem cơ hội như thế nào trong cuộc đời nhé. Một buỗi sáng đẹp trời, có một người chạy đến với bạn và nói rằng:“Tôi có một căn nhà rất là tuyệt vời và tôi sắp đi nước ngoài. Tôi cần bán nó. Theo dự định của tôi thì chỉ cần 2 tháng sau thì giá của ngôi nhà sẽ tăng gấp đôi. Tôi mến nên mới bán cho bạn. Hãy mua đi!” Ồ bạn có  thể reo lên sung sướng. Tôi sẽ mua vì chỉ 2 tháng sau là tôi sẽ thu được lợi nhuận gấp đôi. Tuy nhiên, tại sao không đặt câu hỏi là “một cơ hội tốt đến thế mà người đàn ông kia không nắm lấy? Tại sao ông ta không chờ thêm 2 tháng nữa để có được số tiền gấp đôi?”. Vâng nhận thức là thế đấy. Nó giúp tỉnh táo trước những quyết định. Vì cuộc sống này cơ hội thì nhiều nhưng cũng không thiếu những huyền hoặc đâu bạn ạ. “Xảy một li đi một dặm”. Cuộc sống có nhiều người thành công nhưng cũng không thiếu những người thất bại. Ngôi nhà trên hấp dẫn thật, nhưng biết đâu nó có vấn đề về vị thế, về pháp lý?… Tất cả điều có thể. Hãy trang bị cho mình một nền nhận thứcthật chắc chắn. Ngoài ra khi nói đến nguồn lực,không thể bỏ qua các yếu tố như thời gian, sức khỏe, tính cách hoặc làcác mối quan hệ của bạn…

Nguồn lực không chỉ là tiền mà còn là tất cả từ vật chất đến tinh thần. Hãy khởi đầu sự đột phá bằng cách nhận diện chính mình. Hãy tỉnh táo, khách quan và tỉ mỉ để nhận biết toàn diện con người bạn. Bạn là ai? Bạn có những ưu và nhược điểm nào? Bạn đang có gì trong tay? Trả lời được những câu hỏi này thì bạn đã có một nguồn lực rất lớn để khởi đầu rồi đó. Bạn có nguồn lực, bạn có cơ hội nhưng bạn không hành động thì nguồn lực sẽ hoang phế, cơ hội sẽ vụt bay. Đó là một điều tất yếu! Nên cuối cùng để tạo ra được thành quả thì hãy hành động. Sau khi nắm được cơ hội hãy vận dụng tất cả những gì mình có để lên một kế hoạch. Kế hoạch phải cụ thể và rõ ràng về nội dung công việc cũng như thời lượng, cách thức tiến hành. Có được kế hoạch rồi thì phải nỗ lực hết mình để thực hiện cho kỳ được kế hoạch đó. Đừng quên nghiêm khắc để thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch của bạn.

            Một yếu tố nhỏ trong việc thực hiện là dù ở trong môi trường, công việc hay hoàn cảnh nào đi nữa cũng phải bứt phá lên trên. Phải luôn là những người ở “top” đầu. Có như thế bạn mới có cơ hội để đột phá. Hãy nỗ lực làm và làm để tách mình ra khỏi đám đông. Tách mình ra ở đây là nói theo nghĩa bóng tức là phải vượt trội chứ không phải là xa lánh mọi người. Đám đông ở đây còn ta chạy ra chỗ khác. Không phải. Nếu như thế bạn chỉ có thể “chơi với dế” và đương nhiên nếu thành công thì cũng chỉ “thành công với dế” mà thôi. Hoặc là bạn sẽ trở thành một ẩn sĩ. Trên thực tế, nhiều người đã vấp và ngã một cách đau thương trong vấn đề này. Khi đạt được một điều gì, hoặc vượt hơn người khác một chút là dễ có não trạng bất cần người, thậm chí là coi thường người. Ta tự coi mình là người cấp cao từ đó dẫn đến việc xa lánh, khinh dễ người khác và tự chuốt lấy những thất bại thảm hại. Vì dù như thế nào đi nữa ta luôn cần sự cộng tác của người khác. Sự liên đới là bản chất của con người, “không ai là những hòn đảo giữa đại dương”.Đánh mất bản chất này thì không còn là con người nữa. Mà đã không là con người thì làm sao mà nói đến sự đột phá và thành công. Ví dụ như nếu bạn muốn làm một giám đốc tài giỏi thì buộc phải có những nhân viên để bạn điều hành. Chứ nếu chỉ có một mình bạn thì làm sao mà làm giám đốc. Giám đốc của ai? Và điều hành ai?. Hoặc giả bạn muốn là một người đẹp thì buộc phải có người xấu hơn để bạn biết bạn là người đẹp chứ? Một chân lý giản đơn thế nhưng không ít người đã vấp phải.

 Ngoài quy trình tận dụng tất cả nguồn lực để nắm bắt cơ hội, vận dụng nó để hành động theo một kế hoạch nhằm đạt được mục đích mong đợi, cần lưu ý thêm một số điểm nữa để có thể đạt đến sự đột phá.Vấn đề đầu tiên đó là việc thành bại của cuộc đời còn được xây dựng dựa trên hệ thống thứ bậc như sau: các giá trị sống; các kỹ năng sống; các kỹ năng mềm; và các kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn). Căn cứ vào đây có thể thấy cái nào là gốc, cái nào là ngọn, cái nào cần trang bị trước, cái nào cần trang bị sau. Những điều này thật sự không còn gì mới mẻ, mà nó đã được ông bà ta đưa ra từ xa xưa khi đã đặt những giá trị sống lên hàng đầu “tiên học lễ, hậu học văn”. Nhìn lại vấn đề này có thể nhận thấy một số bạn trẻ đã đi lệch đường khi đã quá chăm chú tập trung vào việc trau dồi các kĩ năng chuyên môn mà quên đi việc trau dồi các giá trị và kỹ năng khác.

            Một giá trị cơ bản mà bạn không được phép bỏ qua đó chính là niềm tin vào chính mình. Nếu không dám nghĩ đến việc tạo ra sự đột phá chung quy lại cũng do không có niềm tin vào chính mình. Đây là một giá trị hết sức quan trọng. Vì nếu bạn không tin vào chính mình thì liệu còn ai tin vào bạn nữa? Có thể bạn đang mặc cảm về ngoại hình, về chiều cao, về gia thế …của mình. Hãy dừng ngay những ý nghĩ tiêu cực và việc tự làm nhục bản thân mình đi. Vì giá trị của con người không phải ở chỗ họ có gì mà là ở nơi họ nghĩ gì và làm như thế nào. Còn nếu như bạn đang bi quan là mình thiếu thông minh hơn người khác thì nên biết chỉ số thông minh (IQ) chỉ ảnh hưởng 20% đến sự thành công của một con người. Còn 80% còn lại là do chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) và các chỉ số khác. Quan trọng hơn là chỉ số này không phải mang tính bẩm sinh mà do quá trình trải nghiệm và rèn luyện mà thành. Hay nói gọn hơn là bạn sẽ có nó nếu bạn muốn. Chắc bạn vẫn còn nhớ chuyện ông Farooq Yusof đã lần lượt đào tạo những người con của mình thành những thần đồng chứ. Nhắc lại chuyện này không phải là để tuyên dương cách giáo dục hà khắc nhưng sự tài giỏi của con người là có thể rèn luyện được. Đừng bi quan với những gì mình đang có. Mà ngược lại hãy tin tưởng và trân trọng tất cả những điều ấy. Vì nó là một gia tài kếch xù có một không hai.

 Kỹ năng sống, kỹ năng mềm và cả kỹ năng chuyên môn nữa nhiều lắm và cũng có rất nhiều nơi sẵn sàng đào tạo.Một kỹ năng rất quan trọng là kỹ năng xác định mục tiêu cuộc đời. Thật vậy có nhiều bạn trẻ đã và đang lầm lũi, huyễn hoặc hay buông xuôi đời mình chỉ vì họ không biết họ phải đi về đâu. Không có mục tiêu bạn sẽ đi lòng vòng, cuộc đời sẽ là “một mớ bong bong”. Bạn sẽ như con thuyền lênh đênh trên biển mà không có la bàn. Lạc lối, mỏi mòn và trôi dạt dẫn đến tử vong là một điều tất yếu. Hãy nhanh chóng xác định cho mình một mục tiêu để hướng tới. Có được mục tiêu rồi mọi công việc sẽ rõ ràng và dễ dàng. Nhiệm vụ giờ chỉ còn là chăm chăm để hoàn thành được mục tiêu đó mà thôi. Cũng giống như một xạ thủ ra trường bắn thì không còn vướng bận gì nữa chỉ còn việc là cố gắng làm sao để bắn trúng cái mục tiêu trước mắt mà thôi. Nên dành một ít thời gian để xác định mục tiêu cho từng công việc của mình. Sẽ thấy ngay lợi ích rất lớn so với cái vốn nhỏ bé bỏ ra về thời gian ấy. Một điểm lưu ý khi xác định mục tiêu là nó phải phù hợp với khả năng, với sở thích, đam mê và nhu cầu của xã hội nữa. Thiếu một trong những yếu tố này thì mục tiêu của bạn có nguy cơ bị lệch. Dễ phải trả một cái giá rất đắt đó là phải làm lại từ đầu sau một thời gian dài chạy theo một mục tiêu lệch lạc. Thêm một điều nữa cần lưu ý đó là mục tiêu càng cụ thể càng tốt, không được chung chung và phải đánh giá được. Nghĩa là bạn phải hướng tới việc xây dựng mục tiêu trở thành một tiêu chí đánh giá. Để sau mỗi chặng đường ta có thể dừng lại thẩm định, đánh giá và điều chỉnh đạt tới sự đột phá một cách nhanh nhất.

            Yếu tố cuối cùng trong con đường tạo nên sự đột phá đó là quy luật bùng nổ.Thử nhìn lại cuộc sống xem. Có nhiều việc lúc ban đầu thực hiện vô vàn khó khăn và dễ cảm thấy rất mệt mỏi. Nhưng đến một buổi sáng đẹp trời nào đó, công sức được đáp đền một cách xứng đáng. Công việc diễn ra trên cả sự tốt đẹp. Đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Bất cứ một sự vật hiện tượng nào sau một quá trình tích lũy đủ về lượng sẽ kéo theo sự phát triển về chất. Con đường đến với thành công cũng vậy thôi. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy đuối sức. Nhưng có một buổi sáng đẹp trời nào đó, sự bùng nổ sẽ diễn ra. Nên hãy cố thêm, cố thêm một ít nữa nhé.

            Con đường đến với sự đột phá không phải quá khó nhưng không phải là con đường tơ lụa. Nó cần đền sự tỉnh táo, tự tin, cố gắng và kiên trì không mệt mỏi của bạn.

Peter Duy Nguyễn

Hiệu đính – Huỳnh Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *