GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN VỢ CHỒNG KHI GIÁO DỤC CON CÁI

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước mắt của bé Thu cứ tuôn trào khi tiếng chửi mắng tách tách của bố mẹ đã trở thành tiếng chan chát tự lúc nào. Thu cũng không ngờ mình là nguyên nhân của cuộc cãi vã này. Có gì là quá đáng cơ chứ??? Chỉ có việc đi trễ- về khuya trong khoảng thời gian 25 phút thôi mà bố thì la mắng, mẹ thì lại hỏi han… Thu chẳng hiểu bố có làm đúng hay không khi Thu hỏi mẹ: Sao bố không bao giờ lắng nghe con hay hỏi han con? Còn mẹ thì luôn hiểu con và thông cảm cho con? Có ngờ đâu mẹ đi qua tranh luận với bố về cách giáo dục hay trò chuyện thế là mọi chuyện trở nên lớn chuyện…

Không khí vợ chồng hay bầu không khí tâm lý gia đình càng lúc càng nặng nể hơn chỉ vì những mâu thuẫn trong chuyện giáo dục con cái. Trong những lần tham gia tư vấn gia đình, chúng tôi nhận thấy có những cặp vợ chồng hay có những mâu thuẫn quá đáng từ khi có con cái đặc biệt trong việc giáo dục con cái khi trước đó họ sống rất hòa thuận – hạnh phúc. Từ những sự vụ rất nhỏ như mua đồ dùng gì cho con đến chuyện dạy con học trước hay chỉ chuẩn bị cho trẻ đến trường tới việc chọn trường cho con hay cho tiền con đi hoặc không… đều là những chuyện hoàn toàn có thể dẫn đến những mâu thuẫn hay những xung đột không đáng có. Điều này có thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình hay không? Chắc chắc và đương nhiên là có và có thật nhiều…

prt087Thứ nhất, những xung đột này sẽ làm cho đời sống gia đình đặc biệt là quan hệ giữa vợ chồng luôn luôn bị hụt hặc, luôn luôn bị áp lực bởi sự tranh cãi. Sự thiếu đồng thuận hay thiếu thống nhất sẽ làm cho cả vợ và chồng đều cảm thấy khó khăn khi cùng chung sức, khi hợp tác… Dần dần sự giao tiếp bị hạn chế, khả năng chia sẻ cũng giảm sút rất lớn theo thời gian và chắc chắn như thế sẽ khó có thể có sự tương hợp tâm lý.

Thứ hai, chính con cái sẽ rất bở ngỡ trước cách thức giáo dục của cha mẹ hay quan điểm giáo dục của cha mẹ. Ở tuổi nhỏ, trẻ sẽ băn khoăn thật nhiều vì không biết hướng đi hợp lý nhất cho mình, không biết hành vi nào của mình thực sự hợp lý? Mặt khác, khi trẻ đã có khả năng nhậtn thức tương đối sẽ trẻ nhìn hình ảnh của cha và mẹ bằng một cái nhìn rất khắt khe. Chỉ có một người đúng vậy thì ai đúng bây giờ? Nếu hành vi của bố đúng thì mẹ quá cảm tính và chủ quan khi bênh vực mình? Thế nhưng nếu hành vi của mẹ đúng, vậy bố tỏ ra quá hà khắc, bố tỏ ra ghét bỏ mình. Dần dần hình ảnh trọn vẹn của bố và mẹ bị thay đổi trong suy nghĩ của trẻ, hình ảnh lý tưởng sẽ dễ dàng bị bóp méo hoặc bị xuyên tạc…

Thực ra ai cũng mong thuận vợ thuận chồng nhưng xem ra mục tiêu tát bể đông cũng cạn không phải ai cũng thực hiện được. Điều quan trọng nhất là cả hai vợ chồng phải thống nhất cách thức giáo dục với nhau. Nếu mọi sự thống nhất được thực hiện ngay từ đầu thì những mâu thuẫn không đáng có sẽ khó có cơ hội nảy sinh trong quá trình giáo dục con cái. Sự cam kết không tranh luận việc giáo dục con cái ngay trước mặt con là điều nên làm, giảm thiểu tối đa những góp ý việc giáo dục con cái và đặc biệt là những trường hợp khác biệt trong hành vi giáo dục là điều nhất thiết nên làm. Bên cạnh đó, những tình huống một trong hai người đang giáo dục con cái thì không được bênh vực một cách lộ liễu nhưng cũng không nên “đổ dầu vào lửa” bằng cách liên tục “cho thêm lời” là những gì nhất thiết phải tôn trọng… Những mâu thuẫn trong việc giáo dục con cái sẽ được kiểm soát và dần dần được hạn chế theo thời gian…

Giáo dục con cái nghĩa là dựng xây hạnh phúc gia đình.. Không thể hy sinh gia đình hay hy sinh hạnh phúc của đại gia đình chỉ vì những mâu thuẫn quá nhỏ nhặt khi giáo dục con cái. Nếu mỗi người trong gia đình đều hướng về mục tiêu chung là xây dựng gia đình hạnh phúc chắc chắn sự cảm thông là yếu tố quan trọng nhất để đồng thuận trong đường hướng dựng xây hạnh phúc đích thực để mỗi gia đình luôn vang mãi tiếng cười trên môi…

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *