Đừng để mình kệch cỡm hơn khi hâm mộ ai đó. Hãy hâm mộ có văn hóa với những thần tượng văn hóa là điều cần thiết”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nêu quan điểm.
Dưới góc nhìn của một nhà tâm lý, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn -Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam sẽ làm rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết “Bàn về văn hóa hâm mộ”.
Cũng có người hâm mộ một người nổi tiếng trạc tuổi mình. Thật gần trong quận, huyện, thật xa nửa vòng trái đất. Ước một lần được nắm tay, một lần được trò chuyện, một lần được cười chung dẫu có “chết” cũng an lòng. Việc hâm mộ ai đó là một nhu cầu hết sức bình thường. Điều đó là chuyện nhiều người đều có.
Hâm mộ một người nào đó, bạn sẽ làm gì? Chắc chắn điều dễ thấy nhất là bạn sẽ
Nổi tiếng cần có…nội công thâm hậu
tìm hiểu hết những thông tin liên quan đến họ, từ ngày tháng năm sinh, đến những ngày họ thơ bé. Rồi cả quá trình để họ được như bây giờ, sở thích về món ăn, địa điểm vui chơi.
Hay gia đình họ có bao nhiêu người, tất cả sẽ được nhớ vanh vách, từ A- Z không bỏ sót một thông tin nào.
Một bài báo nào liên quan đến thần tượng thì phải vào đọc được, ngắm được hình của người mình hâm mộ ngay trong ngày đó mới vui trọn vẹn và đêm đó ngủ mới thực sự ngon giấc.
Cuộc sống hiện đại có nhiều cách hâm mộ sát sao hơn. Không ít bạn sẽ theo dõi fanpage thần tượng một cách thường xuyên liên tục. Không thể quên một sân khấu nào có nhân vật mình hâm mộ biểu diễn để tham gia.
Chưa kể vào trong phòng những hình ảnh về thần tượng được dán khắp nơi, từ nhà bếp tới phòng khách và cho vào tận phòng ngủ.
Họ cười khi thần tượng chiến thắng, đạt được thành công. Họ khóc nức nở khi chỉ nhìn được nhân vật thần tượng từ xa, từ xa đứng nhìn trong nỗi nhớ nhung.
Cứ nhìn những bạn khóc trước phòng chờ sân bay hay sau một show ca nhạc để thấy được các bạn đang đặt thần tượng ở đâu trong trái tim mình. Và hàng loạt sự quan tâm đến thần tượng không chỉ thế mà còn hơn thế nữa bắt đầu biến thể.
PGS.TS huỳnh Văn Sơn (ảnh: internet) |
Hâm mộ thần tượng sẽ còn những hành động nhiều hơn thế nữa. Đó là sẵn sàng chửi rủa đối thủ của thần tượng.
Nếu là người nổi tiếng, đối thủ của thần tượng sẽ là đích đến của “cung tên”, “súng ngắn”.
Không cần suy nghĩ, không cần cân nhắc mà cuộc chiến cũng bắt đầu.
Nếu ai đó chạm vào thần tượng của mình sẵn sàng đưa tất cả mọi lý lẽ ra để bảo vệ.
Không ít người hâm mộ không quan tâm điều đó đi ngược lại với văn hóa truyền thống, không quan tâm hình ảnh mình trở nên xấu xí đi.
Chỉ cần bảo vệ được thần tượng, chỉ cần thần tượng được bình yên là họ cảm thấy vui- cái hạnh phúc cũng bé “cỏn con” trong chừng ấy.
Phải bằng mọi cách vào vệ được thần tượng, làm tất cả mọi thứ vì hai chữ “thần tượng” treo trước mặt. Có làm ngược lại với điều đã học cũng bình thường.
Có quên đi văn hóa cơ bản mình đang sở hữu cũng chẳng là gì không thể. Còn từ tục tĩu dưới chuẩn hay sự công kích thù địch mang tính thiếu suy nghĩ cũng chẳng cần quan tâm và được viết ra khi bình luận thoải mái như nhân cách viết. Sự can thiệp của cha mẹ nếu có cũng chẳng “xi-nhê” gì khi thần tượng “ám”.
Hâm mộ thần tượng nhưng không thể biến thần tượng mình thành vĩ đại với mọi người. Điều quan trọng là đừng quên mỗi người có những thần tượng khác nhau…
Thần tượng của chính bạn cũng không phải là người hoàn hảo. Họ cũng giống như bao con người bình thường khác, có đời sống riêng. Họ cũng có thể mắc sai lầm.
Chỉ là cách đón nhận những vấn đề đó như thế nào. Không phải vì thần tượng, yêu mến họ rồi ta nghĩ mọi hành động của mình làm đều miễn nhiên là đúng, là tuyệt đối.
Mà dù có sai đi nữa thì cũng chẳng sao, cũng không nề hà gì cho bao chuyện nho nhỏ ấy. Vì trong mắt bạn chỉ có thần tượng và duy nhất thần tượng.
Có một tấm vải chính bạn buộc trước mắt mình, sẵn sàng ngộ nhận tất cả về thần tượng mà bạn không hề hay biết!
Hãy hâm mộ có văn hóa với những thần tượng văn hóa là điều cần thiết (ảnh VNE) |
Hâm mộ thần tượng, đừng ảo tưởng rằng thần tượng của bạn là thần linh.
Đừng quên rằng người ấy cũng có những khuyết điểm như bao người, họ cũng cần cố gắng nỗ lực, cần lắng nghe những ý kiến khen chê để ngày một hoàn thiện hơn, họ cũng cần học hỏi thế hệ đi trước để làm giàu tri thức, rèn luyện về mặt đạo đức cho chính bản thân mình, để hâm mộ thần tượng trở thành một nét đẹp, trở thành một hình ảnh các bạn trẻ học tập và dõi theo.
Đó là chưa kể, sự bảo vệ thái quá của kiểu thần tượng quá đáng sẽ dễ làm thần tượng của bạn hỏng đi theo thời gian.
Tự tin quá đáng, cuồng vọng, kiêu ngạo, vô tư, là sản phẩm của sự tưởng tượng do chính kiểu hâm mộ cuồng vọng tạo nên.
Sao không thân thiện, hòa nhã, kết nối, chinh phục thêm, hoàn thiện thêm để trở nên đẳng cấp thực sự?
Hâm mộ ai đó cũng có văn hóa. Văn hóa hâm mộ là bài học không chỉ cho mỗi riêng một lứa tuổi, một nhóm người mà cho tất cả chúng ta.
Chúng ta biết được ranh giới đâu là hâm mộ thần tượng và đâu là những giá trị, cảm hứng, giá trị ta sống tốt hơn mỗi ngày. Cách hâm mộ ai đó là một hành vi của ứng xử. Sẽ có một ngày nào đó, thần tượng của ta sẽ già, nhìn lại mới thấy mình có tội dài lâu với lớp người đã qua. Sẽ có một ngày nào đó, thời gian qua mau mới thấy mình sao đáng thương và tội nghiệp
Cứ thật bình tĩnh đọc thêm vài lần những gì mình viết hôm qua khi chửi rủa ai đó nói lời không đúng ý mình về thần tượng, mới thấy mình kỳ kỳ làm sao ấy…
Tình cờ nhìn lại những hình ảnh mình được chụp với những kiểu hâm mộ vô tư mới thấy mình dị làm sao. Ô kìa, ai đó lạ hoắc lạ huơ đang sống thay mình.
Ô kìa, ai đó nhập vào tôi chứ không phải tôi một người biết nghĩ suy, được gia đình cho ăn học bài bản, có cân nhắc và có chính kiến nhưng luôn suy nghĩ cẩn trọng khi hành xử…
Mới đây, khi một ban nhạc Hàn Quốc đến Việt Nam, nhiều bạn trẻ lên sân bay đón và không ít người đã bật khóc nức nở, thậm chí ngã bệt ra đất vì thấy thần tượng. Trước kia, từng có bạn trẻ còn hôn ghế ngồi của thần tượng…những việc ấy, đa số bị chê cười. Ảnh minh họa của VNE |
Ô kìa, lạ kỳ thay khi nhìn lại mình mới thấy sao tôi từng ngây ngô đến thế.Đừng để mình kệch cỡm hơn khi hâm mộ ai đó.
Hâm mộ có văn hóa với những thần tượng văn hóa là điều cần thiết. Hành động có văn hóa của người làm văn hóa là trách nhiệm khi biết mình đã trở thành thần tượng của ai đó.
Và nếu người hâm mộ quá khích thì vô tình lại đẩy thần tượng của ta trở thành người có lỗi dù người ta không muốn sẽ tội nghiệp lắm thay.
Vì thế, văn hóa hâm mộ không phải là trách nhiệm của người hâm mộ mà còn là hành động thuộc sự “cai quản” của những người may mắn được trở thành thần tượng của nhiều người hâm mộ.