Có thể nói rằng qua “thôi nôi” của ngày việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Những cơ hội đã trở thành sự thật cho đất nước nói chung va doanh nhân việt Nam nói riêng nhưng thách thức không phải không có nếu như không muốn nói là quá nhiều. Thực tế cho thấy một trong những yếu tố quan trọng mà nguồn nhân lực cấp cao nói chung và những doanh nhân nói riêng cần chuẩn bị đó chính là phong cách và bản lĩnh. Một trong những thứ khá quan trọng nhất thiết cần phải đầu tư đó chính là những yêu cầu chuẩn mực về giao tiếp, cung cách làm việc. Điều này không phải giờ đây mới trờ thành yếu tố quan trọng mà ngay từ rất lâu ông bà chúng ta có dạy: học ăn, học nói, học gói, học mở…nhưng rõ ràng trong thế giới phẳng ngày nay thì việc học những yêu cầu trên, nội dung trên trở thành điểm đến rất cần thiết và cấp bách
Tai hại của sự lúng túng
Cùng tháp tùng với một nhóm doanh nhân Việt Nam theo một dự án khá lớn của đối tác ở Mỹ, Nguyễn M là một trong những doanh nhân trẻ khá năng nổ và sắc sảo. Buổi gặp gỡ đầu tiên trong một không khí rất sang trọng và lịch thiệp cùng với những nghi thức rất chuyên nghiệp… Không chỉ M mà còn nhiều doanh nhân khác cũng rất lúng túng. Chị tâm sự, ngay cả cái bắt tay cũng hết sức ngượng ngịu, nụ cười cũng thật giả tạo và xét nét… Đến lượt mọi người phát biểu ý kiến thì chỉ nghe giọng lí nhí và nét mặt thật tội nghiệp Đó là những gì khá nhiều người trong đoàn cũng như chính chị gặp phải… Đến cả chiếc khăn ăn thôi nhiều người trong đoàn không biết “mắc” sao cho đúng khi cứ vô tư buộc ngang hoặc thậm chí dồn hẳn vào thắt lưng trong buổi tiệc chiêu đãi. Ước lượng lẽ ra số hợp đồng được ký phải hơn thế nhưng thực tế cho thấy mọi sự không như tưởng tượng hay suy luận… Nhiều cái lắc đầu và nhiều ánh mắt nghi ngờ về nội lực thực sự của một số doanh nhân. Không phải vì khả năng, càng không phải về vốn..nhưng có lẽ yếu tố khó có thể thuyết phục được đối tượng chính là tác phong chuyên nghiệp và hình ảnh đích thực có bản lĩnh…
Không chỉ những chuyến đi tìm cơ hội ở nước ngoài mà ngay cả hình ảnh của một số lao động cấp cao hay những doanh nhân thể hiện hàng ngày – hàng giờ trên truyền thông cũng là một trong những vấn để cần phải bàn cãi. Có quá nhiều cơ hội để những doanh nhân – những người lãnh đạo của các công ty – tập đàon xuất hiện trên báo chí và đặc biệt là phát thanh – truyền hình hiện nay nhưng phong cách thì mỗi vị mỗi “khác”. Cái khác ở đây không phải yếu tố đặc trưng nhưng nếu xét dưới góc độ truyền thông hay góc độ giao tiếp trước công chúnh thì có quá nhiều điều cần bàn cãi. Thực tế cho thấy khi xuất hiện trước công chúng nghĩa là đang tự PR cho chính mình và cho công ty – doanh nghiệp của mình nhưng nhiều cá nhân chuẩn bị một cách rất sơ sài, nếu không nói luộm thộm. Số còn lại thì thật sự ngắt ngừ trước những “đặt hàng” phát biểu, một số khác thì rất lóng ngọng, vụng về khi thể hiện ý kiến, lập luận, chia sẻ… Ngay cả một trong những chương trình truyền thông rất mềm mại cũng bị chính một nhà quản lý thuộc đơn vị tài trợ phá hỏng chỉ vì cách nói năng quá thực tế theo kiểu quảng bá sản phẩm hay quảng bá thương hiệu vô tội vạ… Rõ ràng học ăn, học nói, học gói, học mở lại có những giá trị rất thời sự trong thời đại hiện nay hay còn gọi là thời đại công nghệ phẳng. Khi mọi thứ thông tin đều có thể lưu giữ và ”sang tay”, khi mọi thứ đều trở nên bình đẳng trước nhịp sống hiện đại, khi mọi hành động của mỗi một cá nhân có thể được lưu giữ thì phong cách, tác phong, cung cách, ứng xử, giao tiếp trong quan hệ cá nhân cũng như quan hệ xã hội trở nên quan trọng. Nếu thiếu tinh tế cũng như thiếu sự đầu tư nhất định trong những lĩnh vực này chắc chắn những thất bại hoặc những cơ hội bị vuột mất là điều đương nhiên.
Đầu tư dài hạn, hậu quả lâu dài
Đã có nhiều tranh cãi về khái niệm thế giới phẳng rằng đây là một mốt mới về mặt ngôn từ hay đây lại là một thứ huyền thọai mới mô tả về thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của toàn cầu hóa? Rõ ràng có thể nói, con người đã kết nối được với nhau một cách rộng khắp trên thế giới nhờ vào những thành tựu cực kỳ có giá trị của công nghệ thông tin. Khi mà việc giao lưu – giao tiếp cũng như việc thiết lập mối quan hệ trở thành một trong những đòi hỏi rất chuyên nghiệp thì những yêu cầu tối đơn giản về những vấn đề ăn – nói… trở thành thanh công cụ không thể thiếu được. Việc giao tiếp với tất cả đối tác bằng email, bằng những cuộc tiếp xúc trực tiếp hay việc thương lượng – đàm phán … cho đến việc tham dự những lễ tiệc đòi hỏi mỗi một cá nhân phải luôn nắm rõ những chuẩn mực giao tiếp quốc tế hay nghi thức lễ tiết .. Đòi hỏi này không phải là quá đáng!!!
Học ăn – học nói hay học gói – học mở cho thấy ở mỗi thời đại khác nhau, mỗi một con người trong xã hội phải đáp ứng một cách tương đối những thách thức. Có thể thấy mỗi một hành vi hay thao tác rất nhỏ nhưng nó đang vẽ lên hình ảnh của chúng ta, mô tả phần nào con người chúng ta trước cuộc sống trong những mối quan hệ trực tiếp cho nên không có gì khác hơn là phải đầu tư dài hạn. Có thể nhận thấy việc đầu tư cho những vấn đề này giữ nguyên giá trị của nó vì đây là một kiểu đầu tư dài hạn mà hiệu quả của nó đọng lại sâu thẳm trong nhận thức – thái độ và hành vi của mỗi con người để nhân cách của mỗi người phát triển một cách toàn diện.
Ở mỗi một hoàn cảnh khác nhau, mỗi một vị trí khác nhau, những gì con người học sẽ đem lại một lợi ích trực tiếp khác nhau nhưng lợi ích lâu dài thì ai cũng có thể nhận thức một cách rõ ràng và sâu sắc. Việc học ăn – nói, gói mở không chỉ đơn thuần học những thao tác hay những kỹ năng trên phương diện hành vi – hành động mà thực chất đó là học cách làm người – học để mình đạt đến một đẳng cấp khác về mặt “hình ảnh” trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Ngay như việc học ăn – klhông phải xa xưa ông bà đưa lên đầu tiên chỉ vì điều này cần thiết hay đó là nhu cầu thường xuyên con người cần được thỏa mãn. Một trong những yếu tố rất quan trọng cần nhận ra là không phải con người ăn để ăn mà ăn để giao tiếp. Nếu “quên” mình trong khi ăn tiệc, nếu “buông” mình trong những cuộc tiếp xúc rất có giá trị khi gặp gỡ ở những buổi tiệc sang trọng, những buổi tiệc tại gia thì chắc chắn sự thanh lịch hay hình ảnh rất đẹp của mỗi người bị giảm sút. Việc học nói cũng không phải đơn giản khi những sách lược đàm phán hay những kỹ thuật thương lượng, những yêu cầu thuyết trình của một người đại diện cho doanh nghiệp – đại diện cho nhóm doanh nghiệp phải có phong cách rất chuẩn mực. Ngay cả việc tiếp xúc thông thường đến việc giao tiếp trong kinh doanh đều gián tiếp khẳng định rằng mỗi một cá nhân cần luôn tự định hướng cho chính mình học nói. Thực tế có thể bạn sắc sảo về những con số, bạn có thể cực thông minh về những phép tính nhưng đẳng cấp của bạn có thực sự được thừa nhận hay không còn đòi hỏi bạn phải có cách thức thể hiện và bày tỏ. Ngay trong việc học gói – học mở cũng thực sự cần thiết vì ở đây chúng ta phải nhìn nhận những yêu cầu học này dưới cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Khi công nghệ đã trở thành đường dẫn hay nói khác hơn thế giới phẳng đã đem con người đến gần nhau hơn, tạo điều kiện cho con người có thể thoải mái giao dịch thì tất cả những việc có liên quan đến vấn đề đưa quyết định, ứng xử trước tình huống và những thách thức đểu trở thành một trong những yêu cầu tối quan trọng. Hẳn chúng ta cũng nhận ra khi những thói quen hoặc cung cách ứng xử bản năng chưa đủ để có thể chinh phục hay thuyết phục thì việc tìm đến những kinh nghiệm chuẩn mực trong cuộc sống hoặc từ những tình huống điển hình sẽ là một trong những phương thức rất cần thiết và hữu hiệu.
Việc tự trang bị cho mình những yêu cầu về giao tiếp, yêu cầu làm người là một trong những đòi hỏi muôn đời của những con người biết phấn đấu. Thế nhưng rõ ràng rằng trước những sức ép của cuộc sống, của công việc, của thời đại thì những yêu cầu mang tính chất chuẩn mực và có đẳng cấp quốc tế trở thành một trong những điều cần quan tâm. Hàng ngày, hàng giờ vẫn có thật nhiều cá nhân và doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục học những điều thật giản dị mà từ xưa ông cha ta đề cập. Đương nhiên những yêu cầu này đã được phả vào đó một hơi thở mới, một màu sắc mới của thời dại… Sẽ có cá nhân cho rằng mình đã biết những điều đơn giản này nhưng nếu nói như thế thì rõ ràng sự chủ quan dã xuất hiện. Học những giá trị, tiếp thu và tích lũy những giá trị để thích ứng, đó là yêu cầu thực sự mãi mãi mang tính nhân văn và thời sự.