KHI GƯƠNG ĐỜI TỪNG “KHÔNG SÁNG”

Bắt đầu từ một cuộc tư vấn qua Đài phát thanh, chúng tôi đã tiếp tục trò chuyện và trao đổi với một tình huống khá tế nhị khi cậu con trai tròn 16 tuổi không phải tư vấn cho chính mình những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Bức xúc trước những thực tế của gia đình, cậu con trai 16 tuổi quyết tâm bảo vệ mẹ, động viên và an ủi khi mẹ cậu từng có quá khứ không mấy “sáng”. Những hình ảnh của nhiều bà mẹ có quá khứ không “sáng” luôn làm cho tâm lý những đứa trẻ có nhiều biến động. Cảm thông hay oán trách, muôn mặt của cuộc sống đều có thể làm cho đời sống tâm lý con cái có không ít những xung đột nội tại cũng như rối nhiễu…

CẢM THÔNG

Đã gần hai mươi năm dừng lại nhưng gần như chưa bao giờ, BH được hạnh phúc. Nỗi đau vẫn âm ỉ chảy trong lòng của cô vì người chồng vẫn không thể quên được quá khứ của cô. Là nhân viên của một quán bar vì áp lực của căn bệnh quái ác đang ngày ngày đêm đêm hành hạ mẹ cô… Phải tiếp tục dấn thân để đi sâu thêm với những hành vi không thực sự đoan chính… kết quả là những tháng ngày lao dài trên bờ vực không biết khi nào rơi tõm… Có ai ngờ đâu cứu tinh xuất hiện. Vốn là kỹ sư xây dựng nên họ đến với nhau một cách tình cờ và choáng ngợp trong nhau… Quyết định “bóc tách” mình một cách chân thật của BH làm cho anh chàng lay động… Thế là họ ra về với nhau trong một căn nhà ấm yêm với một kết quả tuyệt đẹp… Một cậu con trai kháu khỉnh của cả hai chào đời… Cậu con trai ấy kể cho chúng tôi nghe như một chuyện tình thật lãng mạn … Thế nhưng cũng chính cậu khá “sốc” khi nghe những lời lẽ mà ba mình dành cho mẹ… Tôi cũng chẳng biết nó có là con của tôi hay không nữa, tôi không thể quên được mỗi khi cô có điện thoại hay tin nhắn của ai “dìu dặt” đến… Tôi căng thẳng và không thể còn tin cô được nữa… Cô có biết là những gì cô đã từng làm luôn ám ảnh tôi…

Không phải đứa trẻ nào cũng có thể thông cảm với mẹ mình khi đã từng có một quá khứ quá “đau thương” và không lấy làm cho ‘sáng” lắm. Khuynh hướng đầu tiên trong diễn tiến tâm lý của trẻ khi biết được quá khứ đau buồn của người mẹ là luôn luôn đồng cảm, thông cảm. Đó là những trẻ biết suy nghĩ, biết cân nhắc và những giá trị hiếu để luôn đặt lên trên. Những rung động bình thường thông qua những thao tác chăm sóc, những hành vi yêu thương dần dần để lại trong tâm hồn trẻ một tình cảm sâu sắc. Trẻ cũng nhận ra rằng dù cho có bất kỳ giá trị nào chưa thực sự  “hoàn mỹ” thì đó cũng là mẹ mình. Mặt khác, khi đã thay đổi có nghĩ là mẹ mình đã chọn một lối đi mới, hợp lý hơn, con người hơn. Trong những trường hợp thế này, con cái thường rất hiểu và thương yêu mẹ mình nhiều hơn.

Nhu cầu bảo vệ của cậu trai 16 tuổi đã thôi thúc cậu đi tư vấn là thế. Mong muốn được che chở, khát vọng được bảo bọc mẹ, tránh đi những sự xúc phạm không đáng có thật sự cháy bỏng trong cậu. Không ít lần cậu nổi đoá lên khi ba hành hạ mẹ… cậu còn tâm sự lắm lúc cậu muốn xô ngã cả ba để giải thoát cho mẹ, lắm lúc cậu muốn hét thật lớn để cho ba cậu tình giấc vì trong cậu, mẹ cậu là một người đàn bà rất bất hạnh đã biết vượt lên tất cả để đứng dậy… Khát khao được trưởng thành thật nhanh, được thành đạt trong cuộc sống để nuôi nấng mẹ, để hai mẹ con có thể tự lập sống những tháng ngày nhẹ nhàng thực sự lớn trong tâm khảm cậu… Cậu tâm sự một cách rất chân thành: “Nhiều lúc con thực sự mệt mỏi, con muốn phá tan tất cả… Có lúc buồn lắm, chẳng muốn làm gì, muốn bỏ nhà đi hoang nhưng vì thương mẹ nên đành gượng lại… không biết ngày sao ra sao nhưng thật sự có lúc con đuối lắm…”

OÁN TRÁCH

Không phải đứa con nào cũng có thể đồng cảm với mẹ. Đương nhiên, cũng không thể trách rằng đây là những trẻ thiếu nghĩ suy hay thiếu cân nhắc nhưng một thực tế cho thấy là chấp nhận một quá khứ đau buồn của cha mẹ là điều không dễ dàng chút nào. Nhiều cuộc trò chuyện với nhiều bạn trẻ đang yêu, đang chuẩn bị cưới vẫn “nhen nhúm” trong lòng những nỗi buồn, những suy nghĩ mang màu sắc của sự giận hờn, oán trách… “Trời ơi sao tôi lại sinh ra trong ngôi nhà này, sao tôi phải đầu thai vào một hoàn cảnh éo le…” Nói một cách chính xác, rằng chữ “oán trách” đã tồn tại trong suy nghĩ và đằng sau mặt “trên ” của những câu nói trên…

Vốn thật sự xinh xắn nên không ít người theo đuổi. Lại không yêu ai mà M D lại yêu người con trai cùng xóm… Ngăn cản cũng không được, cấm đoán cũng không xong nên mọi chuyện mẹ D cứ để trôi theo dòng nước. Khi biết hai người quen nhau, mẹ anh ấy nổi giận lôi đình và ngăn cấm một cách tuyệt đối. Thậm chí bà còn lấy cái chết để đe dọa và yêu cầu lựa chọn… Ràn rụa trong nước mắt, mẹ MD đành thú thật về quá khứ đau buồn của mình khi D là đứa con của một người yêu đã từng phụ bạc… Không những thế, đã có vài lần mẹ D tự tử làm cho xóm dưới làng trên đều biết tất, vài lần mẹ D đã sáy bí tỉ cùng vời những thanh niên trong xóm, vài lần  mẹ D cũng bị công an phường mời lên giáo dục vì tụ tập la hét và có hành vi trộm cắp…

Khi quá khứ đau buồn được lần giở, MD khóc nức nở và đôi mắt long lên đến mức đỏ như máu. Cô tuyên bố một câu tàn nhẫn đến cực độ: Con không thể chấp nhận được thì nói chi người ta… Câu nói của cô sinh viên Khoa học xã hội và nhân văn làm cho mẹ  mình đau điếng… mẹ D thổn thức: “thôi thì con từ mẹ đi…”. Tình hình vẫn không thể dịu đi khi gần ba tháng trời M D không hề nói chuyện với mẹ mình, D luôn luôn mang tâm lý mặc cảm, tự tin… những suy nghĩ trách cứ, oán hờn cứ luôn chục chờ để tuôn ra. Suy nghĩ rằng mình bất hạnh, mình không thực sự may mắn, mình không giống như mọi người, vì quá khứ đau buồn của nên tình yêu của mình bị “giết chết”… tất cả cứ tồn tại trong suy nghĩ của D… không thể học tập một cách ổn định, không thể tập trung làm việc bàn thời gian, cũng không thể an tâm sống… M D bị stress nặng. Rõ ràng, quá khứ đau buồn của mẹ không thể dễ dàng được những đứa con chấp nhận. Càng được sống trong một cuộc sống “phẳng”, càng thoải mái trong sự quan tâm đặc biệt từ phía gia đình, càng miễn nhiễm với thực tế cuộc sống, khả năng đón nhận và thích ứng với những quá khứ xấu càng thấp hơn bao giờ hết. Không thể trách  mẹ D vì sao có quá khứ như vậy, không thể trách mẹ D vì sao không cho D biết sớm, không thể hận mẹ D vì ai cũng có thể có những phút nông nỗi, càng không thể oán mẹ D không thả D ra cuộc sống để biết “mùi đời” vì tình thương của mẹ luôn đòi hỏi chính mình phải bao bọc, phải chăm sóc con cái với những “tác động” tốt nhất… Khuynh hướng thứ hai này trong diễn tiến tâm lý của những người con khi biết quá khứ đau buồn của mẹ mình diển ra hết sức phức tạp. Một số không nhỏ những người con sẽ giận hờn, sẽ lặng im không nói, thậmchí có những thái độ trách cứ, nặng lời… Tuy vậy, không quá mức khi những hành động kiểm soát vẫn còn tồn tại ở bản thân của người trong cuộc… Không những thế, số còn lại có ngay những hành động tiêu cực như từ cha  mẹ, bỏ nhà ra đi, đẩy cuộc đời mình vào những cuộc ăn chơi không giới hạn, “thả” đời mình theo dòng chảy vội vã của cuộc sống…

Con người có thể chọn cho mình nhều điều kiện khác nhau nhưng không thể chọn cho mình cha mẹ và giới tính. Sự thông cảm hay oán trách cũng thật sự khó có thể chọn là “chân lý” chung nhưng có lẽ sự thông cảm vẫn là yếu tố mang đậm tính người, hàm chứa những giá trị nhân văn trong lối sống và ứng xử của con cái dành cho cha  mẹ. Không nên nhìn cha mẹ bằng đôi mắt của một đứa con luôn tưởng tượng hình ảnh “sống” thật đẹp mà hãy hiểu rằng ai cũng có những quá khứ. Vấn đề quan trọng phải là thực tế hôm nay, định hướng lối sống cho ngày mai… Thay vì trách cứ, sao không nhìn vào những hành vi gương mẫu, nhìn vào những thái độ tích cực mang đậm chất người của mẹ khi mẹ chăm lo chính mình…

Nói như thế không có nghĩa bao biện cho những người mẹ nhưng chắc chắn rằng thông điệp mà mỗi người chúng ta cần nhận ra rằng bất kỳ những tác động thiếu hợp lý có liên quan đến hình ảnh của cha mẹ đều để lại những dấu ấn khó phai trong tâm lý của con mình. Nếu nhận thấy điều này, chắc không phải bắt đầu đổi thay từ khi “gác kiếm” mà mỗi phụ nữ cần biết tôn vinh những giá trị không chỉ cho chính mình mà còn cho cả con cái mình trong tương lai khi mình còn rất trẻ…

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *