Thực tế trong cuộc sống, không hẳn người có chỉ số IQ cao là sẽ luôn thành công. Vậy, để trẻ có thể thành công trong cuộc sống, cần ưu tiên phát triển những yếu tố nào? TS. Huỳnh Văn Sơn (Trưởng khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TPHCM) chia sẻ.
TS. Huỳnh Văn Sơn. |
Chỉ số thông minh – IQ – có phải là mục tiêu phát triển hàng đầu như các bậc phụ huynh vẫn thường nghĩ không thưa TS?Suốt một thời gian dài, và thậm chí là cho đến hiện nay, chúng ta vẫn luôn cho rằng: IQ là chỉ số hàng đầu, giúp mang đến những thành công. Thực tế, giúp trẻ phát triển chỉ số IQ tối ưu là cần thiết, tuy nhiên, sự thành công của con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của trí tuệ, đặc biệt là SQ trí tuệ xã hội.SQ liệu có phải quan niệm mới thay thế cho IQ?Không phải như thế. Trí tuệ xã hội (SQ) là quan niệm đã phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng vẫn còn mới ở Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản: SQ là năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác. Năng lực đó được dựa trên sự nhận thức và sự thể hiện những cảm xúc, thái độ trong những hoàn cảnh nhất định và được biểu hiện thông qua:– Khả năng nhận thức về người khác, thể hiện ở khả năng đồng cảm, dễ cảm thông, chia sẻ với người khác. Đây là cơ sở quan trọng để có được nền tảng vững chắc cho sự thành đạt xã hội.– Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội, thường được hiểu là năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác.– Khả năng tự nhận thức bản thân cũng như cảm xúc của bản thân và các ảnh hưởng của chúng; biết được điểm mạnh và các giới hạn của mình, có một hiểu biết rõ ràng về khả năng và giá trị của bản thân. Từ đó sẽ biết cách thể hiện phù hợp với hoàn cảnh, vị trí vai trò của mình trong khi tương tác với các cá nhân khác để đạt được hiệu quả.– Khả năng tự điều chỉnh, thay đổi. Cá nhân có SQ cao sẽ biết tự kiểm soát cảm xúc, chịu trách nhiệm về các việc làm của bản thân; linh hoạt trong việc giải quyết sự thay đổi; hứng thú đối với những sáng kiến, cách tiếp cận thông tin mới. Nhờ đó, thiết lập và duy trì bền vững các mối quan hệ xã hội và thành công trong việc tương tác với các cá nhân khác để hoàn thành nhiệm vụ.Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để phát triển SQ cho trẻ, thưa TS?Trí tuệ xã hội sẽ được khơi gợi, bộc lộ và vun đắp nếu các bậc phụ huynh biết khơi gợi nhu cầu học tập, giao tiếp, hoặc chú trọng đến sự hình thành và phát triển quá trình nhận thức của trẻ.Bầu không khí tâm lý trong gia đình cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển trí tuệ. Quá trình nhận thức của trẻ còn được phát triển thông qua các buổi dạo chơi cùng với gia đình, các buổi tham quan, lễ hội. Hơn thế nữa, việc trò chuyện giữa cha mẹ với trẻ, chơi cùng trẻ sẽ kích thích hứng thú nhận thức, khơi gợi trí tò mò, nhu cầu khám phá và hình thành khả năng tư duy, khả năng tưởng tượng của trẻ. Hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy.Cha mẹ cũng cần lưu ý cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học nhằm phát triển óc quan sát, khả năng suy luận của trẻ. DHA, ARA, các vitamin… chính là các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não, phát triển IQ của trẻ. Một khi IQ phát triển, chỉ số SQ của trẻ, qua đó, cũng sẽ được nâng cao.Cảm ơn TS đã có những chia sẻ rất có ích về SQ.
Cũng theo TS. Huỳnh Văn Sơn, cần chú ý giúp trẻ phát triển chỉ số SQ, đây là tiền đề quan trọng giúp trẻ thành công trong tương lai. Với mong muốn góp phần xây dựng “Thế Hệ Vàng” cho Việt Nam, dòng sản phẩm Dinh Dưỡng Vàng được bảo chứng bởi Wel Nutrition (Hoa Kỳ) như sữa chua, váng sữa, sữa nước, sữa bột… là những sản phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp các dưỡng chất để giúp trẻ phát triển tối ưu cả về thể chất và trí tuệ. |
PGS.TS HUỲNH VĂN SƠN