MODE BLOG THỜI HIỆN ĐẠI

cb0f98654ca00c0b6cb5114b94523b6aTrong những năm gần đây, mỗi kỳ thi Đại học hoặc tốt nghiệp đã qua không ít bài văn “phát ớn” làm cho những người đọc hết hồn. Không chỉ những lỗi về kiến thức maø những lỗi về câu chữ còn làm nhieàu người đọc cảm thấy căng thẳng toàn thân. Đó laø những ký hiệu mắt môi, những chữ nhấp nháy với thông tin “chút chú”, “hì hì”… Mọi thứ trở thành một thói quen đặc biệt của không ít học sinh cũng như bạn trẻ. Tình hình càng lúc càng trở nên đáng quan tâm và suy gẫm khi trong khoảng thời gian gần đây những biểu hiện này trở nên độc đáo hơn, sắc nét hơn. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chắc chắn một trong những nguyên nhân rất quan trọng là ngôn ngữ của chat, ngôn ngữ của blog  của không ít bạn trẻ trong cuộc sống

Trong một cuộc nói chuyện tại NVHTN cho gần 500 bạn trẻ tham dự với chủ đề “Văn hóa blog”, không ít bạn đã thẳng thắn trả lời hiện giờ blog là món ăn tinh thần dường như không thể thiếu. Có đến hơn 50% bạn đã dành ít nhất trên dưới 2h trong mỗi để giải quyết cho nhu cầu blog. Nếu có thời gian lang thang trên mạng, sẽ nhận ra không ít bạn đã đầu tư cho blog của mình một cách rất hoành tráng. Các công đoạn cứ liên tục được thực thi theo mô hình “đầu tư sâu – thu nhập kém”. Lên mạng post những tấm hình mới nhất, giới thiệu những ảnh chân dung “cập nhật” nhất, viết những dòng mô tả lại “hành trình” hôm nay của mình và thậm chí bày tỏ những ý kiến của mình về những vấn đề nóng… Hình nude là hình nghệ thuật, chụp nude thì đã sao… Thậm chí đây cũng là quan diểm chơi blog của một người từng đoạt danh hiệu siêu mẫu năm 2004.

Có thể nhận thấy nhu cầu blog là một nhu cầu dường như không thể thiếu được trong một số bạn trẻ ngày nay. Cũng chính vì lẽ đó, không phải là quá đáng khi nhận thấy rằng blog đã trở thành mode trong hướng đến của nhiều bạn trẻ. Lập blog cho có, lập blog để khẳng định sự vượt trội, lập blog để giải bày, chia sẻ… là những động cơ thôi túc. Khoảng trên dưới 5 năm gần đây, blog đã góp phần giải tỏa nhu cầu tâm sự của nhiều bạn trẻ khi nó được xem như một loại nhật ký điện tử khá hữu dụng. Không chỉ có thể ghi lại những buồn vui trong cuộc sống mà blog còn là nơi để bộc bạch những khát khao, những suy nghĩ. Blog còn giúp nhiều bạn trẻ giải tỏa những bức xúc của mình, kết nối bạn bè, giao lưu cộng đồng mạng… Những giá trị tích cực của blog và thậm chí là mode blog không thể không đề cập như: tạo niềm tin trong cuộc sống, vận dụng những kỹ năng đã học về internet, thoả mãn nhu cầu vui chơi … Ngay cả một hai tờ báo gần đây còn trích cả blog của một số nghệ sĩ để đăng lại trên báo tờ, các cuộc thi blog văn hóa – blog ấn tượng – blog sạch được quan tâm khá lớn…

Blog word.

Thế nhưng chính những động cơ “mới” của một số người viết blog (blogger) mới là điểm đáng quan tâm và suy nghĩ về văn hóa blog, về model blog trong cuộc sống. Không thể không kể đến một số cá nhân xác định blog là một phương tiện để thu hút người đọc, lôi kéo khán giả nên dùng nhiều chiêu rất độc. Một số bạn còn khẳng định vị thế của mình bằng nhiều hình thức quái hơn như: đưa tin nóng, đưa ảnh “hot” để làm hoành tráng và rực rỡ cho blog của mình. Đến đây có lẽ blog không chỉ là cái cho riêng mình, cho một nhóm mà dường như ở một góc độ nào đó, nó đã trở thành một “tờ báo cá nhân” mang tính chất “thu nhỏ” trong một nhóm người, trong một cộng đồng thu hẹp… Cũng không phải là quá khi xem blog như mode mới của cuộc sống. Hiện tượng say đắm blog quên cả thời gian cũng đang diễn ra. Không chỉ những bạn trẻ mà ngay cả một số nhân viên của các công ty cũng quên cả việc sắp xếp thời gian để lao vào blog. Cũng không ít bạn “chạy” thẳng vào blog của những người mình quen biết thậm chí của những người thật lạ lẫm để phê phán – “bình loạn” bằng những lời lẽ khó nghe. Mode blog vốn dĩ không có tội nếu như cả chủ blog và các thành viên, bè bạn đều biết đến những giá trị văn hóa. Đó là giá trị của hình ảnh cá nhân mình, đó là giá trị tinh thần của ngôn ngữ – của văn hóa, đó còn là bản lĩnh, là đạo đức…

Nếu nhiều người trong chúng ta đồng ý rằng blog được phép chia sẻ thì chắc chắn những giá trị nhân bản phải được đề cập. Đua mode không mệt mỏi đã thể hiện trong quá trình “chơi” blog của các bạn trẻ. Chính lúc này đây, bản lĩnh của người chơi blog cũng như những giá trị của chính người chơi bộc lộ một cách rõ nét: ngôn ngữ hiện đại những vẫn phải sáng trong, hình ảnh được chọn lọc mang tính văn hóa, quan điểm phải rõ ràng, phát biểu có chừng mực và cẩn trọng, sự thật và đạo đức phải luôn được tôn vinh… Ngay cả người đọc blog cũng nên nhận ra những thông tin trên blog đôi lúc là thông tin “siêu thượng” nên đừng vội vàng tin tưởng một cách quá đáng hay lệ thuộc nhiều vào những thông tin ấy làm cho tình hình căng thẳng trong suy nghĩ, trong quan hệ. Người đọc blog cũng nên nhận ra rằng tất cả chỉ là phương tiện giải trí chứ không thể thay thế những chuẩn mực hay những nhu cầu chính thống khác trong cuộc sống.

Đua mode biết chọn lọc mới là sành điệu trong cuộc sống. Việc sử dụng mode phục vụ chính mình và cuộc sống sẽ thật tuyệt vời chứ không phải để mình trở thành nô lệ của mode. Blog dù muốn dù không cũng trở thành một sự thật hiện hữu trong đời sống con người chúng ta, người sử dụng phải nhận ra những đòi hỏi tất yếu của nó để chứng minh mình có đẳng cấp chứ không phải theo đuôi. Cuộc sống thật nhiều thách thức, cái mới ra đời phải phục vụ cho đời sống một cách tích cực nhưng cắc chắn rằng cái mới không được phép phá tan tất cả những gì thuộc về nhân bản, văn hóa, giá trị cốt lõi của sự sống. Mode blog đâu đó đã tồn tại trong cuộc sống và hy vọng rằng những nhà thiết kế “chuyên nghiệp hay không chuyên”, những khán giả của cuộc trình diễn “thời trang blog” đa sắc hãy biết tôn vinh mình và trân trọng những giá trị văn hóa khi đua blog.

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *