Nghệ thuật tranh luận ai ai cũng phải biết: Đừng bao giờ cố chứng minh đối phương sai

Con người có khả năng suy nghĩ và sáng tạo nhiều điều cho thế giới. Nhưng chính sự khác biệt khiến chúng ta gặp phải những xung đột, bất đồng trong cuộc sống và công việc. Những xung đột có thể là rất lớn như việc kí kết một hợp đồng ở công ty hay chỉ là những tranh cãi nhỏ xung quanh cuộc sống hàng ngày. Đôi khi bạn giành chiến thắng, đôi khi thì không.

Nghệ thuật tranh luận ai ai cũng phải biết: Đừng bao giờ cố chứng minh đối phương sai

 chia sẻ20  

Con người có khả năng suy nghĩ và sáng tạo nhiều điều cho thế giới. Nhưng chính sự khác biệt khiến chúng ta gặp phải những xung đột, bất đồng trong cuộc sống và công việc. Những xung đột có thể là rất lớn như việc kí kết một hợp đồng ở công ty hay chỉ là những tranh cãi nhỏ xung quanh cuộc sống hàng ngày. Đôi khi bạn giành chiến thắng, đôi khi thì không.

Nghệ thuật tranh luận ai ai cũng phải biết: Đừng bao giờ cố chứng minh đối phương sai

 

Sự bất đồng luôn luôn xảy ra, điều quan trọng là chúng ta phải nắm được nghệ thuật thuyết phục, bởi nếu không thể khiến người khác đồng ý với mình, chúng ta sẽ phải thỏa hiệp và bị ảnh hưởng bởi ý tưởng, suy nghĩ của họ. Nếu liên tục thất bại khi tranh luận, mọi thứ trong cuộc sống sẽ không bao giờ được như bạn mong muốn.

Tại sao chúng ta thất bại khi thuyết phục người khác?

Thật bực bội nếu ý tưởng của bạn hay hơn nhưng bị loại vì bạn không có kĩ năng thuyết phục. Nhiều người trong chúng ta thường xuyên mắc sai lầm khi tranh luận về một vấn đề. Chúng ta đều có xu hướng tìm cách nhanh chóng nhất để chứng minh đối phương sai và bản thân mình đúng. Đôi khi cách này phát huy tác dụng, nhưng đôi khi thì không.

Ngay cả khi bạn có những lập luận thuyết phục nhưng việc cố chứng minh đối phương sai rõ ràng khiến họ xấu hổ khi phải thừa nhận sai lầm của bản thân.

Hiệu ứng “Cháy ngược lại”: Càng sửa càng sai

Một nghiên cứu của Brendan Nyhan và Jason Reifler, Đại học Michigan và Georgia đã kết luận, mọi người luôn có xu hướng ghi nhớ sâu sắc những lần họ sai lầm mà ít khi cố gắng sửa chữa nó. Nghiên cứu cho thấy, việc thuyết phục người khác thay đổi niềm tin là không có tác dụng. Hầu hết chúng ta thường từ chối tiếp nhận suy nghĩ của người khác. Vì vậy, bạn càng đưa ra các lí lẽ để chứng minh đối phương sai lầm, cuộc tranh cãi sẽ càng thêm căng thẳng.

 

Thuyết phục người khác bằng cách đưa ra bức tranh toàn cảnh

Thay đổi tâm trí của người khác là một điều khó khăn. Blaise Pascal, triết gia người Pháp của thế kỉ 17, đã viết cuốn Persuasion nổi tiếng từ rất lâu trước khi tâm lí học ra đời. Ý tưởng của ông sau đó đã được khoa học tâm lí chứng minh. Pascal gợi ý cách thay đổi tâm trí của người khác là để cho họ thấy vấn đề trong bức tranh toàn cảnh thay vì cố chứng minh họ sai.

Phương pháp của Pascal gồm 2 bước:

– Thừa nhận quan điểm của đối phương

– Dẫn dắt đối phương khám phá mặt khác của vấn đề đang tranh luận

Quan điểm của mỗi người đều có giá trị nhất định. Vì vậy, đầu tiên bạn nên thừa nhận những phần đúng của họ. Sau đó, bạn dần tiết lộ những khía cạnh khác của vấn đề, nói rõ đó là phần họ chưa nhận ra.

Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:

Hãy tưởng tượng bạn đang bàn bạc về địa điểm ăn tối với bạn bè.

A: Tôi muốn ăn burger. Tôi đang rất đói.

B: Burger cũng có vẻ ngon đấy. Thế pizza thì sao. Chúng ta vừa có thể ăn no vừa có thêm nhiều lựa chọn hơn trong một nhà hàng Italia.

Mọi người đều có những điểm mù và nhiều người nhận ra điều đó. Nếu bạn thuyết phục một cách khéo léo, đối phương sẽ không cảm thấy bị xúc phạm. Trước tiên, hãy đồng tình sau đó mới chỉ ra những điều chưa hợp lí. Người bị thuyết phục sẽ cảm thấy có vẻ họ chưa nhìn rõ toàn bộ vấn đề chứ không phải họ đã sai lầm. Người ta sẽ dễ dàng bị thuyết phục nếu tự mình nhận ra sai sót hơn là bị người khác chỉ trích.

Hãy gợi ý thay vì ra lệnh

Cách thể hiện cũng giúp che giấu ý định thuyết phục của bạn tốt hơn. Đó là lí do bạn nên chú ý tới giọng nói và ngữ điệu khi tranh luận, thuyết phục người khác. Thay vì tỏ ra là người chỉ đạo, bạn hãy đóng vai trò như một người đang được hướng dẫn, hãy đưa ra những câu hỏi thay vì những phán quyết. Đối phương sẽ cảm thấy tốt hơn và xem xét những điều bạn đang muốn họ suy nghĩ nếu bạn thể hiện nó bằng cách thân thiện và nhẹ nhàng.

Hãy dũng cảm trò chuyện và đề xuất ý kiến của mình một cách thông minh trong mọi cuộc tranh luận!

Theo Thu Hoài

Trí Thức Trẻ

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *