Từ khi sinh ra và lớn lên đồng hành với biết bao thăng trầm cuộc sống, con người cũng đối diện với những tất bật lo toan thường ngày… Tất cả đều là những khoảng thời gian hết sức quan trọng, vì có những thay đổi trong tư duy, trong nhìn nhận và trong cả cách sống. Nhiều người gọi những khoảng thời gian đó là tuổi khủng hoảng…
Từ khi sinh ra và lớn lên đồng hành với biết bao thăng trầm cuộc sống, con người cũng đối diện với những tất bật lo toan thường ngày… Tất cả đều là những khoảng thời gian hết sức quan trọng, vì có những thay đổi trong tư duy, trong nhìn nhận và trong cả cách sống. Nhiều người gọi những khoảng thời gian đó là tuổi khủng hoảng…
Theo các nhà tâm lý, tuổi khủng hoảng là một giai đoạn trong đời sống con người, khi những thay đổi về thể chất được phản ánh trong cả tình trạng tinh thần. Lúc đó, trong cơ thể diễn ra những thay đổi hormone, cùng với trạng thái căng thẳng và bịnh tật. Những giai đoạn chuyển tiếp này xảy ra không chỉ một lần trong đời người. Nếu bạn hiểu rõ điều này, bạn có thể nhận ra nguyên nhân xuất hiện những khủng hoảng và vượt qua nó một cách nhẹ nhàng, tránh được những tổn thương.
Khủng hoảng tuổi lên hai
Chúng ta sẽ gặp những khó khăn đầu tiên của mình khi ở ngưỡng 1,5 đến 2 tuổi. Ở tuổi này, tính cách của một đứa trẻ bắt đầu hình thành.
Nó có thể phủ nhận mọi thứ mà trước kia nó tiếp thu một cách bình thường. Bên cạnh đó, nó tin tưởng rằng cả thế giới, tất cả đồ chơi, quần áo… đều chỉ thuộc về một mình nó. Mọi người xung quanh có thể bị nó coi là kẻ thù khi họ không cho phép nó chiếm hữu mọi thứ.
Khủng hoảng giai đoạn tuổi 4 -5
Trẻ bắt đầu học giao tiếp với xã hội một cách độc lập thông qua việc đến trường sẽ không tránh khỏi những khủng hoảng, những lo lắng khi phải rời xa bố mẹ trong thời gian ngắnỞ lứa tuổi này, con người bắt đầu học cách giao tiếp với xã hội. Đứa trẻ sẽ xác định ranh giới riêng của mình. Nó bắt đầu muốn được tự lập, tách khỏi cha mẹ và tìm hiểu cái tôi riêng. Để làm điều đó, nó có thể đưa ra hàng trăm câu hỏi, cố gắng để nhận biết mọi thứ được xây dựng như thế nào.
Khủng hoảng tuổi lên 7
Trẻ chuẩn bị hay đã đi học. Giao tiếp của trẻ ngày càng mở rộng. Những nghĩa vụ đã xuất hiện nhiều hơn. Trò chơi không còn là quan trọng hàng đầu mà thay vào đó là những bài học. Trẻ thích nghi với những điều kiện mới mày không mấy dễ dàng nên nó bắt đầu có những biểu hiện chống đối lại cuộc sống mới.
Khủng hoảng giai đoạn tuổi 11-13
Đây là thời điểm bắt đầu những khủng hoảng của tuổi mới lớn. Những thay đổi nội tiết tố sẽ tạo nên cơn bão hormone.
Đứa trẻ vị thành niên hiểu mình không còn là trẻ con nữa. Nó mong muốn được đối xử như một người lớn dù về mặt tâm lý nó vẫn còn rất non nớt. Đây chính là nguyên nhân của những sự sa sút tinh thần, những tranh cãi với người lớn, việc bỏ nhà đi bụi hay học hành sa sút.
Khủng hoảng giai đoạn tuổi 16-22
Đây cũng là một giai đoạn rất quan trọng. Những cậu học trò ngày hôm qua và sinh viên hôm nay đứng trước lựa chọn nghề nghiệp. Lần đầu tiên chúng đi làm việc, chúng rơi vào một tập thể toàn những người xa lạ. Chúng buộc phải tìm cách hòa nhập vào môi trường đó. Chúng lần đầu tiên kiếm ra tiền và bắt đầu học cách chi tiêu. Một vài người lập gia đình vào giai đoạn này và bắt đầu tiếp cận với những trách nhiệm quan trọng hơn.
Khủng hoảng giai đoạn tuổi 30-35 tuổi
Ở tuổi này, người ta đã có thể nhìn thấy mình đạt được những gì và không đạt được gì trong sự nghiệp. Nếu mọi thứ đều suôn sẻ như hoạch định thì trong họ sẽ xuất hiện nỗi lo bị mất đi điều đó.
Những mối quan hệ xã hội, đồng nghiệp đôi khi làm họ trở nên căng thẳng dẫn đến khủng hoảng tâm lýNhững mâu thuẫn nhỏ với đồng nghiệp hay sếp có thể dẫn đến sự căng thẳng thần kinh. “Nếu tôi mất việc, ai sẽ là người chu cấp cho gia đình?” Nỗi sợ mất mát là lớn nhất trong giai đoạn này của cuộc đời con người. Cũng có khi, họ cảm thấy công việc không mang đến cho họ sự hài lòng, hoặc nhận ra là họ vẫn không đạt được mục đích mà họ đã đặt ra cho mình. Những lo sợ và nghi ngờ đó khiến con người luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí dẫn đến khủng hoảng thần kinh.
Khủng hoảng tuổi 40
Lứa tuổi chín muồi của sự từng trải, nhưng cũng ẩn chứa nhiều khủng hoảng, được gọi là “khủng hoảng tuổi trung niên”. Trong cuộc sống, dường như mọi thứ đều đã đầy đủ, con cái cũng đã lớn, không còn nhiều băn khoăn phải dạy dỗ chúng như thế nào. Nhưng, chính từ đây đã nảy sinh nguyên nhân khủng hoảng. Những người trong độ tuổi 40 còn tràn đầy sinh lực bắt đầu có cảm giác về sự bất lực của mình. Con trẻ dần dần rời xa cha mẹ. Những buổi hội họp, tiệc tùng, những chàng trai và cô gái không còn mang đến sự phấn khích và khiến máu trong huyết quản sôi lên. Dường như ý nghĩa cuộc sống đang dần mất đi.
Phụ nữ thì bắt đầu lo lắng về việc họ không còn trẻ trung nữa, bắt đầu nhìn ra những khiếm khuyết của mình. Đàn ông trở nên ganh tỵ với những người trẻ và ngầm so sánh mình với họ trong cảm giác nuối tiếc. Bạn bè đã thất lạc nhiều bởi ai cũng có công việc và con cái. Vợ thì thành người quá quen thuộc, sự gần gũi không còn mang đến nhiều niềm vui như trước kia. Sống vì cái gì đây?
Khủng hoảng tuổi 50
Bước sang tuổi 50, thời gian như bản án với nhiều người. Hầu hết phụ nữ đến tuổi này đều phải trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Đàn ông thì bỗng nhận ra mình bắt đầu hoa râm, hói đầu, béo phì, nhức mỏi … Cả hai giới đều phải thăm viếng bác sĩ, bệnh viện và tìm hiểu về các thứ bệnh trên đời.
Những thay đổi lớn trong và ngoài cơ thể khiến họ rơi vào tình trạng khủng hoảng ở giai đoạn nàyBạn có thể rút ra được điều gì từ những thông tin trên? Khi phải đối mặt với những khủng hoảng tâm lý lứa tuổi, bạn đừng quá hoảng sợ mà hãy bình tĩnh xử lý, đừng bi kịch hóa mọi việc. Đừng đau khổ vì những điều xảy ra hôm qua và đừng ngồi chờ đợi một cách hãi hùng ngày mai. Hãy sống với hiện tại. Hãy hiểu rằng cuộc sống luôn hết sức tuyệt vời!
Theo missus.ru