PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Bảo mẫu bạo hành trẻ do sự non kém về ứng xử

Những trẻ em bị bạo hành rất dễ mất đi sự tự tin, nỗi sợ hãi cùng những sang chấn tâm lý sẽ theo các em đến hết cuộc đời.

Bạo hành trẻ em hiện nay không chỉ diễn ra ở vùng sâu, vùng xa – những nơi điều kiện kinh tế và dân trí còn thấp mà ngay cả những khu vực thành phố lớn, các đô thị được xem là văn minh vẫn tồn tại những thực trạng đau lòng.

Trong những năm gần đây, nhiều vụ bạo hành đối với trẻ em mầm non liên tiếp xảy ra đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhưng điều khiến người ta sửng sốt, đau buồn hơn là nhiều vụ bạo hành dã man, tàn bạo lại do chính bố mẹ, người thân ruột thịt trong gia đình các em gây ra. Nhẹ thì chửi mắng, dùng lời lẽ để đay nghiến, xúc phạm các em. Nặng nề hơn là dùng vũ lực đòn roi, thậm chí là các biện pháp dã man, tra tấn tựa thời trung cổ với các vật dụng nguy hiểm như: Nước sôi, roi sắt, xích cùm, bắt ăn phân sống…

Việc này đã gây ảnh hướng lớn đến đời sống sinh hoạt của nhiều trẻ.

Xoay quanh sự việc này, PV Tintuc.vn có cuộc phỏng vấn với PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn – Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP HCM. Dưới góc độ phân tích tâm lý, chuyên gia tâm lý sẽ mổ xẻ nhiều vấn đề liên quan đến hậu quả mà trẻ có nguy cơ phải gánh chịu sau khi bị bạo hành. 

Thưa Tiến sĩ, trong vài năm gần đây, nạn bạo hành trẻ em ngày càng tăng cao, nhất là ở các trường học. Gần đây nhất là các cô giáo ở Trung tâm bảo trợ xã hội Linh Xuân đã bạo hành các bé nhiễm HIV gây phẫn nộ cho dư luận. Tiến sĩ có đánh giá như thế nào về tình trạng này?

PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Có thể nhận thấy việc trẻ em bị bạo hành không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà song song với nó là sự tổn thương về mặt tinh thần. Sự tổn thương tinh thần sẽ tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là những sang chấn tâm lý kéo theo suốt cả cuộc đời. Không chỉ một sự vụ ở trường Linh Xuân hay một số trường khác, mà giờ đây trẻ dễ bị bạo hành do những áp lực trong cuộc sống. Trong khi đó, trẻ em lại rất non nớt và không có những kỹ năng để tự bảo vệ mình. Trẻ em dễ bị bạo hành do người lớn luôn có những áp lực trong cuộc sống, nhưng chính họ cũng không có cách giải quyết.

Tiến sĩ có thể cho biết cụ thể việc trẻ bị bạo hành sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, nhân cách sau này như thế nào? Liệu nỗi ám ảnh đó có theo các em suốt cuộc đời?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Những trẻ em bị bạo hành rất dễ mất đi sự tự tin, có những em còn không thể tự chủ khi bước vào đời. Có em thì nơm nớp lo sợ, có em thì mất dần đi sự non nớt, ngây thời của các em. Có những em sau khi bị bạo hành trở nên nói dối, lúc nào cũng lầm lì, chống đối và những nỗi sợ này theo các em đến hết cuộc đời.

Làm thế nào để trẻ bị bạo hành có thể hòa nhập cuộc sống?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Đầu tiên, những trẻ bị bạo hành phải được giải tỏa những áp lực tâm lý và căng thẳng. Người thân của các em cần phải động viên, tạo điều kiện để các em bộc bạch, chia sẻ những nỗi đau, sự sợ hãi mà mình đang chịu đựng. Về lâu dài, các em cần phải được tư vấn tâm lý hoặc tham gia những hoạt động cộng đồng trog môi trường an toàn thì các em mới có thể lấy lại sự tự tin, cân bằng tâm lý để tái hòa nhập cộng đồng.

Từ những vụ việc trên, theo Tiến sĩ đâu là nguyên nhân của tình trạng bạo hành đáng báo động này?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay cuộc sống của chúng ta có quá nhiều áp lực, song lại không biết cách kiểm soát mình. Phải nhận thức được rằng đánh đập trẻ chính là bạo hành trẻ em và việc này là vi phạm pháp luật thì mới có thể hạn chế tình trạng này.

Vụ bạo hành trẻ em của bảo mẫu trường mầm non tư thục Phương Anh.

Một nguyên nhân khá quan trọng khác là bản thân chúng ta chỉ có những giải pháp rất hệ thống. Chúng ta sử dụng người chưa đúng chuẩn. Chúng ta có đào tạo nhưng chưa hiệu quả bởi chỉ quan tâm chuẩn trên góc độ hình thức mà chưa quan tâm đến đào tạo sâu về con người.

Tiến sĩ có nghĩ rằng những bảo mẫu hành hạ trẻ em đã bị ảnh hưởng từ chính gia đình mình?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Bảo mẫu bạo hành trẻ em có thể là những người bị ảnh hưởng nhất định. Có thể trong quá khứ họ đã từng bị bạo hành, có những tác động tiêu cực hay nhận thức sai lệch trong vấn đề bạo hành và bị bạo hành. Chính những điều này dẫn đến suy nghĩ tiêu cực của bản thân họ.

Ở một góc độ khác, đó cũng chính là sự non kém về ứng xử, sự hạn chế về khả năng kìm chế và quản lý cảm xúc của họ trong cuộc sống.

Làm thế nào để phòng ngừa trẻ khỏi bị bạo hành, thưa Tiến sĩ?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Đầu tiên là phải coi lại trích luận đào tạo và bản thể về con người. Chính việc sử dụng những bảo mẫu hay những giá trị riêng chính chủ về con người sẽ dẫn đến những hệ lụy liên tục. Việc rà soát lại công tác sử dụng người cũng như trích luận đào tạo là việc rất cần thiết.

Thứ hai là Tăng cường cơ chế quản lý giám sản bởi nó liên quan đến chuyện nâng cao chất lượng

Thứ ba là Xem lại động cơ làm việc và đạo đức nghề nghiệp

Thứ tư là có những tác động mang tính đồng bộ về xã hội để con người được chăm sóc tinh thần thường xuyên hay chế độ bảo vệ mang tính chất tích cực.

Xin cảm ơn ông!

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *