Phụ nữ thời đi học

Cuộc sống hiện đại luôn đòi hỏi phụ nữ phải học, học và học. Học để nâng cao trình độ, học chuyên môn nghiệm vụ để đáp ứng hiệu quả của nhu cầu công việc, học để hoàn thiện chính mình… Nhịp sống càng đòi hỏi phụ nữ biết không dừng lại để vươn lên nhưng cũng không vì thế được buông lơi những trách nhiệm rất quan trọng của chính mình trong gia đình. Là một người vợ tốt, một người mẹ tuyệt vời… quả thật không phải dễ khi con thuyền học tập và con thuyền của nhiệm vụ làm vợ cứ song song phải cùng chèo, cùng chống…

Nhiều phụ nữ ngày nay đã thốt lên sự lạ lẫm khi nhìn nhận về chính mình trong cuộc sống: “Tôi thấy mình giống như chiếc bông vụ, xoay xoay đến mức chóng mặt…. Lớp học thì điểm danh mỗi ngày, chồng thì giục đi vào ngủ… Nhiều lúc khổ thật sự!”. Quả thật tâm sự này không phải của riêng ai khi càng lúc càng có nhiều phụ nữ phải học trong một môi trường học tập không ngừng. Học để khẳng định mình trong cuộc sống, học để theo kịp thời cuộc, học để sống – để làm việc… Tất cả đều là những động cơ rất chính đáng, hợp lý. Chỉ với 24 giờ đồng hồ làm thế nào có thể cân bằng? Làm thế nào với một sức khỏe và trí tuệ của một cá nhân có thể đảm đương tất cả những công việc của cơ quan, của gia đình cũng như những thiên chức của người phụ nữ?

Có thể nhận thấy một trong những yếu tố quan trọng trong tính cách của người phụ nữ là sự chịu đựng cũng như khả năng sắp xếp. Nếu như bị giằng xé giữa việc học tập và những trách nhiệm trong gia đình mà đặc biệt với chồng thì không có gì khác hơn là phải biết giải quyết bài toán cân đối mà không hẳn là chọn lựa chỉ được một việc mà thôi. Chi Minh Y – học viên Cao học tâm sự: “Nhiều lúc mình còn học nhưng anh ấy  đã bắt đầu buồn ngủ. Thói quen vợ chồng ngủ chung đã lâu nên cũng không biết thế nào, đành phải khéo léo dụ anh ấy ngủ trước rồi lại lục đục ra học tiếp và làm cho xong bài tiểu luận…”

Để cân bằng giữa ông xã và việc học không phải thực sự quá khó nếu mỗi phụ nữ luôn cố gắng. Những biện pháp từ giản đơn đến phức tạp đều có thể trở nên hiệu quả. Thay đổi chế độ sinh hoạt là chìa khóa đầu tiên. Hãy ngủ cùng với anh ấy sớm hơn một tí nhưng bạn sẽ có thể ru anh ấy thật yên và sau đó sẽ dành một ít thời gian cho việc học. Khi anh ấy ngủ sớm, chắc chắn anh ấy sẽ không buồn bã và ghen khi thấy bạn “ôm bài” nhiều hơn ở gần anh ấy. Dậy sớm hơn một tí để làm những công việc mà chính mình còn nợ vì mình phải chăm sóc anh ấy, tình yêu vẫn tràn trề nhưng việc học vẫn hoàn thành hiệu quả. Nếu anh ấy cùng bạn vào ngủ sớm, anh ấy sẽ rất vui vì mình vẫn là chồng. Bạn cũng rất vui vì anh ấy rất vui nhưng bạn cũng còn đủ sức khỏe và thời gian để học… Thay đổi chế độ sinh hoạt không chỉ cần đối được thời gian mà tránh đi những cảm giác hụt hẫng của anh ấy nếu có…

Thứ hai, bí quyết khá quan trọng là hãy nhờ anh ấy giúp sức. Đừng tỏ ra mình quá bận rộn mà thay vào đó hãy tỏ ra mình rất yếu đuối cần sự che chở. Nếu luôn miệng nói rằng em bận rộn, em phải học thì anh ấy bảo rằng ai biểu… Không nên nói rằng em phải học nên anh làm đi mà hãy bắt đầu bằng câu nói: anh giúp em … Anh làm giúp em nhé… Điều này sẽ không làm cho anh ấy bị thương tổn hay cái tôi bị quẫy đạp vì anh ấy thấy mình có giá trị. Hơn nữa, anh ấy nhận ra rằng đó là điều nên làm, cần làm vì mình là chồng… Đương nhiên, cũng đừng ép anh ấy làm những việc không thực sự của mình hay không quá phù hợp. Rửa chén – có thể nhưng quét nhà thì chưa nên; phơi quần áo ư – tại sao không nhưng chắc chắn là giặt khăn hay chăn nệm thì cần cân nhắc..

Biện pháp cũng không kém phần hiệu quả là hãy tạo mối quan hệ giữa anh ấy và con cái thật gần gũi – thân thiết nếu như gia đình đã có con. Anh ấy sẽ yêu thương con đến mức độ nào và đương nhiên anh ấy cũng sẽ rất yêu vợ. Tuy vậy, điều quan trọng là anh ấy ấy sẽ hỗ trợ mình trong việc chăm sóc con, đưa đón con, chơi với con… để mẹ rảnh tay một chút. Khi nhận ra được quan hệ tuyệt vời giữa cha – con anh ấy sẽ hiểu rằng mình có vai trò rất quan trọng trong gia đình. Với vợ – hy sinh một chút nữa – cũng tốt thôi! Đây chính là hiệu ứng của trách nhiệm – tình thương!

Bí quyết thứ tư cũng khá quan trọng là hãy thả anh ấy một chút – một chút với bạn bè. Thế nhưng vẫn phải trong vòng kiểm soát. Điều này sẽ tránh đẩy mình vào thế “hai gọng kìm song song”. Vui với bạn có chừng mực, anh ấy sẽ cho mình một ít thời gian để tranh thủ học. Tuy vậy, đừng học trong sự ghen tuông vì như thế chẳng thể có hiệu quả. Vui một tí cùng bạn, anh ấy sẽ có cảm giác rất thoải mái và được thư giãn để anh ấy có thể quay về trong tâm trạng tích cực. Hiểu và thông cảm là điều có thể đến một cách bất ngờ… Yêu lắm nhưng em cứ học đi…

Mẹo thứ năm cũng khá căn cơ là hãy biết khuyến khích anh ấy chăm chút một ít cho những công viêc trong gia đình. Anh ấy sẽ làm được những điều rất kỳ diệu để quan tâm đến mình, quan tâm đến gia đình và cảm thấy mình cũng thực sự có giá trị. Lúc này, việc học của vợ không phải là thách thức mà đã là một cơ hội để người chồng trách nhiệm hơn, tình cảm hơn…

Sự học là con thuyền trôi thường xuyên, liên tục và có định hướng. Những tình cảm cũng như hành động quan tâm trực tiếp của người chồng sẽ là nguồn động lực cụ thể nhưng cũng rất đặc biệt không chỉ làm gia tăng sức mạng thể chất mà còn ở sức mạnh tinh thần. Điều quan trọng là người vợ – người phụ nữ hãy biết cách thức khợi gợi ở anh ấy những thái độ tích cực và tự nguyện. Đó mới thực sự là nghệ thuật chinh phục một cách đúng nghĩa mà ít nhất là đã vận dụng được hiệu quả của việc học để thành công trong đời sống vợ chồng. 

HVS

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *