Sao Việt: ‘Tham vọng đáng trân trọng nhưng không nên bất chấp!’…

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

PGS, TS Huỳnh Văn Sơn là một trong số ít người được các nghệ sĩ tin tưởng để chia sẻ những nỗi niềm của họ. Không những thế, ông thường xuyên là gương mặt khách mời trong những chuyên đề thảo luận của giới showbiz. Hôm nay, ông đã dành cho Một Thế Giới cuộc trò chuyện về những vấn đề nổi cộm trong giới showbiz hiện nay…

 Thưa ông, hiện tại trong giới showbiz đang có hai hiện tượng mà nhiều người làm nghệ thuật đang đau đầu đó là giá trị thật thì ít nhưng sự ảo vọng về mình rất nhiều. Không những thế, có rất nhiều nghệ sĩ trẻ tìm mọi cách để đạt được những tham vọng của mình. Làm một người nghiên cứu về tâm lý giới trẻ và cũng từng rất nhiều lần được mời đến nói chuyện với các nghệ sĩ, ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

TS Huỳnh Văn Sơn: Trước hết, xin được cảm ơn một câu hỏi hay. Thực ra, không chỉ trong giới nghệ sĩ hay những người làm nghệ thuật mà sự ảo vọng hay thậm chí là cuồng vọng đang là xu hướng bệnh của những ai mong muốn mình vượt mặt người khác hay nghĩ rằng mình phải trở thành người nổi tiếng…Mỗi ngành nghề đều có nhưng những công việc xuất hiện trước nhiều người, được tung hô hay khen tặng dễ làm người ta bị ảo vọng thật nhiều. Đôi lúc nghĩ nhầm là mình đã nổi, nhưng cũng có thể biết mình chưa nổi nhưng cứ huyễn hoặc hay tự “lừa đảo” chính mình là ta đã nổi tiếng, hoặc vả là cố tình nổi tiếng để được nổi hơn như một chân đế tự xác lập…

Thực tế cho thấy nếu bạn đến với nghề bằng sở thích, hứng thú và đam mê thực sự, nhu cầu thành công hay nổi tiếng là tất nhiên… Nhưng chúng ta kỳ vọng ở chính mình nhưng đừng quá tham vọng. Không phải là sự chơi chữ hay lý thuyết “mè nheo” mà khi tham vọng, bạn có thể làm mọi thứ để đạt mục tiêu cao của bạn… Bạn sẽ có nguy cơ thiếu sự tỉnh táo, thiếu sự giữ gìn hình ảnh lâu bền, thiếu sự cân nhắc vì quá vội  hay thậm chí là bạn quên bẵng đi tình người – nhân phẩm và cả đạo đức nghề nghiệp.

Với một cái nhìn của một nhà tâm lý, ông nghĩ chuyện các nghệ sĩ trẻ bất chấp tất cả để đạt được những điều mình muốn có đáng bị lên án hoặc được cảm thông?

-Sao lại phải cảm thông? Và không phải ai cũng có thể được gọi là… nghệ sĩ. Chúng ta có thể cảm thông nếu người ta quá trẻ. Đó không phải là trẻ tuổi mà là “trẻ người”. Chúng ta nên thông cảm với những hành vi sai nhưng động cơ không sai. Chúng ta càng cần cảm thông với guồng quay chung của cuộc sống. Nhưng không thể cảm thông với cái xấu có chiến lược, với cái chiêu trò bẩn và những hành vi mang đậm tính toan tính, đánh đổi, suy xét ranh ma… Nếu cảm thông như thế hóa ra là đồng lõa.1551509_605616899491372_22734_n_zoie305625_432254476827616_1203392680_n_lqlnViệc bất chấp mọi cái để đạt được mục đích hay tham vọng ở một số bạn trẻ mà cụ thể là những người làm nghệ thuật hay những người muốn nổi tiếng (kể cả diễn giả, diễn viên, người mẫu, cán bộ…) là điều đáng lên án. Vì nó minh chứng cho sự thật rất phủ phàng về tính cá nhân, về sự thật rất trần trụi và bị thô tục hóa mọi giá trị, mọi định hướng. Bất chấp hình ảnh, bất chấp sự phê phán, bất chất chuẩn mực xã hội, bất chấp gia quy, bất chấp đạo đức làm người để đạt mọi thứ nhưng rồi chất người của mình bị giảm sút, những người thân xót xa và lầm lũi… Liệu có đáng?

Điều đáng nói là, nếu một người trẻ, khát khao cống hiến và làm những điều mình muốn là điều tốt, nhưng để khoe thân, nói xấu đồng nghiệp, chơi bùa ngải để hãm hại nhau thì đó là điều mà các nhà quản lý không thể kiểm soát được. Đó có phải là một mặt trái của nghề không, thưa ông?

-Tôi cho rằng chúng ta cần công tâm là vẫn còn đấy nhiều nghệ sĩ làm việc tốt bằng tất cả trái tim và sức lực. Còn đấy những cá nhân luôn phấn đấu có điểm đến bằng từng giọt mồ hôi, bằng từng viên gạch nhân cách để xây hình ảnh đích thực. Nhưng rõ ràng chính một số bạn trẻ hay những cá nhân muốn gây ấn tượng bằng cách chà đạp người khác, đè người khác xuống để mình lên, mượn những thế lực khác để công kích, mượn sức mạnh gián tiếp để đe dọa tinh thần là điều cần xem xét….Lẽ giản đơn là những gì bạn cho người khác có thể là những điều bạn nhận.

Mặt trái của bất kỳ một nghề nào cũng là mặt không nên phơi bày ra ánh sáng bằng sự thật của nó. Điều đó như một quy ước tự nhiên. Thế nhưng người ta cố tình hiểu sai hay tạm lãng quên. Người ta không muốn nhớ hay chẳng cần nhớ vì sức mạnh của sự tham vọng quá lớn. Nhưng không phải ai cũng muốn người khác thấy mình mặc áo trái, thấy mình mang giày dép ngược,… nên cần có cung cách ứng xử phù hợp với mình và người khác

Rất nhiều nghệ sĩ trẻ hiện nay cho rằng họ bị stress khi dấn thân vào showbiz bởi nếu họ quá hiền thì không thể nào nổi tiếng được, nếu bất chất tất cả thì đánh mất mình. Ông có lời khuyên nào dành cho họ?

-Cảm ơn câu hỏi như là “lòng” của nhiều bạn trẻ, nhiều nhà sản xuất, nhiều nhà quản lý hay cả các chuyên gia định hướng nghề nghiệp, phát triển hình ảnh và thương hiệu cá nhân. Nhưng trước hết, đừng nghĩ một cách đơn giản rằng: ai cũng có thể trở thành nghệ sĩ, diễn viên hay diễn giả nổi tiếng… Để nổi tiếng, bạn phải có tố chất, thực lực, kỹ năng nghề nghiệp, và cả hàng loạt những yêu cầu về tính cách.  Nhưng nổi tiếng mà phải là chính bạn, nổi tiếng nhưng không đổi trao giá rẻ bản thân mới là điều cần nhớ.

Ở góc độ nào đó, sự thật phũ phàng là nếu bạn không cảm thấy mình có thể có khả năng nổi tiếng, không chịu đựng được áp lực, không vượt qua những ám ảnh hay stress thì liệu bạn có nên cố?! Điều đó khiến bạn rất hạnh phúc hay thực sự bất hạnh. Với những cá nhân đánh đổi tất cả thậm chí: mất chính mình” liệu bạn có thể vượt qua những ám ảnh hàng ngày, sự tiếc nuối, sự thất vọng, sự nghi vấn, sự kết án tự thân… sẽ làm bạn giảm hứng thú, mất dần đam mê, mất luôn cả sức chiến đấu để bạn chỉ cần trở thành: người biết sống.Được biết ông là người được rất nhiều nghệ sĩ trân trọng và tin tưởng tìm đến để chia sẻ những nỗi niềm của họ. Công việc hỗ trợ tâm lý cho thí sinh hay hỗ trợ tinh thần cho một số nghệ sĩ trẻ trở thành sự lựa chọn của ông… Ông nhận ra những nội dung gì mà nghệ sĩ chia sẻ cần lời khuyên, hay một ca sĩ trẻ thậm chí là một thí sinh cần được tham vấn? Trước hết, phải cảm ơn nhạc sĩ Lê Quang, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thái Huân, MC Thanh Bạch và những anh chị chuyên gia của JRP đã động viên và tạo cơ hội để tôi làm công việc mới của chính mình. Từ việc nói chuyện cho các anh chị ca sĩ trong ngày hộiSinger day nhiều năm liền, huấn luyện một số ca sĩ về tác phong và hình ảnh thanh lịch đến việc tham gia làm chuyên gia tâm lý cho các chương trình truyền hình: Vietnam idol, Giọng hát Việt (The Voice), Giọng hát Việt nhí (The Voice kids)… đã đem đến những kinh nghiệm quý.Thực tế, nghệ sĩ hay bất kỳ ai cũng là con người cũng cần được hoàn thiện và tôi cho rằng sự nâng đỡ tinh thần là cần thiết. Lẽ đương nhiên, cái tôi vĩ đại của một số cá nhân mà thường là nghệ sĩ hay quên bẵng mình vẫn cần có bạn, cần có chuyên gia. nên đôi lúc cũng có người nghĩ rằng mình giải quyết được tất cả.Với tôi, trong mối quan hệ hữu hạn của mình, vấn đề tình cảm, quan hệ đồng nghiệp, xây dựng hình ảnh, xử lý khủng hoảng truyền thông, stress và áp lực nghề… là những vấn đề thường được chia sẻ từ phía quý anh chị hay các bạn nghệ sĩ khi đến với tôi.Còn các thí sinh hay những ca sĩ trẻ tôi nghĩ những gì các bạn thường quan tâm đó là nổi tiếng. Chính tôi đã thằng thắn bảo rằng: đừng nghĩ nổi tiếng là điều cần nhất mà là bạn có sống với chính cái tiếng của bạn hạnh phúc hay không…551587_404627039590360_680037339_n_mflf1011537_605616619491400_714670882_n_shrr

Cùng với sự phát triển của xã hội, cái nhìn thoáng hơn về mỹ cảm nhất là về cái đẹp được mở ra rất nhiều nhưng với những hình ảnh sexy, thậm chí là nude, ảnh giường chiếu để PR cho mình, ông có nghĩ rằng điều này có đáng bị lên án không vì bên cạnh những lời phản ứng cũng có một phần giới trẻ cổ vũ cho lối sống bản năng, thoả sức thể hiện cái tôi của mình? 

Tôi cho rằng đó là cái tôi ích kỷ hay cái tôi bản năng. Chưa bao giờ chữ tôi tách rồi hẳn với từ; chúng ta. Vấn đề là có một số cá nhân thích làm theo những thứ mình cho rằng độc và vội vã lấy một chiếc chăn mang tên vị kỷ, hay một chiếc áo không có chất liệu làm nên để may một chiếc áo khoác thời trang thật đẹp để cho rằng: cái tôi là thế đấy!

Thế mới có những “mỹ từ” được gán cho ai thích nổi tiếng: cởi, buông, rớt, tụt, đôn, đẩy… Các chiêu thức đó lại được sự tiếp tay bởi truyền thông mạng một cách vui vẻ: tung hình ảnh để chém, rồi lại bênh, tung hình ảnh để cảnh báo nhưng lại gián tiếp tung hô thầm lặng mà không hay. Cái lý của sự cộng hưởng phải chăng được thỏa thuận ngầm hay được chế biến theo những quy tắc riêng của nó?

Nhưng cũng không thể không nhìn nhận về sự dễ dãi trong thị hiếu thẩm mỹ, trong sự nhìn nhận mọi thứ có phần “bỏ quá” hay thây kệ nó nên mới dẫn đến sự lợi dung lòng thương, xa xỉ cho sự chém chặt dễ tay của nhiều khán giả, thính giả… Cướp, giết, hiếp, lộ hàng, giật chồng, đánh ghen, xe đẹp, đại gia… là những từ dễ nhận ra thông qua những chiêu thức pr của nhiều nghệ sĩ và cả những người nổi tiếng. Liệu cái bơi quay đầu, cái đẩy chân khi đến bờ cuối của sự thương tổn có kịp với sự gom gọn hay vén khéo hình ảnh sau một chiến dịch nhầy nhụa?

Được biết, nhiều giảng viên và cả những anh chị nghệ sĩ hay đạo diễn có mắt nhìn vẫn hay nói rằng: PGS TS Huỳnh Văn Sơn có nghệ sĩ tính khá lớn. Quay hình thì chỉ một cut, lời thoại thuộc thật nhanh, nhận xét động tác múa thì sắc và hát nhiều thể loại cũng rất ấn tượng… Vậy thì làm nhà khoa học, diễn giả hay chuyên viên tư vấn tâm lý có thật sự khó hơn hay dễ hơn làm nghệ sĩ? Và nếu không như hiện tại, có bao giờ PGS nghĩ mình sẽ là nghệ sĩ?

Nếu tôi làm những công việc như hiện tại, có thể tôi sẽ là người viết hay đạo diễn chẳng hạn. Chứ làm nghề đích thực như một nghệ sĩ thì chắc không thể do mình quyết định. Khán giả, công chúng có lẽ là một thách thức khá lớn với người nghệ sĩ. Còn những khả năng chút chút chơi chắc có lẽ chỉ là quá khứ trong các cuộc thi tiếng hát sinh viên hay múa phong trào mà thôi…

Công việc hiện tại cho tôi nhiều cảm xúc và hứng thú. Cảm ơn quý anh chị nghệ sĩ làm nghề nghiêm túc đã cho tôi nhiều trải nghiệm mới để hiểu và thấu hiểu hơn khi viết, bình luận, nói, đánh giá… Tôi tin rằng nếu có cơ duyên, tôi sẽ nhận nhưng chỉ mong làm người làm việc hết lòng dù công việc ấy thế nào thay vì cứ ngoi, đập hay ngụp lặn với những toan tính của hảo danh.

Vì tôi luôn sẻ chia bằng suy nghĩ: Hãy đi bằng chính đôi chân của mình, thở bằng chính nhịp đập của trái tim và nói bằng chính khối óc của mình. Mọi phương tiện đều là hữu hạn nhưng hãy điều khiển nó bằng lý trí thay vì bằng sự lợi danh vị kỷ…Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!Trích Báo Một thế giới

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *