Ngay ngày đầu tiên của năm lớp 5, cũng là ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau luôn, Willis Washam đã cướp luôn của tôi cái thẻ nhỏ màu trắng, bé bằng hai ngón tay, có tên của tôi được bố viết trên đó: “Joe Lee”. Willis trắng trợn giật lấy tấm thẻ, nghiêng đầu và dùng tay che không cho tôi nhìn thấy cậu ấy làm gì. Hoá ra là lấy tẩy xoá hết sạch tên tôi đi, rồi viết thật đậm tên cậu ấy lên đó.
– Này, nhìn thấy chưa? – Willis bảo tôi – Bây giờ nó là của tao. Trên đó có ghi tên tao còn gì! – Và nó giơ cho tôi xem tấm thẻ nhỏ lúc này đã có tên “Willis Washam” một cách tự hào.
Tôi tức điên, nhưng không làm gì được.
Willis sống ở rất gần trường, tôi nghĩ thế, bởi vì cậu ấy toàn đi bộ tới trường. Hồi đó chúng tôi mới 10 tuổi, nhưng Willis đã “tự nuôi mình” khá là ổn. Cậu ấy có một cái bảng trò chơi có nhiều ô, với những miếng bìa úp xuống ở mỗi ô. Trên mỗi miếng bìa lại có ghi một phần thưởng gì đó, hoặc “không được phần thưởng”. Willis thường rủ chúng tôi cùng chơi trò đó trên vỉa hè. Chúng tôi phải trả nó vài xu để được lật một miếng bìa, và có cơ hội giành những phần thưởng 5 xu, 10 xu, hoặc thậm chí là 25 xu. Cho đến lúc tất cả các tấm bìa được lật lên, thằng Willis thường lãi được khoảng 1 đôla.
Willis còn bán hạt giống cây trồng vào mùa xuân và giao báo tận nhà vào mùa đông. Thậm chí, cậu ấy còn tự pha những bình nước chanh và đem tới từng nhà mời mua.
Tôi không biết bố mẹ Willis có bao giờ cho cậu ấy tiền không, nhưng theo cách nhìn của chúng tôi thì Willis có cách sống riêng của cậu ấy. Mà đấy là mỗi tháng cậu ấy vẫn có tiền đi xem phim với chúng tôi, thỉnh thoảng còn đãi chúng tôi bỏng ngô nữa.
Willis không bao giờ có xe, và tôi cũng chưa bao giờ thấy cậu ấy tỏ ra thích bất kỳ một cô bạn nào, dù hồi trung học, cậu ấy khá đẹp trai và nhiều cô gái thích vẻ “lãng tử” của cậu ấy.
Rồi đến khi vào Đại học, cả lớp đều tin rằng Willis không thể có tiền đi học được – và ai cũng lấy làm tiếc cho cậu ấy. Nhưng chúng tôi đã đánh giá quá thấp Willis.
Năm đó, trên TV có chương trình nhạc đồng quê “Ozark Jubilee”. Chương trình có một đội vũ công, và Willis nhanh chóng học các bước nhảy, rồi “làm phiền” người ta đến mức cuối cùng, cậu ấy cũng được nhận vào đội.
Sau đó, cậu ấy đến gặp thầy Chủ nhiệm khoa của ĐH Tây Nam bang Missouri, nói rằng cậu ấy muốn học Đại học, và sẽ nộp học phí đầy đủ ngay khi được nhận tiền từ chương trình “Ozark Jubilee”. Hẳn là Willis đã gây được ấn tượng rất tốt, vì cậu ấy ngay lập tức trở thành sinh viên năm nhất.
Tất nhiên, sau đó Willis đã nộp đủ học phí, và khi chương trình “Ozark Jubilee” không được chiếu nữa, thì cậu ấy đã học hết năm thứ hai. Willis ngay lập tức nhận bán hàng cho một công ty dược phẩm. Sau khi ra trường, cậu ấy nhanh chóng trở thành người quản lý kinh doanh tại địa phương của công ty dược phẩm, rồi quản lý kinh doanh phạm vi quốc gia. Và khi tôi gặp lại Willis ở sân bay thì cậu ấy sắp trở thành Phó tổng giám đốc Kinh doanh.
Willis không thay đổi nhiều lắm, chúng tôi nói chuyện rất nhiều, và khi chuyến bay của tôi sắp cất cánh, bỗng Willis ẩn qua bàn một đồng 25 xu về phía tôi.
– Cái gì thế này? – Tôi hỏi.
– Đây là tiền tớ trả cho tấm thẻ nhỏ màu trắng mà tớ lừa lấy của cậu hồi lớp 5.
– A, thế thì chỗ tiền này là quá nhiều – Tôi cười to – Tớ nghĩ hồi đó nó chỉ có giá 2 xu.
– Thôi nào, cứ tính lãi suất 6% cho mỗi năm từ hồi đó đến giờ thì có khi 25 xu này vẫn không đủ đâu – Willis đáp và nói thêm gần như thì thầm – Đó là thứ đầu tiên tớ có được mà có hẳn tên tớ trên đó, tớ vẫn còn giữ nó đấy!
Cho đến khi lên máy bay, tôi vẫn cầm đồng xu trên tay, và thật bất ngờ, khi lật đồng xu lên, tôi thấy ở mặt sau đồng xu có khắc dòng chữ mờ mờ: “Joe Lee, xin lỗi”. Không biết Willis đã khắc lên đồng xu này và mang nó theo người trong Ngay ngày đầu tiên của năm lớp 5, cũng là ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau luôn, Willis Washam đã cướp luôn của tôi cái thẻ nhỏ màu trắng, bé bằng hai ngón tay, có tên của tôi được bố viết trên đó: “Joe Lee”. Willis trắng trợn giật lấy tấm thẻ, nghiêng đầu và dùng tay che không cho tôi nhìn thấy cậu ấy làm gì. Hoá ra là lấy tẩy xoá hết sạch tên tôi đi, rồi viết thật đậm tên cậu ấy lên đó.
– Này, nhìn thấy chưa? – Willis bảo tôi – Bây giờ nó là của tao. Trên đó có ghi tên tao còn gì! – Và nó giơ cho tôi xem tấm thẻ nhỏ lúc này đã có tên “Willis Washam” một cách tự hào.
Tôi tức điên, nhưng không làm gì được.
Willis sống ở rất gần trường, tôi nghĩ thế, bởi vì cậu ấy toàn đi bộ tới trường. Hồi đó chúng tôi mới 10 tuổi, nhưng Willis đã “tự nuôi mình” khá là ổn. Cậu ấy có một cái bảng trò chơi có nhiều ô, với những miếng bìa úp xuống ở mỗi ô. Trên mỗi miếng bìa lại có ghi một phần thưởng gì đó, hoặc “không được phần thưởng”. Willis thường rủ chúng tôi cùng chơi trò đó trên vỉa hè. Chúng tôi phải trả nó vài xu để được lật một miếng bìa, và có cơ hội giành những phần thưởng 5 xu, 10 xu, hoặc thậm chí là 25 xu. Cho đến lúc tất cả các tấm bìa được lật lên, thằng Willis thường lãi được khoảng 1 đôla.
Willis còn bán hạt giống cây trồng vào mùa xuân và giao báo tận nhà vào mùa đông. Thậm chí, cậu ấy còn tự pha những bình nước chanh và đem tới từng nhà mời mua.
Tôi không biết bố mẹ Willis có bao giờ cho cậu ấy tiền không, nhưng theo cách nhìn của chúng tôi thì Willis có cách sống riêng của cậu ấy. Mà đấy là mỗi tháng cậu ấy vẫn có tiền đi xem phim với chúng tôi, thỉnh thoảng còn đãi chúng tôi bỏng ngô nữa.
Willis không bao giờ có xe, và tôi cũng chưa bao giờ thấy cậu ấy tỏ ra thích bất kỳ một cô bạn nào, dù hồi trung học, cậu ấy khá đẹp trai và nhiều cô gái thích vẻ “lãng tử” của cậu ấy.
Rồi đến khi vào Đại học, cả lớp đều tin rằng Willis không thể có tiền đi học được – và ai cũng lấy làm tiếc cho cậu ấy. Nhưng chúng tôi đã đánh giá quá thấp Willis.
Năm đó, trên TV có chương trình nhạc đồng quê “Ozark Jubilee”. Chương trình có một đội vũ công, và Willis nhanh chóng học các bước nhảy, rồi “làm phiền” người ta đến mức cuối cùng, cậu ấy cũng được nhận vào đội.
Sau đó, cậu ấy đến gặp thầy Chủ nhiệm khoa của ĐH Tây Nam bang Missouri, nói rằng cậu ấy muốn học Đại học, và sẽ nộp học phí đầy đủ ngay khi được nhận tiền từ chương trình “Ozark Jubilee”. Hẳn là Willis đã gây được ấn tượng rất tốt, vì cậu ấy ngay lập tức trở thành sinh viên năm nhất.
Tất nhiên, sau đó Willis đã nộp đủ học phí, và khi chương trình “Ozark Jubilee” không được chiếu nữa, thì cậu ấy đã học hết năm thứ hai. Willis ngay lập tức nhận bán hàng cho một công ty dược phẩm. Sau khi ra trường, cậu ấy nhanh chóng trở thành người quản lý kinh doanh tại địa phương của công ty dược phẩm, rồi quản lý kinh doanh phạm vi quốc gia. Và khi tôi gặp lại Willis ở sân bay thì cậu ấy sắp trở thành Phó tổng giám đốc Kinh doanh.
Willis không thay đổi nhiều lắm, chúng tôi nói chuyện rất nhiều, và khi chuyến bay của tôi sắp cất cánh, bỗng Willis ẩn qua bàn một đồng 25 xu về phía tôi.
– Cái gì thế này? – Tôi hỏi.
– Đây là tiền tớ trả cho tấm thẻ nhỏ màu trắng mà tớ lừa lấy của cậu hồi lớp 5.
– A, thế thì chỗ tiền này là quá nhiều – Tôi cười to – Tớ nghĩ hồi đó nó chỉ có giá 2 xu.
– Thôi nào, cứ tính lãi suất 6% cho mỗi năm từ hồi đó đến giờ thì có khi 25 xu này vẫn không đủ đâu – Willis đáp và nói thêm gần như thì thầm – Đó là thứ đầu tiên tớ có được mà có hẳn tên tớ trên đó, tớ vẫn còn giữ nó đấy!
Cho đến khi lên máy bay, tôi vẫn cầm đồng xu trên tay, và thật bất ngờ, khi lật đồng xu lên, tôi thấy ở mặt sau đồng xu có khắc dòng chữ mờ mờ: “Joe Lee, xin lỗi”. Không biết Willis đã khắc lên đồng xu này và mang nó theo người trong bao lâu để chờ có lúc gặp lại tôi.
Tôi đã kể cho con trai của tôi nghe về Willis, và tặng cậu nhóc của tôi đồng 25 xu ấy vào buổi tối trước ngày đầu tiên cháu vào lớp 1. Tôi muốn cháu sống mạnh mẽ, hoà đồng, và hướng thiện như Willis. Tôi cũng mong cháu hiểu rằng, đằng sau vẻ xa lạ của những người bạn mới quen, rất có thể là những trái tim ấm áp, những tính cách đáng ngưỡng mộ, mà chúng ta cần phải dành thời gian để khám phá.