Thầy cho biết chọn nghề cũng như lấy vợ, lấy chồng. Nếu lấy đúng người thì sẽ trăm năm hạnh phúc, còn lấy nhầm người thì chẳng mấy chốc sẽ bỏ nhau hoặc sống trong đau khổ.
Sáng nay (23-2), PGS. TS Huỳnh Văn Sơn , Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam, đã có buổi chia sẻ về lựa chọn ngành nghề phù hợp tại trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông – Hà Nội). Đây là một phần trong chương trình Tọa đàm do Trung tâm nội dung số Viettel kết hợp với Quận đoàn Hà Đông tổ chức.Tiin.vn đã có mặt tại buổi tọa đàm và xin tóm tắt lại nội dung cuộc nói chuyện của thầy.
“Bảy năm cho một mối tình” Thầy Huỳnh Văn Sơn tại buổi tọa đàm Mở đầu buổi tọa đàm, thầy kể câu chuyện có thật từ một trường hợp đến nhờ thầy tư vấn. Đó là câu chuyện về một nam sinh cao 1m87, là con một người bạn của thầy. Với trường đại học đầu tiên, chàng trai ấy đã sớm nhận ra mình không phù hợp khi chỉ quen ở trong nhà chứ không quen ra đường cùng nắng gió. Với chiều cao và lợi thế đẹp trai, nam sinh ấy đã thi đỗ Á khoa Đại học Sân khấu Điện ảnh. Sau khi vào trường, cậu đi làm người mẫu và nhận lời đóng một bộ phim. Nhưng khi đó, cậu mới nhận ra thế giới showbiz quá phức tạp. Chán nản, bỏ nghề, cậu quyết tâm thi vào Đại học Sư phạm. Lần đầu, cậu thi được 21,5 điểm thì trường lấy 22 điểm. Lần hai cậu thi được 22,5 điểm thì trường lại lấy 23. Chán nản, thất vọng, cậu được mẹ đưa đến gặp thầy Huỳnh Văn Sơn để nhờ tư vấn. Sau khi cho làm một bài trắc nghiệm, thầy nhận thấy cậu không hề phù hợp với điện ảnh hay sư phạm mà cậu ấy rất quan tâm đến con người và Khoa học xã hội và Nhân văn. Vì thế, thầy khuyên cậu ấy đi học Xã hội học. Và giờ đây, sau ba năm rưỡi, cậu đã tốt nghiệp ngành Xã hội học tại Nga và chuẩn bị học lên thạc sĩ. Không dừng ở đó, cậu còn có ý định học nghiên cứu sinh trước khi về nước làm việc. Bảy năm cho một mối tình, cậu nam sinh đó đã lãng phí quá nhiều thời gian của cuộc đời để chạy theo những thứ không thuộc về mình. Và nếu như các bạn học sinh đang học lớp 12 bây giờ sớm hiểu rõ và có cách nhìn đúng đắn về việc chọn nghề, rất có thể chặng đường đó sẽ được rút ngắn. Trả lời câu hỏi mình là ai Buổi chia sẻ rất hưởng ứng rất nhiệt tình của các bạn học sinh Để biết được mình sẽ đi con đường nào, trước hết phải xem ta ở đâu. Để biết được nên chọn nghề nào, thầy Huỳnh Văn Sơn khuyên các bạn nên hiểu rõ mình là ai. Mình là ai ở đây là các bạn phải hiểu rõ sở trường, sở thích, năng lực tiềm ẩn của bản thân, điều kiện kinh tế, truyền thống gia đình của mình. Chỉ khi thực sự hiểu rõ mình muốn gì, mình có thể làm gì thì các bạn mới có thể chọn trường đúng. Trước câu hỏi “chọn nghề theo sở thích hay chọn nghề theo sở trường”, thầy cho biết: Chúng ta phải chọn nghề theo sở trường. Bởi bình thường chúng ta thích rất nhiều thứ, thích tiền, thích nhà lầu, xe hơi, thích nổi tiếng nhưng chúng ta đâu có làm được. Thậm chí, chúng ta không hiểu rõ mình thích gì, mình muốn gì. Các bạn cũng không được phép đánh đồng giữa việc mình học giỏi môn gì ở trường mà coi đó là sở trường. Sở trường là những thứ tiềm ẩn bên trong các bạn cần khai phá. Lấy ví dụ, nếu các bạn về tháo cái đài ở nhà mà lắp lại không đủ ốc, tính toán chi tiêu hàng tháng cho bố mẹ mà vẫn tính sai thì chắc chắn các bạn không thể trở thành kỹ sư hay kế toán được. Những sai lầm khi chọn nghề Thầy chỉ ra những sai lầm khi chọn nghề Do không hiểu rõ mình cũng như có thông tin đầy đủ mà các bạn học sinh thường mắc các sai lầm sau: Thứ nhất là chọn nghề theo tâm lý đám đông. Khi các bạn cùng lớp cùng chọn một nghề thì các bạn thường bị chạy theo nghề đó. Hoặc do bạn thân của mình, người yêu của mình chọn nghề này thì mình cũng chọn nghề này. Thứ hai là chỉ nhìn vào ánh hào quang của nghề nghiệp mà không nhìn thấy những khoảng lặng của nghề. Ví dụ như nghề tư vấn tâm lý. Nếu như các bạn nhìn thấy việc đứng nói trước hàng ngàn người là một sự vinh quang thì cũng đừng quên đến những áp lực tâm lý mà nghề này phải chịu. Thầy kể một tình huống oái oăm khi một bạn vừa tự tử bằng dao vừa gọi điện cho thầy. Phải rất khôn khéo, bình tĩnh thì thầy mới biết được địa điểm của bạn ấy để liên lạc với bố mẹ bạn ấy đến cứu. Thứ ba là chạy theo ngành hot. Nhiều bạn học sinh và kể cả các bậc phụ huynh cũng thường hướng con em mình vào các ngành được cho là hot, dễ xin việc và lương cao. Tuy nhiên, theo thầy Huỳnh Văn Sơn thì không có ngành gì là hot mãi mãi hay ngành gì là cool mãi mãi. Có thể một ngành là hot ở thời điểm hiện tại nhưng 4 năm nữa, khi chúng ta ra trường thì lại không còn hot nữa. Và thà làm một người hot nhất ở một ngành bình thường còn hơn làm một người bình thường, lẹt đẹt chạy theo ngành hot. Thứ tư là không quan tâm đến truyền thống gia đình. Hiện nay có nhiều bạn học sinh muốn chứng tỏ mình, luôn làm trái với mong muốn của bố mẹ. Trong khi đó, việc đi theo truyền thống gia đình sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian đi đến thành công hoặc dễ dàng hơn trong công việc và sẽ không ai chê trách nếu bạn đi làm theo ngành của bố mẹ. Cuối cùng là không quan tâm đến các chống chỉ định khi đi học. Ví dụ như bạn rất sợ máu thì không nên làm bác sĩ. Bạn không thích trẻ con thì không nên làm bác sĩ nhi. Bạn lập tức bị đau đầu khi nhìn thấy các con số thì không nên làm kế toán. Vậy làm sao để chọn nghề đúng Sau khi phân tích các sai lầm, thầy Huỳnh Văn Sơn đưa ra một số chỉ dẫn để các bạn có thể chọn nghề đúng. Thứ nhất là phải hiểu rõ mình là ai. Thứ hai là không được mắc vào các sai lầm đã nêu trên Thứ ba là dành thời gian, tâm sức đúng mức cho việc chọn nghề. Thứ tư là phải chọn nghề trước, chọn trường sau. Không được vì sự nổi tiếng của một ngôi trường mà thi vào trong khi trường đó không có khoa nào dành cho mình. Cuối cùng là quan tâm đến tam giác vàng nghề nghiệp. Đó là nhận thức, thái độ và xu hướng hành vi. Chỉ khi có nhận thức đúng, thái độ tích cực và được làm thử ngành nghề thì mới chắc chắn chọn nghề đúng cho bản thân. Theo Baomoi.com |
Sáng nay (23-2), PGS. TS Huỳnh Văn Sơn , Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam, đã có buổi chia sẻ về lựa chọn ngành nghề phù hợp tại trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông – Hà Nội). Đây là một phần trong chương trình Tọa đàm do Trung tâm nội dung số Viettel kết hợp với Quận đoàn Hà Đông tổ chức.Tiin.vn đã có mặt tại buổi tọa đàm và xin tóm tắt lại nội dung cuộc nói chuyện của thầy.
“Bảy năm cho một mối tình” Thầy Huỳnh Văn Sơn tại buổi tọa đàm Mở đầu buổi tọa đàm, thầy kể câu chuyện có thật từ một trường hợp đến nhờ thầy tư vấn. Đó là câu chuyện về một nam sinh cao 1m87, là con một người bạn của thầy. Với trường đại học đầu tiên, chàng trai ấy đã sớm nhận ra mình không phù hợp khi chỉ quen ở trong nhà chứ không quen ra đường cùng nắng gió. Với chiều cao và lợi thế đẹp trai, nam sinh ấy đã thi đỗ Á khoa Đại học Sân khấu Điện ảnh. Sau khi vào trường, cậu đi làm người mẫu và nhận lời đóng một bộ phim. Nhưng khi đó, cậu mới nhận ra thế giới showbiz quá phức tạp. Chán nản, bỏ nghề, cậu quyết tâm thi vào Đại học Sư phạm. Lần đầu, cậu thi được 21,5 điểm thì trường lấy 22 điểm. Lần hai cậu thi được 22,5 điểm thì trường lại lấy 23. Chán nản, thất vọng, cậu được mẹ đưa đến gặp thầy Huỳnh Văn Sơn để nhờ tư vấn. Sau khi cho làm một bài trắc nghiệm, thầy nhận thấy cậu không hề phù hợp với điện ảnh hay sư phạm mà cậu ấy rất quan tâm đến con người và Khoa học xã hội và Nhân văn. Vì thế, thầy khuyên cậu ấy đi học Xã hội học. Và giờ đây, sau ba năm rưỡi, cậu đã tốt nghiệp ngành Xã hội học tại Nga và chuẩn bị học lên thạc sĩ. Không dừng ở đó, cậu còn có ý định học nghiên cứu sinh trước khi về nước làm việc. Bảy năm cho một mối tình, cậu nam sinh đó đã lãng phí quá nhiều thời gian của cuộc đời để chạy theo những thứ không thuộc về mình. Và nếu như các bạn học sinh đang học lớp 12 bây giờ sớm hiểu rõ và có cách nhìn đúng đắn về việc chọn nghề, rất có thể chặng đường đó sẽ được rút ngắn. Trả lời câu hỏi mình là ai Buổi chia sẻ rất hưởng ứng rất nhiệt tình của các bạn học sinh Để biết được mình sẽ đi con đường nào, trước hết phải xem ta ở đâu. Để biết được nên chọn nghề nào, thầy Huỳnh Văn Sơn khuyên các bạn nên hiểu rõ mình là ai. Mình là ai ở đây là các bạn phải hiểu rõ sở trường, sở thích, năng lực tiềm ẩn của bản thân, điều kiện kinh tế, truyền thống gia đình của mình. Chỉ khi thực sự hiểu rõ mình muốn gì, mình có thể làm gì thì các bạn mới có thể chọn trường đúng. Trước câu hỏi “chọn nghề theo sở thích hay chọn nghề theo sở trường”, thầy cho biết: Chúng ta phải chọn nghề theo sở trường. Bởi bình thường chúng ta thích rất nhiều thứ, thích tiền, thích nhà lầu, xe hơi, thích nổi tiếng nhưng chúng ta đâu có làm được. Thậm chí, chúng ta không hiểu rõ mình thích gì, mình muốn gì. Các bạn cũng không được phép đánh đồng giữa việc mình học giỏi môn gì ở trường mà coi đó là sở trường. Sở trường là những thứ tiềm ẩn bên trong các bạn cần khai phá. Lấy ví dụ, nếu các bạn về tháo cái đài ở nhà mà lắp lại không đủ ốc, tính toán chi tiêu hàng tháng cho bố mẹ mà vẫn tính sai thì chắc chắn các bạn không thể trở thành kỹ sư hay kế toán được. Những sai lầm khi chọn nghề Thầy chỉ ra những sai lầm khi chọn nghề Do không hiểu rõ mình cũng như có thông tin đầy đủ mà các bạn học sinh thường mắc các sai lầm sau: Thứ nhất là chọn nghề theo tâm lý đám đông. Khi các bạn cùng lớp cùng chọn một nghề thì các bạn thường bị chạy theo nghề đó. Hoặc do bạn thân của mình, người yêu của mình chọn nghề này thì mình cũng chọn nghề này. Thứ hai là chỉ nhìn vào ánh hào quang của nghề nghiệp mà không nhìn thấy những khoảng lặng của nghề. Ví dụ như nghề tư vấn tâm lý. Nếu như các bạn nhìn thấy việc đứng nói trước hàng ngàn người là một sự vinh quang thì cũng đừng quên đến những áp lực tâm lý mà nghề này phải chịu. Thầy kể một tình huống oái oăm khi một bạn vừa tự tử bằng dao vừa gọi điện cho thầy. Phải rất khôn khéo, bình tĩnh thì thầy mới biết được địa điểm của bạn ấy để liên lạc với bố mẹ bạn ấy đến cứu. Thứ ba là chạy theo ngành hot. Nhiều bạn học sinh và kể cả các bậc phụ huynh cũng thường hướng con em mình vào các ngành được cho là hot, dễ xin việc và lương cao. Tuy nhiên, theo thầy Huỳnh Văn Sơn thì không có ngành gì là hot mãi mãi hay ngành gì là cool mãi mãi. Có thể một ngành là hot ở thời điểm hiện tại nhưng 4 năm nữa, khi chúng ta ra trường thì lại không còn hot nữa. Và thà làm một người hot nhất ở một ngành bình thường còn hơn làm một người bình thường, lẹt đẹt chạy theo ngành hot. Thứ tư là không quan tâm đến truyền thống gia đình. Hiện nay có nhiều bạn học sinh muốn chứng tỏ mình, luôn làm trái với mong muốn của bố mẹ. Trong khi đó, việc đi theo truyền thống gia đình sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian đi đến thành công hoặc dễ dàng hơn trong công việc và sẽ không ai chê trách nếu bạn đi làm theo ngành của bố mẹ. Cuối cùng là không quan tâm đến các chống chỉ định khi đi học. Ví dụ như bạn rất sợ máu thì không nên làm bác sĩ. Bạn không thích trẻ con thì không nên làm bác sĩ nhi. Bạn lập tức bị đau đầu khi nhìn thấy các con số thì không nên làm kế toán. Vậy làm sao để chọn nghề đúng Sau khi phân tích các sai lầm, thầy Huỳnh Văn Sơn đưa ra một số chỉ dẫn để các bạn có thể chọn nghề đúng. Thứ nhất là phải hiểu rõ mình là ai. Thứ hai là không được mắc vào các sai lầm đã nêu trên Thứ ba là dành thời gian, tâm sức đúng mức cho việc chọn nghề. Thứ tư là phải chọn nghề trước, chọn trường sau. Không được vì sự nổi tiếng của một ngôi trường mà thi vào trong khi trường đó không có khoa nào dành cho mình. Cuối cùng là quan tâm đến tam giác vàng nghề nghiệp. Đó là nhận thức, thái độ và xu hướng hành vi. Chỉ khi có nhận thức đúng, thái độ tích cực và được làm thử ngành nghề thì mới chắc chắn chọn nghề đúng cho bản thân. Theo Baomoi.com |