Thụ động khiến giới trẻ mất nhiều cơ hội khi trưởng thành

Mới đây, nhà văn Trang Hạ gây chú ý khi khẳng định “Giới trẻ Việt sĩ diện chỉ vì được chăm như thú cưng”. Bài viết nhanh chóng hút hơn 5.000 like, 2.000 lượt chia sẻ và bình luận.

Theo Trang Hạ, sự thụ động, ỷ lại của giới trẻ cùng tâm lý sĩ diện được “tiếp tay” bởi các bậc phụ huynh đã khiến họ mất đi nhiều cơ hội khi trưởng thành.

Sĩ diện, thất nghiệp vì được chăm như “thú cưng”

Trong bài viết của mình, nữ tác giả đã chỉ ra thực tế nhiều gia đình Việt chăm con như đang chăm “thú cưng” từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Từ chuyện đút cho con ăn, bao bọc con quá mức đến việc luôn lo lắng con chịu thiệt thòi… khiến nhiều người giật mình vì thấy lạ mà quen. Tác giả cũng đăng kèm ảnh một người mẹ gắng đẩy chiếc xe qua khu vực ngập lụt với cậu con trai cao to gấp đôi mẹ ung dung ngồi sau để minh họa cho thói quen ỷ lại, đòi hỏi và sĩ diện của giới trẻ. Đồng thời, Trang Hạ cũng khẳng định không ít phụ huynh đang góp phần làm hư con mình.

ự thụ động của giới trẻ cùng tâm lý sĩ diện, được “tiếp tay” bởi các bậc phụ huynh khiến họ mất nhiều cơ hội khi trưởng thành.

Khá nhiều ý kiến đồng tình với nữ nhà văn về vấn đề cha mẹ Việt đang bảo bọc con cái quá mức. Một số khác cũng nhấn mạnh rằng việc chấp nhận làm “thú cưng” của gia đình chính là nguyên nhân khiến một bộ phận giới trẻ sinh ra tính sĩ diện hão, ưa chuộng những hào nhoáng bề ngoài, không có ý chí tự chủ, tự lập, dẫn đến thiếu trải nghiệm cuộc sống và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Người hời hợt, thiếu bản lĩnh mới sĩ diện

Chuyện chăm con như “thú cưng” và hệ lụy thực tế cũng khiến nhiều người giật mình khi liên tưởng đến con số hơn 200.000 thạc sĩ, cử nhân tốt nghiệp nhưng chấp nhận nằm nhà, thất nghiệp và đói nghèo. Theo thống kê của Bộ Công an, tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên những năm gần đây luôn chiếm tỷ lệ 65-70% số vụ phạm tội hình sự trên cả nước.

Thành công hay thất bại không chỉ là quá trình tích lũy tri thức mà còn đến từ những trải nghiệm thực tế.

Liệu những sự hưởng thụ từ quá trình chăm sóc như “thú cưng” có phải là nguyên nhân khiến một bộ phận giới trẻ Việt trở nên thụ động, mải miết giữ sĩ diện và loay hoay với thất nghiệp, đói nghèo? PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn chia sẻ: “Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thành công hay thất bại của một người có liên quan khá chặt chẽ tới sự đầu tư từ giai đoạn niên thiếu và sinh viên. Đây không chỉ là quá trình tích lũy tri thức mà còn là từ những trải nghiệm thực tế, hình thành kinh nghiệm, kỹ năng sống. Học được thói quen chủ động trong cuộc sống, có trải nghiệm sống phong phú, người trẻ sẽ không bị tính sĩ diện hay sự lười biếng ảnh hưởng. Không có nghề sang trọng hay nổi tiếng, chỉ có người nổi tiếng và thành đạt trong nghề này hoặc nghề khác mà thôi.”

Bớt kén chọn để lấy kinh nghiệm đúng cho tương lai

Cũng theo PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, những người Việt trẻ cần tích cực vận động hơn trong cuộc sống thay vì nằm nhà mơ mộng hay dựa dẫm vào cha mẹ. Không nên đóng khung bản thân trong một nghề nào chỉ vì kén chọn hình thức. Không khó để đi giúp việc nhà, bán hàng, phục vụ bàn, đi dạy học, thực tập làm khảo sát – nghiên cứu thị trường cho các công ty… khi nhu cầu nhân lực cho những công việc này luôn cao. Thậm chí, chỉ từ những phương tiện có sẵn: một chiếc điện thoại thông minh cùng chiếc xe máy đi học hàng ngày, các bạn trẻ đã có thể dễ dàng “khởi nghiệp” bằng dịch vụ đưa đón cá nhân thông qua những ứng dụng đặt xe tiện lợi như GrabBike. Lao động như vậy vừa có sự linh hoạt về thời gian, phù hợp với thời khóa biểu của sinh viên, vừa mang đến thu nhập đủ đáp ứng các nhu cầu học tập và ăn uống. Không chỉ đỡ đần gánh nặng cho cha mẹ, những công việc part-time như trên còn cho giới trẻ cơ hội tiếp xúc với nhiều người, học hỏi nhiều cách xử lý tình huống, khám phá năng lực tiềm ẩn của bản thân, từ đó tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương lai.

“Nếu ngại khó, sợ khổ, kén chọn công việc, thích việc nhẹ nhàng, chắc chắn sẽ không có một diễn viên Hiếu Nguyễn của ngày hôm nay”.

Diễn viên Hiếu Nguyễn, người từng kinh qua nghề lơ xe khách, khuân vác sau khi tốt nghiệp phổ thông để tự lập, bớt gánh nặng cho gia đình, chia sẻ: “Mình chưa bao giờ vì sĩ diện mà giấu giếm công việc làm lơ xe trước đây. Trái lại, mình còn thấy biết ơn và tự hào về quãng thời gian đó. Những trải nghiệm vất vả trong quá khứ giúp mình có nhiều bài học kinh nghiệm quý giá và vốn sống. Nhờ vậy, khi làm nghề, vào vai diễn mình cảm thấy dễ dàng hơn, diễn cũng chân thực và có chiều sâu hơn. Nếu lúc trước ngại khó, sợ khổ, kén chọn công việc, thích việc nhẹ nhàng, chắc chắn sẽ không có một diễn viên Hiếu Nguyễn của ngày hôm nay”.

Sơn Trà

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *