Trong thời đại ngày nay, các phẩm chất tích cực, năng động của mỗi cá nhân ngày càng được đề cao. Do đó mà công tác giáo dục cũng ngày càng chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động cho người học. Vấn đề này phải được quan tâm ngay từ bậc học mầm non bởi đây là giai đoạn chuẩn bị mang tính chất căn bản cho sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi cá nhân. Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lý của nhân cách và ở lứa tuổi mẫu giáo, tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được biểu hiện rõ nét qua trò chơi phân vai có chủ đề. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ tính tích cực nhận thức của trẻ còn chưa thực sự cao. Phải chăng nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp tổ chức trò chơi phân vai theo chủ đề còn chưa chú ý phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ.?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đào Thanh Âm, (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang, Giáo dục học mầm non (tập III), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, (1997).
- Nguyễn Thị Hải Bình, Một số biện pháp nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi khoa học, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, TP HCM, (2005).
- Đặng Hữu Giang, Bản chất tâm lý của tính tích cực nhận thức, Tạp chí Tâm lý học, số 4, (1998).
- Nguyễn Thị Thanh Hà, Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục, (2006).
- Huỳnh văn Sơn, Phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non thông qua trò chơi, Nhà xuất bản Giáo dục, (2006).
*** Đây là bài báo có bản quyền nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ ban quản trị
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn