Tóm tắt sách: Trí tuệ xúc cảm

“Bất cứ ai cũng có thể trở nên giận dữ – đó là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, để giận đúng người, với mức độ thích hợp, đúng thời điểm, vì những lý do chính đáng và biểu lộ sự tức giận đúng cách – lại là điều không dễ.”

“Bất cứ ai cũng có thể trở nên giận dữ – đó là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, để giận đúng người, với mức độ thích hợp, đúng thời điểm, vì những lý do chính đáng và biểu lộ sự tức giận đúng cách – lại là điều không dễ.”

1. Cuốn sách này có ích gì cho tôi?

Một số người nghĩ rằng cảm xúc chỉ đóng vai trò trong những mối quan hệ yêu đương hay kích động mọi người gây gổ. Tuy nhiên, trên thực tế, các cảm xúc xuất hiện ở mọi nơi: chúng định hình các quyết định của ta, giúp ta cảm nhận thế giới, và đóng vai trò quan trọng trong bất cứ tương tác nào của ta với mọi người.

Cuốn sách này giải thích chi tiết tác động của cảm xúc lên cuộc sống hàng ngày của bạn, nhiều khi giúp ích cho bạn, nhưng nhiều khi lại làm bạn đi lạc hướng. Nó cũng nhấn mạnh vai trò trí thông minh cảm xúc (EI), giúp ta biết sử dụng các cảm xúc đúng để tạo nên những kết quả tích cực và trách được những tình huống bất lợi.

Nó giải thích cách trí tuệ cảm xúc có thể tạo ra một tương tác hài hòa giữa phần não lý trí và phần cảm xúc. Nó cũng chỉ cho ta cách học và mở rộng khả năng này.

Cuối cùng, cuốn sách cũng trả lời những câu hỏi đầy thú vị như: Làm thế nào mà trí thông minh cảm xúc phát triển trong mỗi cá nhân và tại sao khả năng này lại vô cùng cần thiết cho toàn xã hội?

2. Các cảm xúc rất quan trọng; chúng giúp ta học điều mới, thấu hiểu người khác và thúc đẩy hành động

Các cảm xúc phải là chướng ngại? Liệu con người sẽ sống tốt hơn khi ta xóa bỏ phần cảm xúc để trở thành một sinh vật vô cảm, lý tính?

Trên thực tế, các cảm xúc rất cần thiết bởi vì chúng mang lại những lợi thế giúp ta có thể sống một cuộc đời viên mãn hơn.

Một trong những lợi thế đó là cảm xúc giúp ta học hỏi từ những ký ức.

Khi bộ não lưu trữ các trải nghiệm, nó không chỉ thu thập những sự kiện. Nó còn ghi lại cảm giác của ta, và chính chúng giúp ta học được từ trải nghiệm. Ví dụ, nếu một cậu bé chạm vào một chiếc lò nóng, cậu sẽ trải nghiệm nỗi đau lớn. Suy nghĩ về việc chạm vào một chiếc lò khác trong tương lai sẽ đi kèm với với trí nhớ về sự đau đớn đó. Vì vậy, chính những cảm giác này sẽ ngăn cậu ngừng tự làm hại mình một lần nữa.

Một giá trị khác của cảm xúc là chúng giúp ta diễn giải những cảm giác của người khác, từ đó hỗ trợ cho việc dự đoán hành động của họ. Ví dụ, tưởng tượng bạn từng đối mặt với một người đàn ông giận dữ. Từ ngôn ngữ cơ thể của anh ta – bàn tay nắm chặt hay giọng điệu quát tháo – bạn có thể suy đoán trạng thái cảm xúc của người đó. Nhờ đó, bạn có thể dự đoán anh ta sẽ làm gì tiếp theo; ví dụ liệu anh ta có chuẩn bị đánh ai đó hay không.

Lợi ích cuối cùng mà cảm xúc mang lại cho ta là thúc đẩy hành động. Ta cần xúc tác cảm xúc để có thể phản ứng nhanh. Quay lại ví dụ về người đàn ông tức giận trong ví dụ trước. Nếu bạn cảm thấy rằng anh ta sắp nổi đóa, những cảm xúc sẽ khiến bạn có cảm giác bị đe dọa và thậm chí là tức giận trở lại, vì vậy đưa bạn vào trạng thái phòng thủ nếu anh ta có vẻ như sắp tấn công.

Những người đánh mất khả năng cảm nhận cũng đánh mất động lực hành động. Ví dụ, trong thế kỉ XIX, rất nhiều các bệnh nhân tâm thần từng trải qua một cuộc phẫu thuật “tách não” được gọi là lobotomy. Các bác sỹ đã cắt đi phần giao tiếp giữa hai bán cầu não khiến họ không thể xử lý cảm xúc hoàn hảo như trước. Hậu quả là những ai bị chia cắt não đã mất đi thôi thúc hành động, cũng như phần lớn năng lực cảm nhận của mình.

3. Đôi khi các cảm xúc có thể làm sai lệch phán đoán và khiến ta hành động phi lý trí

Các cảm xúc là những công cụ quan trọng để ta có thể hiểu và tương tác với môi trường. Tuy nhiên, chúng cũng có lỗi và có thể khiến ta mắc sắc lầm.

Một trong những lỗi thường xảy ra khi ta trở nên bị kích động quá mức. Để có thể ra phán xét sáng suốt, ta cần phải tư duy mạch lạc. Giống như người tung hứng, tâm trí của ta chỉ có thể giải quyết một vài công việc một lúc. Và khi ở trạng thái quá phấn khích, suy nghĩ của ta sẽ ngập tràn những cảm xúc mạnh mẽ. Vì vậy, não không còn chỗ cho tư duy lý trí, khiến những đánh giá của ta bị thiên kiến.

Ví dụ, khi sợ hãi, bạn có thể quan sát thấy mình phản ứng quá mức, nghĩ rằng hoàn cảnh này nguy hiểm hơn thực tế. Khi thông tin đi vào bộ não, một phần sẽ đi qua phần não chịu trách nhiệm cho lý tính – vùng tân vỏ não (neocortex) – và đi thẳng vào vùng não cảm xúc. Nếu nó đánh giá thông tin này chứng tỏ một mối nguy hiểm tiềm tàng, phần não cảm xúc sẽ kích hoạt ta phản ứng ngay lập tức, mà không cần xin lời tư vấn từ phần não lý trí.

Đó là lý do bạn sẽ giật bắn mình khi ở giữa khu rừng rậm buổi đêm và đột nhiên nhìn thấy một hình thù kì lạ đang chuyển động.

Ta cũng thường hành xử vô lý khi bị những phản ứng cảm xúc trong quá khứ tác động.

Ta thường áp dụng những khuôn mẫu hành vi trong hiện tại dựa vào những trải nghiệm quá khứ, kể cả khi hoàn cảnh đã thay đổi. Ví dụ, một cậu bé từng bị bạo hành ở trường có thể lớn lên là người đàn ông mạnh mẽ, nhưng vẫn không gột bỏ được cảm giác bị bạn bè hà hiếp hồi nhỏ.

Mặc dù các cảm xúc rất quan trọng, nhưng chúng có thể chiếm quyền kiểm soát tâm trí và làm xáo trộn quá trình tư duy logic của ta. Vậy ta cần phải có phương pháp để quản lý chúng hiệu quả hơn.

4. Trí tuệ xúc cảm có thể giúp bạn quản lý cảm xúc của mình, và bạn có thể khai thác chúng để đạt được mục tiêu.

 

Vậy làm sao bạn có thể tận dụng sức mạnh của cảm xúc mà không bị chúng áp đảo?

Bạn cần trí tuệ xúc cảm (EI), vì nó sẽ giúp bạn nhận thức và quản lý cảm giác của mình tốt hơn, chứ không phải bị chúng kiểm soát.

Khía cạnh thứ nhất của EI là khả năng ghi nhận và gọi tên cảm giác hiện thời của bạn.

Bước này rất cần thiết để bạn có thể kiểm soát được cảm xúc. Các nghiên cứu cho thấy những ai không thể nhận biết cảm giác của mình có khả năng bùng phát bạo lực cao hơn.

Một khi bạn đã có thể ghi nhận cảm xúc của mình, bạn cần truy tìm được nguồn gốc của chúng.

Thường cảm giác của bạn trong một tình huống phụ thuộc vào cách bạn suy nghĩ về nó như nào. Ví dụ, nếu bạn vô tình chạm mặt một người quen trên đường mà người đó lại không gọi bạn, bạn có thể ngay lập tức nghĩ rằng họ cố tình lảng tránh bạn. Điều này có thể làm bạn khó chịu hay thậm chí bực tức.

Nhưng, nếu bạn ngừng dòng suy nghĩ tại sao anh ta lại ngó lơ mình, bạn có thể tìm ra những lý do khác khiến bạn đỡ bực tức hơn. Ví dụ, người ấy có thể không nhìn thấy bạn vì anh ta đang mải mê suy nghĩ và không tập trung vào môi trường xung quanh.

Khi bạn bắt đầu ghi nhận và quản lý cảm giác của mình, trí tuệ xúc cảm sẽ giúp bạn tập trung vào hoàn thành mục tiêu tốt hơn.

Ví dụ, tưởng tượng bạn cần làm bài tập trên trường. Bạn không thực sự thích môn học đó lắm và muốn đi liên hoan phim hơn. Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn quản lý những cảm giác lẫn lộn này.

Mặc dù môn học này rất chán, bạn có thể cố thử nhìn nó từ một góc cạnh khác. Có thể một chủ đề nào đó sẽ khiến bạn hứng thú. Ngoài ra, ý thức được cảm giác mà liên hoan phim tác động lên mình, bạn có thể trì hoãn sự sung sướng và để dành cơ hội vui vẻ cho dịp khác. 

Những sinh viên có thể sắp xếp công việc của mình theo cách này thường có thành tích tốt trên trường kể cả họ có chỉ số IQ thấp.

5. Trí tuệ cảm xúc là năng lực bạn cần để không bị lạc lối trong xã hội.

Trừ khi sống ở đảo hoang, bạn sẽ khó mà sống đời hạnh phúc chỉ bằng việc quản lý lý trí của mình. Những người xung quanh đóng một vai trò lớn trong sự tồn tại của bạn, và chỉ bằng cách quản lý các tương tác xã hội với họ, bạn mới có hi vọng sống một cuộc đời viên mãn.

Một lần nữa, trí tuệ xúc cảm có thể giúp bạn đạt được điều này.

EI thúc đẩy các giao tiếp xã hội tốt bởi vì nó giúp bạn đặt bản thân mình trong địa vị người khác. Biết được cảm giác của mình như thế nào trong một tình huống nhất định sẽ giúp bạn ước chừng được cảm giác của người khác trong môi trường tương tự.

EI cũng giúp bạn khám phá cảm xúc của người khác bằng cách phân tích các dấu hiệu phi ngôn từ của họ. Điều này nghĩa là bạn có thể đánh giá tâm trạng của người kia chỉ bằng cách nhìn vào những dấu hiệu như biểu cảm khuôn mặt hay ngôn ngữ cơ thể.

Ví dụ, nếu bạn gặp một ai đó với gương mặt trắng bệch và miệng há rộng, bạn sẽ có thể kết luận rằng họ vừa trải qua một cú sốc.

Hơn nữa, bạn sẽ có thể nhận định những dấu hiệu này một cách tự động, mà không cần phải nỗ lực suy nghĩ.

Bởi vì, EI giúp bạn đồng cảm với người khác, nó sẽ giúp bạn cư xử đúng mực, khiến mọi người quý mến bạn hơn.

Ví dụ, tưởng tượng bạn là quản lý của một công ty trong đó có một nhân viên liên tục mắc cùng một sai lầm. Bạn sẽ cần nói chuyện và thay đổi anh ta, nhưng bạn phải biết làm điều này một cách tinh tế. Nếu bạn làm tổn thương anh ta, anh ta sẽ có thể trở nên tức giận hay có ý đề phòng, và khó có thể tạo ra những thay đổi mà bạn muốn. Nếu bạn đồng cảm và hình dung anh ta sẽ cảm thấy như nào, bạn có thể đưa ra biện pháp can thiệp tốt hơn.

Nói chung, những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể phát triển theo thiên hướng xã hội như dạy học, giải quyết mâu thuẫn hay quản lý nhân viên. Và những năng khiếu này có thể giúp họ duy tốt các mối quan hệ đời sống.

6. Trí tuệ cảm xúc đòi hỏi một sự cân bằng giữa “phần não cảm giác” và “phần não tư duy.”

 

Cách ta nghĩ và cảm nhận liên quan chặt chẽ đến nhau. Nguyên nhân là do phần não suy nghĩ (thinking brain), nơi bạn phát triển khả năng tư duy lý trí, và phần não cảm giác (feeling brain) – người mẹ của các cảm xúc – được kết nối với nhau bởi các đường dây thần kinh.

EI của ta phụ thuộc vào những kết nối này và bất kì tổn thương nào tới các đường dây thần kinh có thể tạo ra sự giảm sút về EI.

Ví dụ, một người mà phần não cảm giác bị chia cắt khỏi phần tư duy sẽ không còn trải nghiệm cảm xúc nữa. Những khiếm khuyết trong phần này sẽ dẫn đến mất nhận thức cảm xúc, một thành tố quan trọng của EI. Bằng chứng đã được tìm thấy ở các bệnh nhân bị phẫu thuật ngăn đôi hai bán cầu não. Sau khi kết nối giữa não trái và não phải bị mất đi, bạn đã đánh mắt năng lực cảm nhận của mình.

Một ví dụ khác về sự quan trọng của các kết nối giữa hai phần não là vai trò của phần não tư duy trong việc điều chỉnh quá trình hoạt động của phần não cảm xúc – một bước thiết yếu trong việc tự kiểm soát cảm xúc.

Tự kiểm soát cảm xúc hoạt động theo các bước sau: kích thích, ví dụ như âm thanh lớn đột ngột, sẽ thường kích hoạt phần não cảm xúc bạn tiếm quyền. Nó sẽ tự động đánh giá tác động bên ngoài đó là một mối nguy hiểm, và sẽ phản ứng lại bằng cách đặt bản thân bạn vào trạng thái cảnh giác.

Ta dùng phần não tư duy để giúp điều chỉnh quá trình này. Sau khi thấy tiếng nổ lớn, và trong lúc phần não cảm xúc đang rung chuông báo động khắp cơ thể, phần não tư duy sẽ kiểm trạ lại xem bản chất của kích thích đó là gì. Nếu không nhận thấy mối nguy hiểm nào, nó là “hạ hỏa” phần não cảm giác và cơ thể, giúp bạn có thể bình tĩnh suy nghĩ hơn. Đó là lý do tại sao không phải lúc nào ta cũng phản ứng quá mức với mọi tiếng động nghe thấy.

Nếu bạn ngắt liên hệ giữa phần não tư duy và cảm xúc, quá trình này sẽ không thực hiện được. Ví dụ, những bệnh nhân có phần não tư duy bị tổn hại nghiêm trọng sẽ rất khó kiểm soát những cảm xúc của mình.

7. Trí tuệ cảm xúc có thể khiến bạn sống khỏe và thành công hơn.

Đâu là chiếc chìa khóa dẫn đến một cuộc đời thành công và viên mãn?

Bạn có thể nghĩ đó là chỉ số IQ cao – những người tài giỏi nhất sẽ có cơ hội sống hạnh phúc cao nhất. Tuy nhiên trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng ngang với IQ trên con đường dẫn vinh quang.

Bằng chứng cho thấy những người có EI cao có khả năng thành công nhiều hơn.

Ví dụ, các nghiên cứu chỉ ra rằng những sinh viên có mức độ đồng cảm cao có điểm số cao nhiều những bạn có mức IQ ngang bằng. 

Bạn nào có thể kiểm soát các bản năng của mình cũng sẽ thành công hơn các bạn đồng trang lứa. Một nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Stanford mang tên “Thử thách chiếc kẹo dẻo” để đo khả năng kiềm chế trước món ngon của một nhóm các cháu 4 tuổi. Nhiều năm sau, những em có thể kiểm soát các ham muốn của mình khi còn nhỏ được phát hiện có học lực tốt hơn cũng như thành công hơn trong xã hội.

EQ cao cũng đem lại lợi ích trong công việc. Những người quản lý thành thạo các kĩ năng xã hội cũng thường có khả năng thuyết phục mọi người tốt hơn.

Hơn nữa, trí tuệ xúc cảm có giúp ta có đời sống lành mạnh hơn.

Ta có thể kiểm nghiệm kết quả này bằng cách nhìn vào stress. Khi phải trải qua những giai đoạn khó khăn, trái tim của ta chịu tổn hại rất lớn bởi huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơn tim.

Stress cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, được chứng minh trong một nghiên cứu cho thấy những ai hay phải chịu áp lực có nguy cơ nhiễm cúm cao hơn nhiều người bình thường.

Tuy nhiên, trí tuệ cảm xúc có thể giúp ta tránh được những nguy hiểm của stress. Lý do là nếu muốn học cách giảm thiểu các cảm giác tiêu cực như lo âu và giận dữ, bạn sẽ ngăn chặn được những ảnh hưởng tiêu cực của chúng lên sức khỏe của mình. Ví dụ, trong một nghiên cứu lâm sàng, những người đã từng bị trụy tim một lần được hướng dẫn cách quản lý cơn tức giận, dẫn đến giảm thiểu đáng kể rủi ro suy tim.

Tuy có những tác động lớn lao của trí tuệ xúc cảm lên thành công và sức khỏe, chương trình học tại các trường vẫn có tập trung quá ít vào những kĩ năng quản lý cảm xúc này.

8. Tương lai của xã hội sẽ phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc của trẻ.

Trong khi EQ cao có thể khiến mọi người sống vui và sống khỏe, EQ thấp lại có những ảnh hưởng tiêu cực lớn trên toàn xã hội. Ví dụ, tỉ lệ giết người ở trẻ vị thành niên tại Mỹ tăng gấp 3 lần từ năm 1965 đến 1990 có thể liên quan đến việc EQ bị suy giảm.

Có bằng chứng thuyết phục cho thấy sự thiếu hụt EQ có thể gia tăng nguy cơ phá hoại – một nhân tố lớn dẫn đến tỉ lệ tội phạm gia tăng.

Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy những tội phạm vị thành niên thường có khả năng kiểm soát ham muốn của mình cũng như khả năng đọc biểu cảm gương mặt của người khác thấp hơn – những thiếu sót cũng được tìm thấy ở những kẻ phạm tội tình dục trưởng thành. Những người nghiện cũng biểu hiện các vấn đề về EQ. Ví dụ, những ai nghiện heroin sẽ khó kiểm soát cơn tức giận trước cả khi họ nghiện.

Không nghi ngờ gì khi tương lai của trẻ cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực cảm xúc. Trẻ lớn lên trong môi trường được vây quanh bởi những người giàu cảm xúc cũng thể hiện EQ về sau cao hơn. Kết quả này cũng được xác nhận bởi một nghiên cứu cho thấy em có bố mẹ EQ cao quản lý cảm xúc của mình tốt hơn, có mức độ stress thấp hơn, học giỏi hơn các bạn, và được các giáo viên đánh giá là thạo đời hơn.

Có lẽ không ngạc nhiên khi EQ của trẻ cũng liên quan đến hạn phúc của nó. Trẻ thiếu hụt khả năng tự nhận thức, đồng cảm, hay kiểm soát ham muốn rất dễ phát triển các vấn đề tinh thần và thường gặp rắc rối nhiều hơn ở trường.

Tất cả bằng chứng này cho thấy trí tuệ cảm xúc của trẻ cần được những người lớn chăm chút và phát triển. Trẻ em hôm nay sẽ là các phụ huynh, quản lý và nhà chính trị ngày mai. Tóm lại, rất nhiều người sẽ có tác động lớn lên xã hội tương lai, và bất cứ cộng đồng nào đều cũng sẽ được lợi nếu những những người đứng đầu biết cảm thông, giỏi giải quyết mâu thuẫn và không mù quáng hành động theo bản năng.

Một vài nhân tố xã hội đa dạng khác cũng định hình sức khỏe của các cộng đồng tương lai, nhưng rõ ràng EQ rõ ràng có ảnh hưởng rất lớn. 

9. Một số cách để nâng cao EQ của bạn

Từ đầu đến giờ bạn đã học được rằng trí tuệ cảm xúc có thể khiến bạn sống viên mãn hơn, bây giờ bạn có thể hỏi liệu có thể gia tăng nó không.

Câu trả lời là có, và hàng loạt các bài tập có thể giúp bạn đạt được điều này.

Nếu bạn muốn thúc đẩy khả năng tự nhận thức và tự quản lý của mình, bạn có thể thực hành bằng cách sử dụng các đoạn hội thoại nội tâm. Nó sẽ hỗ trợ bạn xác định và gọi tên những cảm giác của mình.

Ví dụ, nếu bạn thân của bạn kể cho mọi người về vấn đề hôn nhân của anh ta nhưng chỉ mình bạn không biết, bạn có thể cảm thấy giận dữ. Nhưng tự đối thoại có thể giúp bạn giỏi quyết vấn đề này. Bạn nên hỏi chính mình, “Tại sao tôi lại thấy khó chịu? Bởi vì người bạn tốt nhất của tôi bỏ lơ tôi hay sao?”.

Bây giờ, sau khi đã xác định cảm giác này và nguồn gốc của nó, bạn có thể làm nó làm giảm sự tiêu cực. Bạn có thể tự nói với mình, “Mình bị cho ra rìa có thể do anh ấy không muốn làm phiền mình lúc bận.” Nhìn theo góc độ này, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu bạn muốn cải thiện khả năng đồng cảm của mình, hãy thử bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác. Nó có tác dụng bởi vì những cử chỉ không chỉ phản ánh cảm xúc – nó còn tạo ra chúng. Vì vậy, ví dụ, bằng cách bắt chước tư thế thư giãn của một người, bạn có thể tạo ra cảm giác thư giãn trong mình.

Nếu bạn muốn nâng cao khả năng tự tạo động lực cho bản thân và suy nghĩ tích cực hơn, hãy nghe theo lời khuyên sau: 

Các bạn giải thích cho thành công và thất bại của mình ảnh hưởng đến năng lực tự thúc đẩy bản thân. Để tự truyền cảm hứng cho mình, hãy bắt đầu nghĩ như kiểu: những người tự thuyết phục mình rằng lý do thất bại là do mình, chứ không phải do ngoại cảnh và chính mình sẽ thay đổi được nó sẽ không từ bỏ dễ dàng. Họ tiếp tục cố gắng bởi vì họ tin rằng họ làm chủ cuộc đời mình.

Trái lại, nhưng ai quy kết cho rằng những thiếu sót của cá nhân là đã ấn định thì sẽ có khả năng từ bỏ sớm hơn. Họ tự nhủ rằng họ không có khả năng tác động để có thể thành công. Nếu bạn muốn thành công, hãy tránh lối suy nghĩ này.

10. Bạn có thể dùng trí tuệ cảm xúc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ nơi công sở đến đời sống tình yêu.

Đến đây, có lẽ bạn đã học được một chút về trí tuệ xúc cảm. Nhưng bạn có thể tự hỏi bản thân – làm sao tôi có thể áp dụng kiến thức này trên thực tế?

Đây là một vài lời khuyên có thể giúp bạn sử dụng trí tuệ cảm xúc trong đời sống thường ngày.

Lời nhắn nhủ đầu tiên là: bạn có thể tránh những hiểu lầm trong một mối quan hệ nếu bạn để ý đến những cách thức khác nhau mà nam và nữ giới dùng để đối phó với cảm xúc. Thông thường, con gái được dạy dỗ hãy biết chia sẻ cảm xúc mình và kết nối với mọi người qua cuộc nói chuyện thân mật, nhưng con trai lại được bảo hãy tối giản các cảm giác làm họ trông dễ tổn thương.

Ví dụ, nếu bạn gái than phiền về một vấn đề, phản ứng của bạn trai có thể là ngay lập tức đưa ra lời khuyên. Nhưng thế là thiếu tinh tế; thường khi con gái tâm sự chán nản, cô ấy chỉ muốn được đồng thuận. Cô ấy muốn người yêu mình lắng nghe và thể hiện rằng anh ấy hiểu ý mình. Vì vậy đưa ra giải pháp tức thời có thể sẽ bị hiểu là sự phủ nhận cơn mệt mỏi của cô ấy hơn là một nỗ lực giúp đỡ của chàng trai. Tốt hơn là bạn hãy chăm chú lắng nghe vấn đề của cô ấy hơn.

Bạn có cũng thể làm theo lời khuyên sau. Nếu bạn rất tức giận trong một cuộc tranh cãi, hãy cố dừng lại để bình tĩnh. Những cảm xúc mạnh thường bóp mép tư duy khiến bạn có thể nói hoặc làm những thứ về sau sẽ hối tiếc.

Một vài nhà tư vấn hôn nhân còn khuyên các cặp đôi theo dõi nhịp tim của mình khi xảy ra mâu thuẫn. Nhịp tim tăng hơn trung bình 10 bpm cho thấy người đó đang quá mất tự chủ để có thể tư duy lý trí và cần nghỉ ngơi một lúc.

Lời khuyên cuối cùng là: nếu bạn phải chỉ trích ai đó, hãy thật cụ thể và đưa ra giải pháp. Bằng cách chỉ chọn một lỗi và chỉ ra chính xác cách phản ứng đúng đắn, bạn sẽ đưa ra thông điệp của mình rõ ràng và khiến người nghe không cảm thấy bối rối hay không được coi trọng.

Tổng kết

Thông điệp chính trong cuốn sách này là:

Những cảm xúc của ta vô cùng quan trọng bởi vì chúng có vai trò định hướng và thúc đẩy ta hành động. Tuy nhiên, chúng cũng khiến ta hành động phi lý trí. Đó là lý do tại sao ta cần trí tuệ cảm xúc. EI là tập hợp các kĩ năng giúp bạn nhận thức và quản lý cảm xúc – cả của mình lẫn người khác. 

EI có lẽ là nhân tố quan trọng nhất để sống một cuộc đời hạnh phúc. So với IQ, EQ là chỉ số đo thành công học tập, năng lực làm việc và thành công cuộc đời tốt hơn. Và không như IQ, ta có thể gia tăng trí tuệ xúc cảm của mình trong suốt cuộc đời.

  

Cuốn sách “Trí tuệ xúc cảm – Vì sao nó quan trọng hơn IQ” của Daniel Goleman sẽ được thảo luận tại Reading Circle tháng 11, đồng thời tạo cơ hội cho người tham gia suy ngẫm về một định nghĩa khác của thông minh.

Thời gian: 13:30, ngày 19/11/16,

Địa điểm: Tầng 3, British University Vietnam, 193 Bà Triệu

Người chia sẻ: Đỗ Thuỳ Dương

Điều phối chương trình: Đặng Hoàng Giang

Đăng ký vé tại: http://bigtime.vn/rc-thang-11-vi-sao-chung-ta-can–2650

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ Ban Tổ chức tại:

  • Hotline: 097 857 59 37 (Ms. Chau)
  • Fanpage: Reading Circle Vietnam
  • Email: [email protected]

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Blinkist

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *