Tu khẩu ngữ – Người có trí tuệ nói chuyện ra sao. Nói chuyện là một nghệ thuật mà là người cần phải tu dưỡng. Trong các mối quan hệ, người có trí tuệ sẽ biết đâu nên nói đâu nên dừng tránh cho người nghe cảm thấy khó chịu.
Một lần học trò Tử Cầm của Mặc Tử hỏi thầy:
– Thưa thầy, nói nhiều tốt hơn hay nói ít tốt hơn ạ.
Mặc Tử ngẫm một lúc rồi trả lời:
– Nói quá nhiều có chi đâu là tốt. Chẳng hạn như con ếch xanh ở hồ nước suốt ngày kêu chẳng ngừng nhưng có ai thèm quan tâm đâu chứ. Nhưng con gà trống thì lại khác. Trời hửng sáng thì nó gáy gọi người 2, 3 tiếng. Người ta thức dậy còn cảm ơn.
Trong công việc và cuộc sống hàng ngày của ta cũng vậy. Nếu con phạm lỗi cha mẹ mắng. Lúc đầu, nó có thể cảm thấy hối lỗi hổ thẹn. Nhưng sau dần cha mẹ cứ mắng không dứt lời thì con sẽ cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Có khi nó còn có thái độ không tốt với cha mẹ.
Hay trong khi làm việc, khi cấu trên báo cáo thì mới đầu nhân viên còn hứng thú và tập trung nghe. Nhưng nếu cấp trên cứ nói dài dòng, lật đi lật lại nhiều lần thì sẽ khiến nhân viên cảm thấy nhàm chán, phân tán sự tập trung. Hơn nữa, trong suy nghĩ của nhân viên có thể sự cảm kích với cấp trên bắt đầu hạ xuống, xem thường.
Đó gọi là hiệu ứng vượt quá giới hạn trong cuộc sống. Tức là kích thích quá nhiều trong thời gian quá lâu khiến cho tâm trí không còn kiên nhẫn.
Mỗi người khi tiếp nhận nhiệm vụ thì đều có dung lượng nhất định nếu vượt quá dung lượng thì người tiếp nhận sẽ chẳng còn chăm chú lắng nghe và đón nhận nữa.
Có thể nhận ra rằng, tác dụng của ngôn ngữ không phải do số lượng lời bạn nói mà là chất lượng nội dung lời bạn nói. Tây Phương có câu nói: Thượng đế cho người 1 cái miệng, 2 cái tai là do muốn người ta nghe nhiều và nói ít đi.
Ngoài ra trong lời nói bạn cần:
- Nói chuyện chậm nắm rõ mình đang nói gì và người nghe tiếp thu được ý bạn cần diễn đạt.
- Tránh lời làm tổn thương người. Ngay cả khi chỉ ra điểm sai của họ cũng nên nói một cách thiện ý.
- Chuyện gì cũng nên nói ít đi, chuyện gì không nên nói thì đừng nói.
- Nói đúng lời cần nói, đúng lời cổ vũ động viên.
- Trong khi nói chuyện đừng chỉ coi mình là trung tâm. Hãy đặt mình vào người khác
Theo daikynguyenvn.com