Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy không phải không thể thay đổi một cách hiệu quả về “tính tự kỷ” của trẻ tự kỷ nếu như cha mẹ nhận ra sớm và có những tác động phù hợp. Lẽ đương nhiên, sự tác động này phải hợp lý dựa trên sự phát hiện sớm một cách khoa học. Không ai tinh tế bằng bố mẹ nếu như bố mẹ luôn biết quan sát và lắng nghe con mình…
Phát hiện con mình rất thông minh dù mới chỉ lên 3. Cháu có thể đọc hết tất cả các chữ cái cũng như ghép vần, đọc câu nhưng chỉ lí nhí… Cháu có thể ngồi chơi hàng vài giờ đồng hồ trong góc nhà với những con số mà không cảm thấy ngán ngại, cháu cũng có thể nằm xem truyện hơn dưới hàng giờ đồng hồ mà không quan tâm đến mọi người xung quanh… Những biểu hiện này có thể đáng mừng ở một góc nhìn nào đó nhưng cũng có thể là đáng lo ngại vì ít nhiều gì cháu có những biểu hiện khác khác bạn bè… Nhận thấy con mình có những triệu chứng “tự bế”, hạn chế phạm vi giao tiếp, không yêu thích những hoạt động hấp dẫn có bè bạn, không quan tâm nhiều đến người xung quanh mà chỉ tập trung tình thương vào một – hai đối tượng quen thuộc thế là mẹ dẫn Tin đi kiểm tra… Chưa thể kết luận mnột cách chính xác nhưng rõ ràng là có những biểu hiện quá rõ như: âm thanh nói lí nhí và thỉnh thoảng có tiếng gầm gừ, luôn “tự thủ” về mặt hành vi, luôn đóng kín thái độ của mình… là những gì rất gần với biểu hiện tự kỷ. Khônfg kết luận vội để gây sốc, chuyên viên trị liệu cùng phối hợp với mẹ Tin bắt đầu hành trình tác động và can thiệp kịp thời.
Có thể nhận thấy nhiều nguyên nhân chi phối và nhiều bậc bố mẹ ngày nay cũng đã bỏ ra rất nhiều công sức để đi học những lớp tập huấn khác nhau nhằm hỗ trợ trẻ tự kỷ. Ngay cả những bệnh viện chuyên biệt cũng đã quan tâm thật nhiều đến vấn đề này khi đã có những chương trình can thiệp chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ. Thế nhưng điều quan trọng căn cơ ở đây chúng ta nhận thấy rằng việc phát hiện con mình có những dấu hiệu ban đầu hoặc có những biểu hiện cơ bản của tự kỷ đế can thiệp sớm, tác động sớm là điều cần làm. Cuộc sống và quồng quay đã cuốn phăng đi những khoảng thời gian cần có dành cho con trẻ cho nên những khuynh hướng như ôm ấp quá mức khi có thể hoặc bù đắp thái quá khi có thể là những tác động không phải nhỏ đối với trẻ làm cho tính tự kỷ trong đời sống tâm lý nảy sinh. Khi trẻ hướng tình yêu và sự quan tâm của mình vào một đối tượng hoặc gửi trọn niềm tin vào một đối tượng nào đó thì trẻ sẽ không muốn giao tiếp với bất kỳ trẻ nào khác hay người khác nữa. Đây có thể nói là một cơ chế khá quan trọng mà nhiều bậc phụ huynh cần quan tâm.
Thực tế cũng cho thấy những nguyên nhân về sinh lý như việc sinh non, sinh hút… vẫn là những cơ sở đang gây tranh cãi khá nhiều giữa những nhà khoa học thì nhiệm vụ quan trọng nhất của các bậc bố mẹ là nên quan tâm thật nhiều đến cách thức tác động hay giáo dục của mình đối với con trẻ. Trong xu thế gia đình ít con ngày nay, đứa trẻ càng dễ có những điều kiện để phát triển mình một cách tối đa nhưng đồng nghĩa là đứa trẻ dễ dàng được nuông chiều quá mức hoặc được yêu thương không thực sự đúng cách. Những điều này như một thực tế cuộc sống đòi hỏi các bậc cha mẹ phải quan tâm nhiều hơn nữa đến tình hình hiện tại của con mình và những biểu hiện tự kỷ không phải quá khó để phát hiện. Nhiều bậc cha mẹ đã chứng minh rằng nếu như quan tâm một cách hợp lý và đúng đắn để tác động nhằm mục tiêu thay đổi thái độ hành vi của trẻ tự kỷ sẽ giúp trẻ vượt qua được rất nhiều những khó khăn tâm lý đã và đang tồn tại ở trẻ. Mặt khác, những tác động này càng sớm và càng hợp 1ý thì tình hình của trẻ mau chóng được thay đổi theo hướng tích cực rất nhiều. Không thể đương nhiên có những tác động giản đơn mà đem lại hiệu quả vì trong những trường hợp thế này thì bố mẹ phải thực sự kiên nhẫn. Cùng với sự hỗ trợ của chuyên viên trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa ở các bệnh viện nhi đồng hay các chuyên viên tư vấn ở một số trung tâm tư vấn sẽ tác động phối hợp để hỗ trợ tinh thần cho trẻ. Những liệu pháp như hạn chế dần quan hệ tiếp xúc thân tình cố hữu, định hướng niềm tin thay đổi đối tượng hướng đến, xác lập và mở rộng phạm vi giao tiếp, củng cố khả năng giao tiếp bằng lời, hạn chế những phản ứng tự vệ tiêu cực… sẽ giúp trẻ vượt lên được tình hình hiện tại… Những liệu pháp này phải được thực hiện theo một trình tự tuyến tính sau khi thống nhất phác đồ tác động. Làm được điều này mỗi bậc phụ huynh phải dành thời gian cho trẻ, phải kiên nhẫn trước những thói quen của trẻ không được thỏa mãn…
Thế nhưng quan trọng nhất vẫn là sự phát hiện sớm của cha mẹ. Tâm lý nghi ngờ con mình thế này hay thế khác cũng không phải hợp lý nhưng rõ ràng nếu như quan sát một cách tinh tế và theo dõi những biểu hiện hành vi – thái độ của con mình thì việc tác động sớm sẽ trở nên cần thiết và có giá trị. Trách nhiệm của các bậc bố mẹ là như thế nhưng chắc chắn rằng sự hỗ trợ chuyên môn tư vấn hoặc trị liệu là điều cũng không thể thiếu trong tiến trình tham vấn, hỗ trợ trẻ.
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn