XÂM HẠI TÌNH DỤC – NỖI ĐAU KHÔNG BÙ ĐẮP ĐƯỢC – PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

Tại Việt Nam, chưa có một thống kê chính thức nào về tội phạm hiếp dâm, về số lượng cũng như nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể ghi nhận một sự tăng trưởng của số lượng tội phạm hiếp dâm trong những năm gần đây, đặc biệt xảy ra tại các thành phố lớn. Đồng thời tăng trưởng sự sử dụng bạo lực trong những vụ hiếp dâm ngày càng tàn bạo, và sự dâm ô giữa người lớn và trẻ vị thành niên ngày càng đáng sợ.

images (2)

Vài lý do có thể giải thích hiện tượng trên như sự truyền bá rộng rãi những “phim đen” trong giới trẻ và trên Internet, sự thông tin rộng rãi về tình yêu nam nữ và tình dục trên các phương tiện truyền thông, đồng thời sự thiếu môi trường giải trí khác (như công viên, sân chơi thể thao, các câu lạc bộ lành mạnh) của các tầng lớp thanh thiếu niên.

Đây không chỉ là nỗi ám ảnh cho các bậc ông bà, cha mẹ mà còn là nỗi đau của toàn xã hội. Đa số các em khi bị xâm hại đều không dám nói ra vì sợ ảnh hưởng đến danh dự. Tuy nhiên, một phần cũng là do các bé tò mò, “muốn thử”, nên khi sự việc xảy ra xong các em “ngại” nói ra. Khi trẻ bị xâm hại tình dục, sang chấn nặng nề về tâm l‎ý và tổn thương về thực thể xuất hiện. Bởi âm đạo các em khi bị lạm dụng sẽ dễ bị rách, chảy máu và viêm nhiễm. Đặc biệt, khi bị thương, nhiều em do được dặn kỹ hoặc doạ nạt là không được nói với ai, nên càng giữ kín việc viêm nhiễm càng nặng, càng dễ trở nên biến chứng. Đã có những trường hợp vì viêm nhiễm sau khi bị lạm dụng tình dục, bị tắc ống dẫn trứng, về sau dẫn tới vô sinh. Một hậu quả nữa là các em có thể có thai ngoài ý muốn.

Ngoài ra, trẻ bị xâm hại tình dục còn nhận lãnh hậu quả nguy hiểm nhất là bị tổn thương về tâm lý trong một thời gian rất dài. Trong số những người xâm hại tình dục, 30% là những người trong gia đình (cha, chú cậu hoặc anh họ), 60% là người thân quen, người giúp việc hoặc người hàng xóm, 10% còn lại là người lạ. Do đó, áp lực tâm lý là các em không dám nói ra sự thật, và nếu có nói thì người lớn không tin. Vì thế , các em có rối loạn căng thẳng thần kinh sau sang chấn (post traumatic stress disorder). Các em cần được nâng đỡ tâm lý khi nói ra sự thật. Những tác động ngắn hạn: trầm cảm, căng thẳng thần kinh, lo âu, rối loạn ăn uống, kém tự tin, rối loạn thần kinh, đau kinh niên, khó khăn học tập. Kèm theo đó là những tác động lâu dài: hành nghề mại dâm, tự tử, hành vi chống đối xã hội, nghiện rượu, xì ke, rối loạn nhân cách…

Những gì mà các em phải gánh chịu dường như quá sức với các em. Chúng ta cần làm gì để hạn chế nó? Bản thân các em phải biết cách tự bảo vệ mình. Tuyệt đối không đi đâu với người lạ một mình. “Nói không” một cách mạnh mẽ, dứt khoát, kháng cự mạnh mẽ khi thấy nguy hiểm, tìm ngay sự giúp đỡ nếu được để bảo vệ bản thân. Nếu lỡ bị xâm hại thì phải nói với người thật tin cậy trong gia đình để nhờ hỗ trợ cũng như nâng đỡ.

Gia đình cần quan tâm đến các em hơn. phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của các em. Ngoài ra, cha mẹ cần dạy các em biết cách tự bảo vệ mình: cho các em biết trong trường cụ thể này trẻ nên làm gì, trường hợp khác nên làm gì,.. Nếu các em lỡ bị xâm hại tình dục cha mẹ cần bình tĩnh, động viên các em, đưa các em đi khám phụ khoa ở cơ sở y tế.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *