Không là người mẫu ảnh nhưng những gì cả thầy và trò thể hiện đều mang những thông điệp. Cụ thể nhưng lại đáng suy ngẫm là cảm xúc về bộ ảnh rất ngắn, rất giản đơn và rất nhẹ nhàng này…
Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thế nhưng, trong thời kì đất nước đổi mới, không ít những sự kiện về tình Thầy – Trò đã làm chấn động dư luận. Được sự rủ rê của cậu học trò cũ – giờ là cán bộ Đoàn khá năng nổ, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, một người Thầy của các lớp học trò đa dạng đã có bộ ảnh với tính nhân văn cao đẹp. Dẫu là giản đơn nhưng ý nghĩa của nó đủ khẳng định rằng giá trị của tinh thần Tôn sư vẫn còn nguyên bản.
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn không chỉ là một nhà tâm lí học xuất sắc của Việt Nam, mà còn thêm cương vị cao quý khác đó là Thầy giáo. Gặp Thầy là một nhân duyên với chính bản thân tôi, được Thầy dìu dắt, dạy dỗ. Dẫu có những sai lầm Thầy vẫn cố gắng dành thời gian quý báu để dạy dỗ tôi. Mà tôi gọi đó là sự thứ tha của một người Thầy. Tôi hiểu điều đó không dễ có được ở những người khác, những người thầy bận rộn hay những thầy cô có tiếng…
Ngày nay, tha thứ có lẽ là một hành động “khó khăn” trong xã hội. Trong môi trường giáo dục vẫn không ngoại lệ khi có một vài học trò ngỗ ngược, tự khẳng định thái quá hay chẳng biết trước – biết sau. Nhưng vẫn còn đó một vài giáo viên lại vẫn giữ cho mình cái tôi quá khổ, giữ cho mình rằng mình lúc nào cũng đúng, học sinh lúc nào cũng sai. Không những thế, còn dùng quyền lực của điểm số để trả đũa học sinh cho hả dạ. Thậm chí là đì đến chán chê không ngóc đầu lên nổ… Mọi thứ khiến cho tình Thầy trò rạn nứt cho đến khi không quay đầu lại được.
Câu chuyện gần đây mà tôi biết là câu chuyện của học sinh lớp 12. Khi mà em ấy vô tình chỉ nói một câu đơn giản: “Bài nào em cũng làm được. Quan trọng là nhanh hay chậm mà thôi”. Ấy thế mà giáo viên đã thẳng thừng đàn áp học sinh bằng một bài toán sai đề, một cái tát tay thật mạnh và những cú đá. Không những khiến em bẻ mặt với bạn bè mà còn bị té ngã trật tay. Sự tột cùng là phụ huynh phải lên gặp mặt để khỏi thưa kiện mà thay bằng lời trách cứ. Tưởng rằng sau chuyện ấy, giáo viên sẽ bình thường và tha thứ. Nhưng vị giáo viên này chẳng đoái hoài đến em học sinh đó và bỏ lơ. Một điều đáng để lên án. Dẫu lỗi lầm đến từ thầy hay trò, quan trọng nhất là người có lỗi cần hết lòng xin lỗi, cần mở đầu cho sự cầu thị đổi thay…
Không ai không mong mỏi mình là người Thầy rất hiểu học sinh. Hình ảnh người thầy với những lời nói dí dỏm, nhưng cũng kèm những bài học đáng quý khá ít người Thầy nào làm được. Dù biết học trò của mình sai, thầy có thể vẫn không làm gì cả, vẫn giáo dục từ từ, dạy dỗ ân cần và sự tha thứ. Đó là chân lý trong quá trình dạy làm người, thay đổi con người và hoàn thiện con người. Thực chất đó cũng chính là quá trình hoàn thiện bản thân…
Ôi sự tha thứ của Thầy dáng quý đáng trân trọng biết mấy. Giá mà giáo viên hiểu và vận dụng vào trong công việc giảng dạy của mình thì có lẽ những hệ lụy đau lòng: Thầy dánh trò dã man, trò đánh lại giáo viên sẽ không tồn tại… Thay vào đó sẽ là những dấu hiệu của sự gắn kết, thương yêu và trân trọng… Khi đó, chất lượng đào tạo và giáo dục sẽ mở ra một hướng mới cũng như những thành công khác. Con người sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn, nhân văn hơn…
Bài tập hôm nay đó cũng chính là bài tập bộ ảnh này. Tôi biết Thầy một lần nữa tha thứ để tôi làm việc tốt hơn, sống tốt hơn và hoàn thiện mình theo hướng chuyên nghiệp hơn. Xin cảm ơn bộ ảnh hết sức ý nghĩa của Thầy, để tôi hiểu và thay đổi. Tôi mong bài viết này đến được với các Thầy/Cô đang làm công việc trồng người cho học sinh Việt Nam sẽ là những người tha thứ và bỏ quá đển yêu cầu cao người học trò mình hoàn thiện. Tôi nhớ lời Thầy bảo: Trao cho Sơn bài viết này, nghĩa là thầy trao niềm tin. Nhưng nếu đọc được bài viết của em nghĩ là thầy tin vào chính mình và nhận thấy mình phải học nhiều hơn về chữ nhẫn để thứ tha…
Mời bạn đọc xem lại bộ ảnh thú vị nhé:
Photo: Thế Huân
Người mẫu: Chuyên viên Phú Sang
Trần Sơn