HỆ LỤY CỦA NHỮNG ĐÒN ROI TUỔI HỌC TRÒ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ai cũng có một thời cấp sách. Đó có thể nói là khoảng trời thật sự hạnh phúc đến tuyệt vời. May mắn xiết bao nếu mỗi người có những người bạn tốt, có những thầy cô giáo thương yêu và nâng cánh cho tuổi thơ của mình. Thế nhưng cũng không ít hành động dù vô tình hay cố ý của thầy cô giáo làm người đi học phải thực sự khổ sở đến mức chán chường.

Không thể phủ nhận rằng thầy cô giáo thực sự là những người luôn thương yêu và dạy dỗ học trò bằng khát khao cháy bỏng: trò học giỏi, nên người. Nhưng cũng không thể phủ nhận trong số nhiều ấy, vẫn có một số thầy cô giáo thiếu sự tỉnh táo cần thiết nên đã biết khát khao ấy thành những áp lực. Chửi mắng học trò, đánh đập học trò, thậm chí là vùi dập cả một niềm tin, một nhân cách…

Chuyện của chị Diễm Linh là một điển hình. Gia đình cũng không đạt nổi bật trung tại Đà lạt. Chỉ đi học với lòng khát khao chinh phục tri thức và ước mơ sẽ có một nghề để sống. Vẫn cố gắng học tập, vẫn tuân thủ kỷ luật… Nhưng khổ nổi cái bậc trung về tài chính làm cho quần áo của cô học trò nghèo không quá lành lặn. Một lần quên mặc đồng phục vì trời mưa ướt cả chiếc quần anh, chị phải thấy một chiếc quần khác bằng cả sự cố gắng. Thật không may đó là một chiếc quần không được lành lặn. Không những không thông cảm, cô giáo lớp sáu còn khoét sâu hơn lổ thủng trước mặt biết bao bè bạn… Hơn ba mươi năm đã trôi qua, ở tuổi bốn mươi, chị kể với con trai mà như khóc: Mẹ mất hết sự tự tin, mẹ mất hết ý chí phải phấn đấu, niềm vui đi học thay bằng sự ngán ngẩm… Mẹ quyết định nghỉ học sau đó không lâu. Con biết không, nỗi đau bị thầy cô giáo làm nhục sao mà chau chát thế, nỗi đau bị giày vò nhân phẩm chỉ vì cái nghèo, chỉ vì một lần không mặt đồng phục nghe cay đắng ngập tràn…

Không chỉ là trường hợp đối xử với một học sinh mà thậm chí việc xúc phạm luôn cả một nhóm học sinh hay cả gia đình học sinh lại trở thành nỗi ám ảnh của một số học sinh. Khi học sinh không thuộc bài, một vài thầy cô giáo đã mắng nhiếc không thương tiếc: đầu óc bả đậu, cha mẹ em cho em ăn cái gì thế? Làm sao mà ngu cả lũ… Sao mà không xa xót, không ám ảnh khi gặp đúng những lời nói quái ác như thế! Đó là chưa kể trường hợp lớp học vẫn còn ồn do một hai bạn giỡn hớt. Nét mặt sầm lại, cô bảo: “Ai mới vừa sủa thì đứng dậy cho tôi”. Cả lớp in phăng phắc. Hai phút lạnh lẽo trôi qua và thế là màn tát tay tập thể bắt đầu xuất hiện. Những vết tay hằn trên má, những cái đau của thớ thịt làn da, những tiếng nấc nghẹn oan ức và cả những hận thù hoàn toàn có thể trở thành điểm đến…

Không thể không thông cảm khi thầy cô giáo giận dỗi, khi thầy cô nóng nảy, khi thầy cô bị áp lực… Nhưng rõ ràng, việc kềm chế cảm xúc là điều hết sức quan trọng cần phải tuân thủ. Một lời nói, có thể dời non lấp biển thì một lời nói cũng có thể đẩy người ta xuống vực sâu, làm tan mất cả niềm tin, nghị lực và biết bao khao khát đời thường hay lý tưởng cao vợi. Thầy cô giáo là những người cần chuẩn mực ở ngôn từ, cần sâu sắc ở hành vi đối xử, cần tinh tế ở sự tương tác,….. Có như thế mới đem đến cho học sinh những sự nỗ lực và phấn đấu hoàn thiện mình ngày nay và mai sau…

Có một giả định rất đau lòng là nếu học sinh học điểm kém thì bị đánh, thử hỏi ai không làm thầy cô giáo được? Nếu học sinh vi phạm kỷ luật là bị “tàn sát”, hỏi thử ai không có thể thực hiện? Khi sử dụng lời nói vô cảm và hành vi bạo lực, đó là lúc người giáo viên đang bất lực về mặt phương pháp, đang lúng túng về mặt cách thức giáo dục và đang bộc lộ sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng sư phạm… hành vi tức thời nhưng hậu quả dài lâu. Đó là những cảm xúc tiêu cực của người học, đó là sự vụn vỡ về niềm tin, đó là sự đau xót tâm hồn và thậm chí là sự buông trôi cho một số phận. Hệ lụy bắt đầu từ đây. Hệ lụy đó sẽ đẩy mọi vấn đề xa hơn nữa nếu người học non nớt, thiếu người nâng đỡ hay kềm giữ…

Ở một góc độ nào đó, vẫn nghiêm túc nhìn nhận nguyên nhân có thể từ hai phía. Nhưng sự cảm thông vẫn hướng về phía những tâm hồn ngây thơ và hạn chế về suy nghĩ lẫn hành vi. Điều đó cho thấy trách nhiệm của giáo viên thật sự nặng nề dù rằng học sinh cũng thực sự nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập.

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *