Trí tuệ-Xúc cảm
Chỉ số đáng xem
KĨ NĂNG SỐNG: TRÍ TUỆ CẢM XÚC – CHỈ SỐ CẦN CÓ Ở NGƯỜI THÀNH ĐẠT
Một con người thành công chắc chắn phải có trí tuệ cao. Thế nhưng có tuệ cao không nên hiểu chỉ là chỉ có chỉ số IQ cao. Thực tế cho thấy những nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây đã chứng minh trí tuệ con người không chỉ chỉ tựu trung vào chỉ số IQ mà còn biểu hiện ở chỉ số trí tuệ cảm xúc IQ. Đặc biệt hơn nữa với một người thành đạt đúng nghĩa thì chỉ số EQ lại càng quan trọng hơn cả.
Khái niệm trí tuệ cảm xúc EI được các nhà khoa học Hoa kỳ đầu tiên nghiên cứu vào năm 1990. Các tác giả này là Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học New Hampshire. Theo các ông thì trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình. Vào năm 1995, tiến sĩ Tâm lý học Daniel Gollman cho ra cuốn sách “Emotional Intelligence thì thuật ngữ trí tuệ cảm xúc trở nên rất thông dụng trên thế giới cũng như ở Mỹ.
Nếu như quan niệm rằng thành đạt không chỉ là sự thành công trong công việc mà ngay cả trong mối quan hệ gia đình, xã hội và trong nhiều phương diện khác đặc biệt là cả phương diện cá nhân thì rõ ràng chỉ số EQ có một tầm quan trọng đặc biệt. Chỉ số IQ cao chỉ dừng ở khả năng nhận thức vấn đề nhanh nhạy, giải quyết các bài toán nhận thức trên phương diện lý thuyết hiệu quả nhưng chưa thể thành công thực sự trong quan hệ người – người. Nếu IQ là những gì phụ thuộc một phần lớn vào bẩm sinh di truyền và dù có thể thay đổi được nhưng vẫn trong giới hạn thì EQ lại là một chỉ số có thể được nâng cao nhờ vào kinh nghiệm cũng sự tự rèn luyện đích thực của con người. Thực chất cũng đã cho thấy năng lực phán đoán cảm xúc của người khác cực kỳ cần thiết trong những nghề nghiệp dựa trên nền tảng của sự thiết lập qun hệ người người. Chính công việc quản lý cũng đòi hỏi rất nhiều ở năng lực này. Cuộc sống càng có nhiều thách thức và trong quan hệ giao tiếp – quan hệ ứng xử cũng như thực hiện các chức năng tương tác tấm lý thì khả năng kiềm chế cảm xúc của mình lại rất quan trọng. Đây không chỉ là năng khiếu mà trở thành đòi hỏi tối quan trọng để một người làm không chỉ thành công trong công việc mà có chổ đứng rất quan trọng trong tâm hồn của người khác cũng như trong xã hội.
Thực tế cuộc sống nhiều thách thức ngày nay hiểu về sự thành đạt càng lúc càng phức tạp. Khá nhiều nhà quản lý hay nhà doanh nghiệp đang mong ước xây dựng một văn hóa công sở thật chuẩn, một số cá nhân mong muốn không chỉ thành công trong công việc – trong nghề nghiệp mà còn đạt đến những chỉ số hạnh phúc cả trong cuộc sống cá nhân. Điều này sẽ không tưởng nếu như chỉ có chỉ số IQ để giải quyết vấn đề bằng lý tính một cách khô cứng hay cứng nhắc. Chính chỉ số EQ là “bệ đỡ” rất quan trọng cho cá nhân vươn lên những thành công trên nhiều mặt khác nhau và đấy mới chính là mục tiêu thành đạt hiểu một cách đúng nghĩa. Nếu trong mối quan hệ công viêc – thiếu sự bĩnh tĩnh hay thếu khả năng kiềm chế cảm xúc chắc chắn rằng những quan hệ sẽ dễ dàng bị phá vỡ, nếu thiếu khả năng nhận thức về cảm xúc hay trạng thái tâm lý của đối tượng thì không chỉ những nhân viên mà ngay cả những nhà quản lý vẫn có thể thất bại khi thực hiện cuộc thương thuyết hay thương lượng. Mặt khác, đối với những người thành đạt trên góc độ quản lý thì sẽ thật khó thuyết phục nhân viên của mình, sẽ khó cân bằng và vượt qua được những áp lực trong cuộ sống gia đình khi thiếu sự tinh tế cũng như sự nhạy cảm dưới muôn vàn áp lực liên tục của cuộc sống thường nhật.
Cũng trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng nếu muốn những chủ nhân tương lai thành công thay vì chỉ tập trung đẩy mạnh việc làm quen các thao tác tư duy, thúc đẩy các loai tư duy thì việc rèn luyện khả năng nhận thức cảm xúc của người thân, của bạn bè và những người xung quan là không kém phần quan trọng. Vấn đề căn cơ ở đây là sự đầu tư này phải dài hơi vì trí tuệ cảm xúc phát triển mạnh thông qua sự tương tác người – người, thông qua những kinh nghiệm giao tiếp và ứng xứ. Cho trẻ giao lưu nhiều hơn trong cuộc sống, tập cho trẻ biết lắng nghe – quan sát để hình thành cho trẻ những năng lực cơ bản của trí tuệ cảm xúc là nhiệm vụ cần đầu tư sớm nếu như muốn con mình trở thành người thành đạt
Sẽ là khiên cưỡng khi gắn nhãn cho một người thành đạt trong một phong cách làm việc rất độc đoán, sẽ thật thiếu logic khi khẳng định rằng sự thành đạt của tôi chỉ cần chính tôi xác nhận. Lúc ấy có thể chính chủ thể làm việc tốt, chính chủ thể thực hiện công việc của mình thành công khi xét dướii góc độ chất lượng nhưng chưa thể công nhận là thành đạt. Chỉ số EQ sẽ hỗ trợ rất nhiều để cá nhân không chỉ thuận lợi trong công việc mà còn nhận được sự hỗ trợ đặc biệt về mặt tâm lý cũng như nững yếu tố có liên quan từ phía những người bạn, người cộng sự.
Thành đạt đúng nghĩa gắn liền với khái niệm hạnh phúc. Người hạnh phúc không thể hữu khuynh nghĩ suy về những vấn đề của công việc mà phải cân bằng những yếu tố – những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống. Sự thành đạt này nhất thiết phải dựa trên nền tảng của năng lực trí tuệ cảm xúc để định hướng, điều khiển và điều chỉnh lối đi của chính mình trong định hướng cá nhân cũng như trong quan hệ với môi trường xã hội – với mọi người xung quanh để tìm lấy hạnh phúc đích thực và đúng nghĩa.
Đón xem bài kĩ năng sống tiếp theo để biết được cách Giải mã cảm xúc của chính bản thân mình. Cùng đón đọc và chia sẻ cùng với những người bạn của mình nhé.
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn