BÀI TẬP XẢ STRESS

Bài tập giảm stressNào các bạn, hôm qua chúng ta đã biết được chúng ta đang ở mức nào của stress và hôm nay tôi xin chia sẻ cho các bạn những bài tập xả stress cực thú vị mà các bạn sẽ nhanh chóng ứng dụng nó vào cuộc sống của mình. Nào bắt đầu chứ

Bài tập 1: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN THƯ GIÃN

MỤC ĐÍCH: Giúp thư giãn hoặc làm giảm căng thẳng thần kinh. Để giúp học viên ý thức hơn về chính mình và để chia xẻ những tình cảm và cảm xúc một cách thoải mái.

CÁCH TIẾN HÀNH: Đề nghị học viên chọn một tư thế thoải mái. Ngồi xuống, thư giãn và làm theo những chỉ dẫn.

  1. Nhắm mắt lại.
  2. Nghĩ về mình.
  3. Nghĩ tới cơ thể của bạn.
  4. Nghĩ tới hơi thở cuả bạn.
  5. Hãy cảm nhận không khí đang đi vào trong phổi của bạn – theo dõi lượng ôxy thấm vào cơ thể bạn cho tới khi bạn thở nó ra
  6. Hít vào 3 cái chậm, sâu và cảm nhận cơ thể bạn được thư giãn hơn sau mỗi lần thở.
  7. Hãy cảm nhận tóc của bạn – cố gắng cảm nhận chỗ mà tóc gắn vào da đầu của bạn.
  8. Hãy cảm nhận đôi tay của bạn – chúng khô, lạnh hay căng thẳng ?
  9. Gồng đôi tay bạn để chúng thư giãn.

10. Hít vào thêm 3 lần chậm nữa, sâu và cảm nhận cơ thể bạn thư giãn sau mỗi hơi thở.

11. Hãy nghĩ tới ngón chân út của bạn. Bây giờ bạn cảm thấy thế nào rồi ? Co ngón chân út lại, duỗi chúng ra.

12. Hãy nghĩ tới toàn bộ cơ thể của bạn

–      Hãy cảm nhận quần áo phủ quanh cơ thể bạn.

–      Hãy cảm nhận không khí chung quanh bạn.

13. Hãy gồng toàn bộ cơ thể bạn. Giữ yên như thế – Gồng mạnh hơn nữa – Giữ yên như thế – Hãy thư giãn – Thở 3 lần thật sâu.

14. Lại gồng toàn bộ cơ thể bạn – Giữ yên như thế – Gồng mạnh hơn – Giữ yên như thế – Gồng mạnh hơn – Giữ yên như thế – Hãy thư giãn và thở sâu 3 lần.

15. Lại gồng toàn bộ cơ thể bạn – Giữ yên như thế – Gồng mạnh hơn – Giữ yên như thế – Gồng mạnh hơn – Giữ yên như thế – Gồng hết mức – Hãy thư giãn và hít thở sâu 3 lần – Hãy thư giãn và hít thở sâu 3 lần – Hãy thư giãn hơn sau mỗi lần thở.

(Theo Edward E. Scannell và John W. Newstrom)

Bài tập 2: TỪNG BƯỚC MỘT ĐỐI ĐẦU VỚI SỰ CHÁN NẢN

Hãy tự hỏi mình những câu như sau:

  1. Tôi có đủ không khí để thở không? Có đủ thức ăn để ăn không? – Nếu trả lời “có” thì xem như tình hình sáng sủa rồi! à Chúng ta thường không tự thấy những nhu cầu quan trọng của mình đã được đáp ứng. (Tương tự: Còn nhìn thấy chứ? Còn đi được chứ? Còn nghe được chứ? …)
  2. Tôi có quan trọng hóa vấn đề không?
  3. Tôi học được cái gì từ tình huống này?
  4. Nếu mọi cái tồi tệ thật thì 5 phút tới mình còn ổn không? à Sau đó hãy nhắm đến 5 phút tiếp theo. Làm việc gì đó trong 5 phút ấy à làm cho bận rộn à thấy dễ chịu hơn.
  5. Còn làm gì nữa? à Hãy làm cái gì đó cho ai đó.

Bài tập 3: Kiểm soát stress

  1. Viết ra giấy tất cả những điều khiến bạn có cảm giác bị stress.
  2. Chia chúng làm hai cột. Cột A là những điều bạn có thể kiểm soát được. Và cột B là những điều bạn không thể kiểm soát được.
  3. Với những gì bạn không kiểm soát được, thực hành việc chấp nhận chúng và gạt chúng ra khỏi tâm trí.
  4. Với những gì bạn có thể kiểm soát, hãy tập trung thời gian và năng lượng vào đó.

Thường thì căng thẳng bắt đầu từ những việc nhỏ, rồi chúng lớn dần lên theo thời gian, và cuối cùng khiến cho chúng ta thấy nặng nề và bị stress. Một cách để vượt qua chuyện đó là thực hành buông trôi chúng theo những bước sau:

–      Khi gặp một hoàn cảnh hay một vấn đề nào đó, hãy nghĩ rằng: “Tôi có thể học được điều gì từ nó?”. Hoặc khi bạn cảm thấy mình có lỗi trong một tình huống nào đó, hãy tữ hỏi: “Làm thế nào để giải quyết nó tốt hơn trong tương lai?”.

Tự nhủ mình hãy để cho tình huống ấy qua đi: “Tôi đã học hỏi được từ nó rồi, bây giờ thì tôi cho nó ra khỏi tâm trí, rồi tôi sẽ thấy nhẹ nhõm”.

Bài sau, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề ” Sống chung với stress”, và bài học này sẽ giúp cho các bạn sinh viên cảm thấy thoải mái hơn, và có thêm sức mạnh để bước tiếp chặng đường dài của mình

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *