‘Bé gái vụ tiệm vàng phải được điều trị tâm lý đặc biệt’

Chăm sóc sức khỏe hay động viên tinh thần cho người chứng kiến cảnh thảm sát như cháu Trịnh Thị Bích chỉ là cảm tính và không hiệu quả, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng em cần được điều trị bằng phương pháp đặc biệt.

Một ngày sau lời ngỏ ý bảo trợ tâm lý miễn phí cho bé Bích để cháu có thể vượt sang chấn tâm lý bởi bố mẹ và em gái bị kẻ cướp đột nhập vào nhà sát hại hôm 24/8, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn – Trưởng khoa Tâm lý Trường ĐH Sư Phạm TP HCM gửi VnExpress.net một bài viết liên quan đến phương pháp giúp nạn nhân thảm họa trở lại bình thường và riêng với cô bé 8 tuổi Trịnh Thị Bích.

Ai bị ảnh hưởng trong các trận thảm họa, thảm sát? Trước tiên cần phải điểm lại những vụ việc có thể khiến người chứng kiến bị sốc điển hình tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Đầu tiên là vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ.Có thể gọi đây là thảm họa bởi nó đã làm nhiều người thiệt mạng và không ít thân nhân của nạn nhân bị khủng hoảng tâm lý do chứng kiến cảnh người thân rên rỉ trong đống đổ nát, thấy đó mà không thể cứu được.Xét trên bình diện chung, có thể gọi đây là sự căng thẳng tâm lý, khủng hoảng tinh thần… Tuy nhiên, xét ở một góc độ khoa học thì đấy là dạng thức rối loạn stress sau sang chấn. Chứng kiến người thân ra đi vĩnh viễn, sự nát tan của thi thể hay sự vật vã trong những hơi thở cuối cùng, nguy cơ rối loạn stress sau sang chấn là rất lớn.Chuyện thứ hai là vụ chìm tàu Dìn Ký. Với 19 mạng người bị mất, hậu quả để lại không giản đơn là nhiều người khó thể ung dung hay vô tư lên những chuyến tàu tương tự để ăn uống hay tổ chức sinh nhật. Đó còn là nỗi đau mênh mang không điểm dừng của người trong gia đình khi chứng kiến những cảnh tượng khó có thể phai mờ.Hình ảnh người mẹ vẫn ôm chặt con mình, co quắp chết với đầy bùn đất dính trên miệng; sự ám ảnh đến mức khủng khiếp khi người thân duy nhất của mình chưa kịp nói lời chia tay hay ăn mừng thành quả vừa đạt được. Những cảm xúc quá mãnh liệt của sự tang thương, sự hối hận, sự tự vấn không lời giải đáp… đẩy người trong cuộc rơi vào cơn sang chấn.Và mới đây nhất, chuyện làm cho mỗi người chúng ta se sắt trái tim chính là vụ thảm sát ở tiệm vàng Ngọc Bích. Nỗi đau cho 3 người đã mất như được nhân lên gấp nhiều lần khi đứa trẻ 18 tháng tuổi cũng bị tước đoạt quyền được sống. Tuy nhiên, sự khổ đau khủng khiếp nhất lại tồn tại ở một đứa trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên là bé Trịnh Thị Bích phải chứng kiến những cảnh tượng quá khủng khiếp hay quá tải với cuộc đời mình.Em nhìn thấy hung thủ ra tay tàn độc, có thể thoáng thấy cảnh tượng cha mẹ bị tấn công hoặc bị rượt đổi, nghe tiếng kêu thảm khốc của người thân, bị chính tên hung thủ ra tay tàn độc… Đó là những ám ảnh rất mãnh liệt có thể làm cho thần kinh của đứa trẻ sống sót bị kích thích một cách tột độ và liên tục tác động. Những sự dồn ép ấy dẫn đến sang chấn tâm lý khi sự “tải trọng” của tâm hồn không thể chấp nhận, không thể thích ứng hay thích nghi một cách sâu sắc.Đó là chưa kể tình trạng bé Bích còn kinh khủng hơn vì stress sau sang chấn và có thể những hành vi rối nhiễu khác cùng song song tồn tại. Đó là việc phải đón nhận hung tin rằng mình chỉ còn đơn độc khi cha mẹ và em gái đã ra đi vĩnh viễn; xáo trộn trong sinh hoạt hàng ngày trong lúc sự tự chủ chưa thể quân bình; sự chịu đựng mất mát về thể xác dẫu cánh tay có được nối lìa vẫn để lại những ám ảnh khó phai…Rõ ràng đấy là những tổn hại quá lớn về mặt tinh thần cần được tiếp tục nghiên cứu và điều trị. Theo định dạng hành vi rối nhiễu và các rối loạn tâm thần thì đây chính là dạng rối loạn stress sau sang chấn.Có thể hiểu rối loạn stress sau sang chấn (tiếng Anh: Posttraumatic Stress Disorder- PTSD) là một rối loạn tâm lý, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc từ lâu. Bệnh hay gặp ở những người từng trải qua các biến cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần hoặc và thể chất như thiên tai chiến tranh, bạo hành, tai nạn. Bệnh còn có tên khác là rối loạn stress sau chấn thương hoặc rối loạn tâm căn sau sang chấn, theo phân loại nó thuộc nhóm bệnh liên quan đến stress.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm họa hoặc những tác động khủng khiếp tương tự, đó là: người trực tiếp bị nạn, người thân của nạn nhân; người đến cứu hộ, cứu nạn; các thành viên trong cộng đồng; người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm họa và người tình cờ liên quan đến thảm họa.Các triệu chứng được chia làm 3 nhóm. Đầu tiên là nhóm trải nghiệm lại các sự kiện gây sang chấn. Người bệnh có những hồi tưởng khó cưỡng lại được về các biến cố gây sang chấn, đôi khi thảm họa đã qua như hiện diện ngay trong thực tại, trong khi ngủ họ hay gặp ác mộng. Ở những người bị nặng thậm chí là nghe tiếng nói trong đầu, nghe tiếng ai đó gọi tên mình mà không có người bên cạnh (ảo thính). Nhiều người thấy cái bóng đi qua hay cảm tưởng có ai đứng sau lưng mình (ảo thị).Nhóm thứ hai có biểu hiện lẩn tránh các kích thích liên quan đến biến cố sang chấn. Với nhóm này, cần cố gắng không suy nghĩ hay đề cập những vấn đề liên quan đến biến cố, tránh xa bất cứ điều gì gợi nhắc lại đến sự kiện sang chấn. Trường hợp của cháu Bích có thể diễn tiến là khó có thể giao tiếp với người lạ, sợ ở lại khung cảnh ngôi nhà của chính mình, sợ gặp lại những thanh niên có độ tuổi giống người từng gây cho mình thảm cảnh.Nhóm thứ ba thường nhạy cảm quá mức. Người bị sang chấn trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích, dễ giật mình, khó đi vào giấc ngủ và dễ mất ngủ. Giận dữ với người khác bởi những việc không đáng. Người mắc có thể biểu hiện các dấu hiệu của các vấn đề về cảm xúc khác như có cảm giác tuyệt vọng, trầm cảm, mặc cảm tội lỗi… Có những trường hợp gần như tính thích ứng giảm sút rất đáng kể.Đối với cả ba nhóm, cần có những nghiên cứu chuyên biệt và trị liệu thích hợp. Với những trường hợp như người thân của các nạn nhân ở vụ sập cầu Cần Thơ, việc bồi thường hay chăm sóc về vật chất vẫn không tài nào đủ. Những ám ảnh khi nhìn về chiếc cầu định mệnh, những cảm xúc tiêu cực khi nhìn hàng cây rợp bóng bên dòng sông có thể dễ dàng làm người trong cuộc liên tưởng đến những ám ảnh. Không phải ai cũng có điều kiện để tránh xa nơi ám ảnh, không phải ai cũng đủ nội lực để cân bằng… Stress sau sang chấn có thể tồn lại khá dài trong cuộc sống thường nhật của họ nếu không có những giải pháp trị liệu thích hợp.Với trường hợp của cháu Bích, cần nhất là định dạng hành vi một cách khoa học và chính xác. Việc định dạng những rối nhiễu sau khi cháu có sự ổn định về thể chất (cũng không thể chờ quá lâu) sẽ là yêu cầu tối cần thiết. Song song với việc chuẩn bị tâm lý để đón nhận những thông tin thực tiễn thì sự dự liệu những hành vi phản ứng cũng như sự định dạng rối nhiễu cần được tiến hành bởi các chuyên gia tâm lý và các bác sĩ tâm thần kinh.Nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề này và có những kỹ thuật trị liệu hệ thống là yêu cầu thiết yếu. Trong khi đó, những tiên lượng về các rối nhiễu tinh thần hay việc chăm sóc tinh thần cho con người (kể cả người đang có cuộc sống bình thường) và những cá nhân có vấn đề trong cuộc sống chưa được đặt ra một cách đúng mức và có đầu tư thỏa đáng.PGS.TS  Huỳnh Văn Sơn

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *