Giải mã những giấc mơ

Điều gì xảy ra sau khi bạn tắt đèn?

Trong tâm lý học, giấc mơ được định nghĩa là những suy nghĩ, hình ảnh, hoặc cảm xúc mà một người trải qua trong khi ngủ. Các nhà tâm lý học vẫn chưa thống nhất về lý do tại sao chúng ta mơ và những giấc mơ có ý nghĩa gì, nhưng dưới đây là một vài lý thuyết quan trọng.

THUYẾT PHÂN TÂM HỌC CỦA FREUD VỀ GIẤC MƠ

Sigmund Freud tin rằng những gì trong giấc mơ của chúng ta có liên quan đến sự thực hiện những mong ước, và giấc mơ của chúng ta đã biểu diễn lại suy nghĩ,, động cơ và những khao khát của vô thức. Xa hơn nữa, Freud tin rằng bản năng tính dục được đàn áp bởi ý thức xuất hiện trong giấc mơ của chúng ta. Trong cuốn sách của Freud, Sự giải thích những giấc mơ (The interpretation of Dreams), Freud đã chia giấc mơ thành hai thành phần:

  • Nội dung hiển nhiên (Manifest content)—Những suy nghĩ thực tế, nội dung và những hình ảnh trong giấc mơ là hiển nhiên và rõ ràng.
  • Nội dung tiềm ẩn (Latent content)—Ý nghĩa tâm lý trong giấc mơ kín đáo và được ẩn giấu.

Để hiểu được ý nghĩa đằng sau những giấc mơ, Freud đã tách giấc mơ thành năm phần riêng biệt:

  • Thay thế (Displacement): Khi một mong muốn về điều gì đó của chúng ta được biểu diễn bởi thứ gì đó hoặc ai đó khác.
  • Phóng chiếu (Projection): Khi những mong muốn và nguyện vọng của những người mơ được đẩy vào một người khác trong giấc mơ.
  • Biểu tượng hóa (Symbolization): Khi những ham muốn và khao khát bị dồn nén lại và ẩn dụ qua những giấc mơ.
  • Sự ngưng tụ (Condensation): Khi rất nhiều thông tin được nén vào một hình ảnh hay tư tưởng tạo nên những ý nghĩa rất khó để giải mã.
  • Sự xem xét lại (Secondary Revision): Là giai đoạn cuối của giấc mơ, nơi các yếu tố rời rạc được tổ chức lại để trở thành một giấc mơ dễ hiểu.

Trong khi các nghiên cứu đã bác bỏ lý thuyết của Freud về những giấc mơ tiềm ẩn được ngụy trang bởi những giấc mơ mang nội dung biểu hiện, nghiên cứu của Sigmund Freud đã đóng góp nhiều sự quan tâm cho lĩnh vực giải thích giấc mơ.

LÝ THUYẾT CỦA CARL JUNG VỀ GIẤC MƠ

Trong khi Jung tin vào phần lớn những gì Freud nói đến về giấc mơ, Jung cũng cho rằng giấc mơ không chỉ là một biểu hiện của những ham muốn bị dồn nén, nó còn bù trừ cho những bộ phận của tâm lý chưa phát triển trong cuộc sống khi con người thức. Jung cũng tin giấc mơ bộc lộ vô thức tập thể và vô thức cá nhân, và là nét đặc biệt của những cổ mẫu (archetypes) đại diện cho những suy nghĩ của vô thức.

CÁC MÔ HÌNH KÍCH HOẠT – TỔNG HỢP (ACTIVATION-SYNTHESIS) CỦA GIẤC MƠ

Năm 1977, Robert McCarley và J. Allan Hobson tạo ra mô hình kích hoạt-tổng hợp,  trong đó họ đề xuất rằng những giấc mơ được gây ra bởi quá trình sinh lý của bộ não.

Theo mô hình kích hoạt – tổng hợp, trong giai đoạn cuối của chu kỳ của giấc nhủ được biết là pha chuyển động mắt nhanh (REM – Rapid Eye Movement sleep), các mạch trong thân não kích hoạt, chúng tiếp tục lần lượt kích hoạt các bộ phận của hệ thống limbic đóng một vai trò quan trọng đối với trí nhớ, cảm giác và cảm xúc. Sau đó bộ não cố gắng lý giải những hoạt động nội bộ này, dẫn đến giấc mơ.

Khi mô hình kích hoạt-tổng hợp được ra đời, nó đã gây ra nhiều tranh cãi trong lĩnh vực tâm lý học và đặc biệt là đối với những người đi theo học thuyết của Freud. Trong khi rất nhiều nhà tâm lý học đang cố gắng để tìm kiếm ý nghĩa ẩn giấu sau những giấc mơ, thì mô hình kích hoạt – tổng hợp đề xuất rằng những giấc mơ đơn giản chỉ là sản phẩm của bộ não trong việc xử lý những hoạt động của nó.

Hobson đã không cho rằng những giấc mơ hoàn toàn vô nghĩa, tuy nhiên, ông cũng tuyên bố rằng giấc mơ là “trạng thái ý thức sáng tạo nhất”, nơi những ý tưởng mới, nơi cả sự mơ mộng và hữu ích được được hình thành.

LÝ THUYẾT CỦA HALL VỀ GIẤC MƠ

Nhà tâm lý học Calvin S. Hall đã công bố về mục tiêu của việc giải thích giấc mơ là tìm hiểu những quá trình thực hiện giấc mơ của cá nhân, và không chỉ đơn giản là hiểu được bản thân giấc mơ đó.

Hall cho rằng giấc mơ diễn giải đúng cần đòi hỏi sự hiểu biết về một số điều như sau:

  • Hoạt động mà chủ thể giấc mơ tham gia bên trong giấc mơ
  • Bất cứ số liệu hoặc đối tượng nào xuất hiện trong giấc mơ
  • Tất cả những tương tác xảy ra đối với chủ thể giấc mơ và các nhân vật trong giấc mơ
  • Sự xếp đặt của giấc mơ
  • Bất kỳ sự chuyển tiếp/chuyển hóa nào xảy ra bên trong giấc mơ
  • Kết quả của giấc mơ

LÝ THUYẾT CỦA DOMHOFF VỀ GIẤC MƠ

  1. William Domhoff tiếp bước Calvin Hall, ông đi đến kết luận rằng giấc mơ là sự phản ánh của bất kỳ suy nghĩ hay lo ngại xảy ra trong cuộc sống thực của chủ nhân giấc mơ. Theo lý thuyết của Domhoff, giấc mơ là kết quả của các quá trình thần kinh.

NHỮNG ĐIỂM CHUNG ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG GIẤC MƠ

Dưới đây là 10 điểm chung nhất mà con người trải nghiệm qua giấc mơ, cũng như những ý nghĩa có thể có của những điều này theo lý tuyết của Freud.

  1. Làm một bài kiểm tra mà bạn chưa hề được chuẩn bị: Kiểu giấc mơ này không chỉ liên quan đến bài kiểm tra học tập, mà thường sẽ cụ thể đối với từng người mơ. Ví dụ, một diễn viên có thể mơ về một buổi thử giọng mà họ không nhớ đến hoặc không thể nhớ được những từ ngữ trong một kịch bản. Đây là loại giấc mơ về cảm giác được bộc lộ, và bài kiểm tra có thể tượng trưng cho sự phán xét hoặc đánh giá bởi người khác.
  2. Trần truồng hoặc mặc một bộ quần áo không phù hợp ở nơi công cộng: Đây là loại giấc mơ liên quan đến cảm giác xấu hổ hoặc dễ bị tổn thương.
  3. Bị đuổi hoặc bị tấn công: Đây là loại giấc mơ phổ biến nhiều hơn ở trẻ em, những giấc mơ có xu hướng tập trung vào thế giới vật chất hơn là những nỗi sợ hãi xã hội. Thêm vào đó, kích thước của chúng thường làm chúng cảm thấy như chúng có thể dễ bị tổn thương. Đối với người lớn, kiểu giấc mơ này có thể là dấu hiệu của việc căng thẳng.
  4. Rơi xuống: rơi xuống có thể đại diện cho cảm xúc của việc cực kì choáng ngợp với tình hình hiện tại của bạn và có một sự mất kiểm soát.
  5. Bị lạc đường: thường đại diện cho cảm giác mất mát hoặc cố gắng để tìm kiếm con đường của bạn mà không chắc chắn làm thế nào để làm điều đó.
  6. Rụng răng: Điều này có thể đại diện cho cảm giác chưa từng nghe thấy hoặc chưa từng nhìn thấy trong một mối quan hệ cá nhân, hoặc cảm xúc về sự gây hấn.
  7. Thiên tai: Đây có thể là dấu hiệu của cảm xúc bị lấn át bởi một vấn đề cá nhân mà có vẻ như nó đang ngoài tầm kiểm soát.
  8. Bay lượn: Điều này có thể đại diện cho một khao khát được trốn thoát và được tự do khỏi một tình huống.
  9. Hấp hối hoặc bị thương: Điều này có thể đại diện cho điều gì đó trong đời sống hàng ngày của người mơ mà được cho rằng không còn phát triển lâu dài hoặc bị héo rũ đi, giống như một mối quan hệ cá nhân hoặc một thuộc tính cá nhân, và không nhất thiết có ý nghĩa hoặc ngụ ý về những suy nghĩ thật sự về cái chết.
  10. Mất kiểm soát một chiếc xe: Đây là loại giấc mơ có thể là kết quả của cảm giác căng thẳng hoặc sợ hãi, và không cảm thấy việc kiểm soát được cuộc sống hàng ngày.

Trong khi các nhà tâm lý học vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về những giấc mơ, sự giải thích của họ đóng vai trò quan trong tâm lý học hiện đại. Từ những giải thích nổi bật của Freud trong việc phân tích những giấc mơ, đã gợi ý về những giấc mơ có liên quan tới đời sống vô thức và đại diện cho những ham muốn được đè nén, cho đến những nghiên cứu của G. William Domhoff, người đã tin rằng giấc mơ chỉ đơn thuần là kết quả của quá trình thần kinh, sự hiểu biết lý do tại sao giấc mơ xảy ra và các chi tiết khác nhau hay những ý nghĩa có thể tồn tại đằng sau những giấc mơ đó vẫn còn là một phần rất quan trọng của tâm lý học.

Dịch: Summer

Nguồn: Dreams – Psych 101 – Psychology Facts, Basics, Statistics, Tests, and more! (Paul Kleinman).

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *