PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam nhận định, tình trạng hỗn loạn ở công viên nước Hồ Tây vừa qua thể hiện tâm lý bị cuốn theo, hành vi mang tính ‘bầy đàn’.
– Thưa ông, ông có cảm nhận gì khi đọc thông tin xảy ra tình trạng hỗn loạn, nhiều người ở trèo rào rách cả quần áo để được vào Công viên nước Hồ Tây tắm miễn phí? Tình trạng này phản ánh một lối ứng xử công cộng thiếu chuẩn mực. Đây cũng là một dạng hành vi lệch chuẩn xã hội mới xét theo chuẩn công cộng và chuẩn ứng xử. Trong số những người góp phần vào sự hỗn loạn này có những người có trình độ. Nhưng người ta vẫn dễ nhận ra trình độ tri thức không ngang bằng với văn hóa nói chung.
Chuyên gia tâm lý Huỳnh Văn Sơn: ‘Yếu tố kinh tế không thể chi phối hành vi ứng xử mang tính vỡ trận’ |
Hàng loạt những hành vi cần được nhìn nhận và xem xét dưới lăng kính của sự kiểm soát. Khá nhiều người trẻ trong số đó đã không kiểm soát mình: leo trèo không nghĩ đến hiểm nguy, đùa giỡn thái quá… Thậm chí còn có cả những bậc cha mẹ cố bế con vượt nguy hiểm để trèo rào vào… thì đó là chuyện đáng nói. – Dưới góc nhìn xã hội, hiện tượng này nói lên điều gì, thưa ông?
Tôi cho rằng điều này thể hiện tâm lý bị cuốn theo, hành vi mang tính “bầy đàn” của một số cá nhân, nhóm…
Đây cũng là biểu hiện của sự mất cân bằng về giao tiếp xã hội, thể hiện cái tôi cá nhân theo chiều hướng tiêu cực
– Thực tế tình trạng hỗn loạn như thế này đã từng xảy ra ở nhiều nơi tổ chức các chương trình miễn phí, vậy theo ông nó xuất phát từ nguyên nhân gì?
Cảm ơn câu hỏi rất thú vị. Chúng ta dễ dàng khẳng định trong hình ảnh hỗn loạn ở công viên nước Hồ Tây vừa qua, có nhiều thanh niên có trang sức, có điều kiện… Nói thế để nhận ra rằng yếu tố kinh tế không phải là yếu tố chi phối hành vi ứng xử mang tính vỡ trận này. Sâu xa của điều đó chính là do ý thức. Chính ý thức chi phối rất nhiều về hành động của một số bạn trẻ. Kể cả những bậc cha mẹ tuổi trung niên hành động mà quên đi sự an toàn, quên những ràng buộc về chuẩn hành vi, quên luôn cả hình ảnh của chính mình… – Ông đánh giá như thế nào về vai trò quản lý của Công viên nước Hồ Tây? Chính những biểu hiện đã nhìn thấy được sự thiếu kiểm soát của nhà quản lý. Vấn đề không phải chỉ là thiệt hại kinh tế hay một thiệt hại vật chất mà còn nhiều vấn đề khác có liên quan. Công viên cần phải đảm bảo chuẩn văn hóa, công viên cần có những chính sách và phương thức bảo đảm sự an toàn…Điều quan trọng nhất cơ quan chủ quản phải là nơi chịu trách nhiệm về sự an toàn của người dân đến tham gia vui chơi.– Ông có những xuất gì để không tái lập tình trạng hỗn loạn như vừa rồi xảy ra ở Công viên nước Hồ Tây? Thứ nhất, cần quan tâm đến việc kiểm soát và giám sát. Hàng loạt nơi rất yếu về chức năng này. Đề ra kế hoạch nhiều, nhân lực dồi dào, phân công phong phú… nhưng khâu chịu trách nhiệm và kiểm tra thì rất hạn chế. Thứ hai, cần định hướng hành vi văn hóa cho lớp người trẻ đặc biệt là hành vi văn hóa ứng xử nơi công cộng sao cho mang tính thực chất. Thứ ba, cần có những kế hoạch dài hạn quan tâm nhiều hơn đến giáo dục gia đình đặc biệt là phương thức giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Những tác động giáo dục thiếu kiểm soát của một số bậc cha mẹ qua những sự vụ “công cộng” thế này sẽ để lại dấu ấn rất xấu trong tâm trí của trẻ em