IQ VÀ EQ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG CUỘC SỐNG

eq_iceberg1Chỉ số IQ – Thước đo trí thông của mỗi người

Năm 1904 Alfred Binet, một nhà tâm thần học người Pháp đã hoàn thành một bài kiểm tra trí thông minh mẫu đầu tiên. Bài kiểm tra này dựa trên nguyên lý ‘tuổi trí tuệ’ và ‘tuổi sinh học’. Nếu một trẻ ‘tuổi sinh học’  là 8 qua kiểm tra chỉ số thông minh có được ‘tuổi trí tuệ’ là 10 thì được coi là thông minh nếu ‘tuổi trí tuệ’ là 6 thì coi là kém thông minh. Năm 1914 William Stern, một nhà thần kinh học người Đức đã chỉnh sửa lại cách thức kiểm tra của Binet và IQ (Intelligence Quotient) ra đời.

Qua một thời gian dài, những chủ đề và cách thức kiểm tra trong IQ được chỉnh sửa phù hợp hơn cho tới khi WAIS (Wechsler Adult Intelligence Scales) được phát minh. Bài test này của Wechsler khám phá khả năng thực tế của những người ở tuổi trưởng thành và kỹ năng thực sự để giải quyết tình huống trong cuộc sống. WAIS kiểm tra trong phạm trù 11 chủ đề thực trong cuộc sống.

Sau sự ra đời của WAIS, nhiều học giả bắt đầu tranh cãi về tính chính xác và sự khác biệt của IQ và WAIS. Trong khi các chủ đề trong bài kiểm tra IQ nhằm chủ yếu vào khả năng tư duy di truyền thì WAIS tập trung vào khả năng tư duy học được từ môi trường sống. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng nhiều hơn tới chỉ số thông minh?

Trước đây, người ta cho rằng chỉ số thông minh quyết định do di truyền, và nó không thay đổi trong suốt quá trình tồn tại của 1 con người. Thế nhưng, theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và tâm lý học tại Mỹ dựa trên rất nhiều nghiên cứu thực tiễn, lại đưa ra một kết quả hoàn toàn ngược lại: yếu tố di truyền chỉ quyết định 70% chỉ số IQ, và 30% còn lại là do yếu tố khác như tự nhiên, giáo dục và môi trường sống.

Năm 1995, Wahlsten nghiên cứu một nhóm trẻ lớn lên trong hai nhóm gia đình khác nhau: kinh tế khá, ổn định (nhóm 1) và kinh tế thấp (nhóm 2). Nghiên cứu này chỉ ra rằng trẻ thuộc nhóm 1 có chỉ số IQ trung bình lớn hơn trẻ thuộc nhóm 2 là 16 điểm. Những yếu tố chính liên quan đến chỉ số IQ cao hơn của trẻ thuộc nhóm 1 là: sự tự do trong giao tiếp, giáo dục ngôn ngữ, sự ảnh hưởng của cha mẹ, và sự phát triển của ngôn ngữ chuẩn mực.

Như vậy chỉ số IQ được hiểu là chỉ số mô tả khả năng nhận thức của con người. Khả năng này bộc lộ sự vận dụng các thao tác tư duy, các loại tư duy để giải quyết các bài tập nhận thức. Chỉ số IQ thường được quy về các mức độ theo hướng cao thấp. Có thể phân loại chỉ số IQ của con người theo các mức độ khác nhau và hiện nay phân mức chỉ số IQ theo 7 loại là đáng được quan tâm: cực kỳ thông minh, rất thông minh, thông minh, bình thường, ít thông minh, không thông minh và rất kém thông minh. Để làm nhẹ đi tính chất khi phân loại thì tên gọi 7 mức độ này được gọi lại theo hướng mới: cực kỳ cao, rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp và cực kỳ thấp. Theo những nghiên cứu gần đây thì chỉ số IQ từ mức trung bình trở lên chiếm từ 80 đến 85 % dân số.

2-2014-05-14-041649

Ảnh minh họa

EQ- chỉ số mới trong trí tuệ con người

Thuật ngữ EQ (chỉ số trí tuệ cảm xúc) gắn liền với khái niệm EI được các nhà khoa học Hoa kỳ đầu tiên nghiên cứu vào năm 1990. Các tác giả này là Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học New Hampshire. Theo các ông thì trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình. Vào năm 1995, tiến sĩ Tâm lý học Daniel Gollman cho ra cuốn sách “Emotional Intelligence thì thuật ngữ trí tuệ cảm xúc trở nên rất thông dụng ở Mỹ cũng như trên thế giới. Như vậy, người có chỉ số EQ cao có những biểu hiện gì phụ thuộc nhiều vào việc hiểu chỉ số EQ như thế nào.

Theo những quan niệm khác nhau thì chỉ số EQ vẫn tựu trung ở những những khả năng kết hợp sau:

–         Khả năng kiên trì và giữ vững lòng tin khi gặp thất bại

–         Khả năng kiểm soát sự bốc đồng

–         Khả năng điều khiển cảm xúc của bản thân

–         Khả năng thấu cảm với người khác

Như vậy, chỉ số trí tuệ cảm xúc cao hay thấp dựa vào khả năng tự nhận thức, sự thấu cảm cũng như sự kiềm chế cảm xúc của bản thân đặt vào từng hoàn cảnh khác nhau đế hướng đến sự tương hợp tâm lý trong các mối quan hệ.

Để biết trí tuệ cảm xúc của một cá nhân cao hay thấp thì chỉ số trí tuệ cảm xúc phải được đo đạc hay chẩn đoán. Muốn chẩn đoán trí tuệ cảm xúc của con người chắc chắn có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp đo lường chỉ số EQ vẫn chưa thực sự phổ biến và khách quan như chỉ số IQ. Phương pháp thông thường mà nhiều nhà nghiên cứu đề đạc sử dụng là dùng giấy bút mô tả những trạng thái của mình hoặc trả lời những câu hỏi tự thân để cảm thấy mình có chỉ số EQ cao hay thấp. Dần dần, phương pháp này được bổ sung bằng những câu hỏi tự vấn: bạn tự thấy kiểm soát được cảm xúc của mình không? Bạn có thường xuyên tự nói với bản thân mình rằng giá như mình không làm điều đó thì… hay không, phản ứng của mọi người có thường làm bạn khó chịu không, bạn có hay ngạc nhiên hay không, bạn có thường bị mọi người hiểu lầm không, bạn có phải là người làm người sợ hãi trong quan hệ hay không…. Bên cạnh đó, những trắc nghiệm chỉ số EQ gần đây đã được thực hiện theo phương thức ứng xử tình huống nhiều lựa chọn hoặc chọn lựa các mức độ biểu hiện hành vi để tìm ra được những biểu hiện đích thực ở chỉ số EQ của mỗi cá nhân.

Rõ ràng ở đây cho thấy khi các cảm xúc của con người càng thống nhất, càng kết hợp với nhau để dẫn đến sự hòa hợp nội tâm hay sự tương hợp tâm lý mà bản thân mình vẫn cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì lúc ấy chỉ số EQ của cá nhân bạn đã thực sự có “đẳng cấp”.

Thực ra chỉ số IQ và EQ vẫn là những con số bí ẩn liên tục được quan tâm tìm hiểu. Thế nhưng điều chắc chắn rằng những chỉ số này đều có thể cải thiện được nếu như mỗi  cá nhân thực sự quan tâm. Có thể nói chỉ số IQ, EQ là những thước đo khá cơ bản về sự phát triển của một cá nhân hay một đời người vì chúng ảnh hưởng khá đặc biệt đến khả năng học tập, đến công việc – nghề nghiệp cũng như sự thành công trong cuộc sống.

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *