Mẹ Hào Anh không nhận ra ‘nỗi đau’ của con trai

Việc từng bị bạo hành là điều khó có thể quên trong cuộc sống tinh thần và cả thể chất của Hào Anh. Những vết đòn roi, những vết thương vẫn còn hiển hiện trên làn da, trên khuôn mặt… Nhưng không chỉ thế, cái đau và cái xót vẫn còn tồn tại ngay trong chính trái tim của em… Thế nhưng, không phải ai cũng nhận ra điều này và có thể nói mẹ Hào Anh cũng không.

Không trách cứ ai nhưng đó là một sự thật hiển hiện cần phải nhìn nhận. Hào Anh bạo hành mẹ mình, bạo hành cả cha dượng, không hoàn toàn xuất phát từ sự bất hiếu mà có thể đó là sự hụt hẫng tâm lý, sự thoái lùi của những hành vi hướng đến sự chuẩn mực trong đời sống.

Những mất mát và những thương tổn trong đời sống gia đình làm cho đứa trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực rất đáng kể. Đừng nghĩ rằng đứa trẻ không nhạy cảm khi cha mẹ cố tình che giấu những mâu thuẫn và những xung đột của mình. Chỉ cần bớt đi những lời yêu thương, những buổi cơm lạnh lẽo, thiếu hẳn những cuộc dạo chơi hay du lịch cùng nhau… trẻ sẽ hụt hẫng và hiểu rằng gia đình mình không hẳn còn là điểm tựa.

Cơ chế hụt hẫng tâm lý sẽ xảy ra, trẻ sẽ thiếu hẳn những suy nghĩ lạc quan trong cuộc sống, trẻ không còn tư duy tích cực và nhu cầu hoàn thiện mình để hướng về những động cơ của gia đình thì ngay lập tức nhân cách trẻ sẽ bị ảnh hưởng… Với Hào Anh, việc liên tưởng lại quá khứ với những xung đột, với sự thất vọng về gia đình mình không toàn vẹn, với sự liên tưởng và suy nghĩ về quan hệ tình cảm – gia đình có thể làm Hào Anh càng bị “rơi” hơn về định hướng hành vi…

 Hào Anh
Hào Anh – Ảnh: Gia Bách

 
 

Đành rằng chúng ta không thể và không có quyền bắt Hào Anh sống theo chúng ta nhưng nếu lật lại những định hướng mang tính hệ thống trong sự kết hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm giáo dục nhân cách vị thành niên thì rõ ràng vấn đề đã xuất hiện.

Một nhân cách bị thương tổn, một cá nhân đã từng bị tổn thương sẽ nhạy cảm và dễ dẫn đến những hành vi rối nhiễu.

 

Đó là chưa kể Hào Anh đã chuẩn bị gì để trở thành một ông chủ?

Ở tuổi 18, Hào Anh có quyền sử dụng uy thế trưởng thành của mình để làm chủ một căn nhà 600 triệu mà nhiều gia đình làm cả đời chưa được một góc nhà đáng quý. Trong vòng một năm không đến, với 4 lần đổi xe, và xài tiền thiếu kiểm soát, nhậu, yêu… Có thể thông cảm nhưng rõ ràng Hào Anh bị choáng ngợp bởi sự sang cả mới, sự trưởng thành của Hào Anh chưa kịp với nhiệm vụ là bảo vệ tài sản của cộng đồng hay tài sản của cá nhân – song song với gia đình. Hàng loạt những hành vi thiếu kềm chế cho thấy Hào Anh bị say với những gì mình có. Mặc định đó là của mình một cách độc tôn…

Cộng đồng không có lỗi khi đến với Hào Anh bằng tình thương và nhân ái. Nhưng rõ ràng, chính chúng ta chưa đến đủ với Hào Anh để định hướng em vào đời. Không thể quy trách nhiệm dù Hào Anh là chủ thể nhưng vốn dĩ đó là một con người từng tổn thương.

Không thể trách hoàn toàn mẹ Hào Anh khi cô cũng chỉ là người phụ nữ lao động… Nhưng trách nhiệm của chính quyền địa phương trực tiếp nơi Hào Anh sinh sống, sự kiểm soát những hiểu lầm trong vài năm qua với Hào Anh (bắt oan…) và sự chuẩn bị về một tinh thần cân bằng sau biến cố của các đơn vị xã hội có trách nhiệm rõ ràng là chuyện cần nhìn nhận…

Rượu, tình cảm (có thể) và những mối quan hệ: quan hệ bạn bè, quan hệ con người, quan hệ bạn nhậu… có thể cho Hào Anh vui tạm thời nhưng đã đem đến những hệ lụy. Ngay cả tình yêu và người yêu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Hào Anh thì đó cũng là chuyện chúng ta không thể kiểm soát hay “khống chế”. Nhưng không thể không trang bị kỹ năng và đặc biệt là bản lĩnh sống cho Hào Anh – một cá nhân, một nhân cách từng bị tổn thương bởi người khác. Chúng ta cần cho Hào Anh bản lĩnh song song cái sống mang tính vật chất, kinh tế để vào đời.

 
 

Không thể trách hoàn toàn mẹ Hào Anh khi cô cũng chỉ là người phụ nữ lao động… Nhưng trách nhiệm của chính quyền địa phương trực tiếp nơi Hào Anh sinh sống, sự kiểm soát những hiểu lầm trong vài năm qua với Hào Anh (bắt oan…) và sự chuẩn bị về một tinh thần cân bằng sau biến cố của các đơn vị xã hội có trách nhiệm rõ ràng là chuyện cần nhìn nhận…

 

Đành rằng chúng ta không thể và không có quyền bắt Hào Anh sống theo chúng ta nhưng nếu lật lại những định hướng mang tính hệ thống trong sự kết hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm giáo dục nhân cách vị thành niên thì rõ ràng vấn đề đã xuất hiện. Một nhân cách bị thương tổn, một cá nhân đã từng bị tổn thương sẽ nhạy cảm và dễ dẫn đến những hành vi rối nhiễu.

Việc Hào Anh có dùng thuốc và tác dụng nó ở mức nào thì nếu dùng đúng theo sự chỉ định của bác sĩ là điều có thể tạm chấp nhận. Nhưng xét về sự thay đổi tính cách, sự xuất hiện hành vi rối nhiễu ai sẽ là người quan tâm, giải quyết?

Trách nhiệm của xã hội và cộng đồng cũng như các dịch vụ công ích mang tính nhân văn cần được khai thác nhưng lại chưa xuất hiện kịp lúc hoặc chưa thật hiệu quả…

Nhận dạng những hành vi rối nhiễu của con người dưới dạng tiềm ẩn là yêu cầu hết sức phức tạp nhưng lại trở nên cần thiết. Không phải trẻ nào cũng có thể thể hiện ra mặt những hành vi lệch chuẩn hay những hành vi rối nhiễu một cách công khai.

Chính thái độ ngầm ẩn và suy nghĩ mang tính tiêu cực nội tại lại là những biểu hiện phức tạp. Đặc biệt là với những trẻ đã từng bị thương tổn. Cần hết sức có trách nhiệm cũng như mau chóng và nhạy cảm nhận dạng những biểu hiện có nguy cơ để điều chỉnh kịp thời nhằm phát triển đứa trẻ một cách an toàn theo hướng đích… là yêu cầu tối cần thiết.

PGS – TS Huỳnh Văn Sơn*

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một chuyên gia tâm lý học, sống và làm việc tại TP.HCM

About the Author: admin

You might like

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *